Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Tiếng nói nhà văn:




CÓ QUY TRÌNH NÀO ĐƯA CÁN BỘ ĐẾN VI PHẠM PHÁP LUẬT?
Mới đây, dưới sức ép của báo chí truyền thông và Quốc hội, ông Võ Kim Cự đã xuất hiện trở lại với báo giới và vẫn như mọi khi, ông ta nói ông ta làm dự án Vũng Áng – Formosa rất đúng quy trình. Và như vậy, ông Võ Kim Cự vẫn trắng trợn dối trá nhằm che đậy hành vi phạm tội “lạm dụng chức vụ gây hậu quả nghiêm trọng” của ông.
KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 có diện tích 22.781ha với mục tiêu xây dựng, phát triển thành KKT đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là: (...) Điểm thứ 3 của mục tiêu ghi rõ: “Xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ.”
Khu kinh tế Vũng Áng ở chân núi phía Bắc của dãy núi Hoành Sơn, bao trùm các xã Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh (đều thuộc Kỳ Anh) với diện tích tự nhiên 227,81 km².
Tại thời điểm KKT Vũng Áng ra đời, ông Võ Kim Cự là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam. Vậy mà ông vẫn cùng Formosa lập Dự án cho Tập đoàn gang thép sản xuất thép là ngành kinh doanh sẽ tàn phá môi trường, vi phạm chính điểm thứ 3 (nêu trên) Quyết định số 72/2006. Vụ cá chết hàng loạt khi đó chưa diễn ra, nhưng sản xuất gang thép ở nơi mà sẽ phải xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc miền Trung như quyết định của Thủ tướng đã nói rõ; như thế có là tội không?
Đó là còn chưa kể, Điều 7, khoản 1 Luật Đầu tư quy định về việc đảm bảo An ninh Quốc phòng trong Dự án đầu tư. Điều 31, khoản 1 điểm c: Khu công nghiệp gắn với cảng biển quốc tế…đều phải được Quốc hội cho phép hay không. Điều 30 Luật Đầu tư nói kỹ hơn về điều này:
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc TIỀM ẨN (VC viết in hoa) khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
2. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TỪ HAI VỤ TRỞ LÊN với quy mô từ 500 HECTA (VC viết in hoa) trở lên;
3. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
4. Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định
Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
Điều 31 Luật Đầu tư quy định Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Điều này có 4 khoản, khoản 1 có 9 điểm đánh số từ a đến h, không có điểm nào nói Thủ tướng ủy quyền cho địa phương ký cho phép đầu tư. Như vậy, ông Võ Kim Cự vẫn cấp giấy phép đầu tư cho Formosa là vi phạm pháp luật.
Trong một diễn biến khác, ông Võ Kim Cự đã từng trả lời báo giới về kết luận Thanh tra Chính phủ về việc Hà Tĩnh Cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý:
Đó là một trong những nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án tại Hà Tĩnh.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra, ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.
Cần lưu ý rằng, các đời lãnh đạo Hà Tĩnh trước ông Cự, rất nhiều nhà lãnh đạo đã nghĩ nát óc ra để gỡ thế bí cho Công nghiệp hóa Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo, chỉ duy nhất có mỏ sắt Thạch Hà; (hồi đó các cụ chưa biết mở du lịch dịch vụ,) nhưng khai quặng sắt lên mà sản xuất gang thép thì khác gì đổi Hà Tĩnh thanh bình lấy biển chết, cá chết như hiện tại?
Võ Kim Cự - nhà lãnh đạo từ bán cát đen xuất thân đã dám làm tất cả và bây giờ thì Hà Tĩnh gánh chịu hậu quả, nhân dân Hà Tĩnh và 4 tỉnh miền Trung nói chung đang gánh chịu hậu quả. Có “quy trình” nào còn dã man hơn thế?
______________________________
Quý vị đừng mất công đối chiếu Luật Đầu tư năm 2005 so với Luật Đầu tư 2014. Bởi vì so với Luật Đầu tư 2005 (khi đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch QH) Luật Đầu tư 2014 chỉ có 5 điểm mới, các điều 7, Điều 30 và 31 mà tôi dẫn trên đây vẫn giữ nguyên.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: