Thuật ngữ LIN của Văn Chinh
Đã nghe nhà văn Văn Chinh đưa tin nhanh về chuyện văn nghệ nước nhà, ví dụ ở đây.
Bây giờ, thử nghe ông bàn chuyện thế sự.
Lấy nguyên về từ Fb Đinh Văn Chinh. Một số tin bổ sung thì lấy từ báo chí chính thống, và dán ở dưới lời bàn của Văn Chinh.
"
Mấy hôm nay có vẻ như những triết gia ngây thơ đang hô ứng với cuộc chiến chống “lợi ích nhóm” (LIN) của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ấy là vụ ông Trọng đem Trịnh Xuân Thanh và vụ án 9000 tỉ ra xét xử. Lại mấy bữa trước, tôi có nghe nhiều người hóng hớt chuyện đồng chí 3X đang toan tính chuyện gì đó [tự ứng cử như một người tự do vô Quốc hội, thậm chí có thể còn cả các toan tính khác “hậu đại hội”] khiến tôi gai người. Sợ rằng sẽ có án oan kiểu bè lũ xét lại thân Liên xô ngày xưa hoặc giả lũ thân Tàu hồi 1978. Những dư luận viên là ghê gớm lắm, đặc biệt ghê gớm ở cái chỗ cứ tưởng ai cũng ngu như họ. Ông 3X có dám động cựa gì không khi con trai ông đang ở trong đội ngũ lãnh đạo?
Xin đặt lại vấn đề từ gốc: LIN là gì, nhờ đâu LIN tồn tại và phát triển?
Nếu sau 3 lần vỡ đường ống dẫn nước từ sông Đà về Hà Nội mà đem lũ khốn ở Vinacolex ra xử, xử thật nặng theo kiểu bắt A và B của Dự án cùng chia sẻ bồi hoàn tổn thất, thì vía bố chúng dám làm vỡ lần thứ tư. Nhưng cứ vô tư để chúng làm vỡ lần thứ 18 rồi tòa lại nói phạm tội lần đầu. Vậy rồi bây giờ Tòa xử miễn tố chúng, rồi xử kẻ ăn cướp bánh mì vì đói – cái tội chỉ đáng đi làm cỏ vê, lao động công ích mà buộc chúng ngồi tù là lý cố làm sao?
Mọi người, tôi dám cá là cả ông Nguyễn Phú Trọng, đều thấy cái việc so sánh này là nực cười, là không thể tin được. Vậy sao không có một cú điện thoại? Còn chống LIN ở đâu với rất nhiều gian nan vất vả, trong khi LIN sờ sờ ra đó? Hay thật ra chúng ta đang chống LIN bằng TV, nghĩa là làm chính trị?
Dân chúng do tin Đảng đề cử Võ Kim Cự thì dân bầu hắn làm đại biểu Quốc hội, dân không có lỗi. Nhưng các vị lãnh đạo Quốc hội, các vị chức sắc tối thiểu phải biết hắn là nguyên nhân của mọi nguyên dân dẫn đến vụ Formosa giết biển chứ ạ? Vì sao sau khi UB Bầu cử TW kiểm tra tư cách đại biểu của hắn vẫn cứ công nhận người “lạm dụng chức vụ gây hậu quả nghiêm trọng” là đại biểu của dân trong khi thực ra hắn là đại diện của tư bản – tức tiền – tức Formosa?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, (đại ý) Đảng lãnh đạo Quốc hội, Quốc hội là cơ quan lập pháp, giám sát quyền lực cao nhất, tức là Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam, phải thế không? Vậy thì hầu hết các chức vụ quan trọng phải là đảng viên, đó là điều dễ hiểu. Nhưng các đảng viên làm nhiều việc bê bối vừa kể trên vẫn tại vị rồi cứ đi tìm Lin ở đâu đâu là sai lầm. Cho nên lợi ích nhóm lớn nhất nằm ở trong Đảng, bóng tối nằm ở ngay dưới chân đèn. Nó đây:
Chỉ thị 15 (ở trên TTO có văn bản chính thức với chữ ký của ông Nguyễn Phú Trọng). nói không được tự tiện điều tra đảng viên. Muốn điều tra phải có sự đồng ý của cấp ủy cùng cấp hoặc thậm chí cấp trên. Chỉ thị 15 dành cho người lãnh đạo để họ không bị điều tra, kẻ tham nhũng lại là đảng viên (thường là Phó bí thư cấp ủy ấy), kẻ tham nhũng lại có vây cánh ít nhất già nửa cấp ủy vậy cấp ủy nào cho phép tư pháp điều tra y?
Vâng, thả ngay hai đứa trẻ ăn cướp bánh mì, buộc đi làm cỏ vê mấy tháng, xử tù nặng, bắt bồi hoàn những tội nhân ở Vinacolex làm vỡ ống dẫn nước 18 lần, bãi miễn Võ Kim Cự, xử y tội hình sự, đóng cửa Formosa (cưa đôi gần 10 tỉ USD, trả thằng giặc môi trường này 5 tỉ USD cho chúng cuốn xéo) giả lại biển sạch cho dân miền Trung thì là một cách CHỐNG LỢI ÍCH NHÓM thiết thực nhất, thưa quý vị. Mà cũng chả cần chống nữa, quan tham lại nhũng, chống bao giờ cho xong!
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=551160505069281&id=100005260081064
"
---
Các tin bổ sung
2.
1.
ĐB Nghĩa: "Miễn xử hình sự" nguyên Phó CT Hà Nội là không đúng
Hoàng Đan |
Theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, việc liên ngành tư pháp Trung ương" quyết định không xử lý hình với các thành viên HĐQT Vinaconex, nếu có là không đúng theo quy định của luật tố tụng hình sự.
Không đúng luật
Sau kết luận điều tra bổ sung vụ án "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinaconex, cơ quan tố tụng đã quyết định không xem xét truy cứu trách nhiệm hình sựđối với lãnh đạo Vinaconex, trong đó có ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Trao đổi xung quanh vụ việc này, đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa (Tp Hồ Chí Minh) cho biết, với các vụ án thì khâu điều tra rất quan trọng. Để quyết định có truy tố không, Viện kiểm sát nhân dân cũng phải dựa vào kết quả điều tra, đề xuất của cơ quan điều tra dựa trên chứng cứ thu thập được.
"Hồ sơ vụ án thể hiện trước hết ở kết quả điều tra. Trong kết luận điều tra, cơ quan Công an xác định vai trò của từng người, hành vi của từng người, sai phạm của từng người, kèm theo chứng cứ, như bản cung, lời khai, vật chứng...
Tôi đọc báo, thấy có thông tin "liên ngành tư pháp Trung ương" quyết định không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên Hội đồng quản trị Vinaconex.
Nếu có thì việc đó không đúng theo quy định của luật tố tụng hình sự, vì 3 ngành đó (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) có chức năng giám sát, kiểm soát lẫn nhau".
Theo cải cách tư pháp, Tòa án là khâu quyết định cuối cùng. Nếu như qua xét xử, Tòa án thấy đáng phải truy tố mà không truy tố, bỏ lọt tội thì Tòa sẽ quyết định khởi tố hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung", đại biểu Nghĩa nói.
Cũng theo đại biểu Nghĩa, trong điều tra hình sự, Viện kiểm sát không lấy kết luận điều tra, hồ sơ điều tra có sẵn mà có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp điều tra từ ban đầu, ngay quyết định khởi tố điều tra vụ án đã do Viện KSND phê chuẩn và đã có Công tố viên theo dõi.
Viện KSND có hai chức năng. Thứ nhất, chỉ đạo điều tra để tìm ra chứng cứ, chứng minh có phạm tội hay không phạm tội, nếu phạm tội thì có cần truy tố hay không.
Thứ hai, là kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong điều tra. Nói một cách khác, có việc lọt tội hay không thì Viện KSND phải có trách nhiệm xem xét và kết luận.
"Còn việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ Luật Hình sự năm 1999 hiện đang có hiệu lực thi hành đã quy định rõ như trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử, nếu do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội, hay mức độ phạm tội ít nghiêm trọng, thì có cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định không truy tố, hoặc không kết tội", đại biểu Nghĩa nêu.
Không thể so sánh vụ cướp bánh mỳ với vụ Vinaconex
Đặt vụ không truy cứu hình sự các lãnh đạo Vinaconex, trong đó có nguyên là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội bên cạnh vụ hai thanh niên cướp bánh mỳ với tổng giá trị 45 nghìn đồng bị Tòa tuyên 8 - 10 tháng tù, khiến dư luận đưa ra nhiều ý kiến, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng:
Quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, Hiến pháp, pháp luật hình sự của Nhà nước đã nói rõ, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không có pháp luật áp dụng riêng cho quan chức hay pháp luật áp dụng riêng cho dân thường.
Có thể có khác trong biện pháp áp dụng, ví dụ có người thì bắt tạm giam, có người thì không cần, nhưng không phải do chức vụ, địa vị của bị can, mà phụ thuộc việc tạm giam có cần thiết đối với từng cá nhân hay không.
Hoặc trong quá trình xét xử, nếu bản thân người phạm tội hoặc gia đình người phạm tội có công với đất nước thì có thể giảm nhẹ hình phạt 1 phần nào, nhưng đây là giai đoạn lượng hình (xác định khung hình phạt – PV) và cũng theo quy định của pháp luật.
"Luật pháp áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người dù là cán bộ cấp cao hay người dân thường. Chính vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà có chuyện phân biệt quan và dân, cấp cao, cấp thấp là không đúng với đường lối của Đảng, với Hiến pháp và pháp luật hHình sự.
Còn ý kiến cho rằng cướp bánh mỳ thì bị tù, làm vỡ đường ống nước sông Đà đến 14 lần (theo kết quả điều tra bổ sung, còn hiện giờ là 18 lần), gây ảnh hưởng đến đời sống hàng trăm nghìn hộ dân lại không bị xử hình sự, tôi cho rằng, không thể so sánh đơn giản như vậy.
Quyết định có khởi tố, truy tố hay không phải căn cứ hành vi phạm tội của từng người trong từng vụ cụ thể. Đối với vụ Vinaconex phải xem vai trò của từng người. Vì trong vụ này vẫn có người bị khởi tố, truy tố và được đưa ra xét xử, tức là vẫn có người phải chịu trách nhiệm.
Còn một số người không bị xử lý hình sự thì phải xem xét vai trò của họ trong vụ án, đối chiếu với pháp luật hình sự, nếu không đến mức thì không truy tố, cho dù thiệt hại lớn. Nhưng nếu thực sự hành vi của những người đó đáng truy tố mà không truy tố vì lý do ốm đau, vì là quan chức thì không đúng với pháp luật hình sự Việt Nam", ông Nghĩa nêu rõ.
Trước câu hỏi, trong vụ này, cơ quan nào phải vào cuộc để có câu trả lời cuối cùng, minh bạch tránh gây thắc mắc, bức xúc trong nhân dân, đại biểu Nghĩa cho hay, trong giai đoạn này, đó là Viện KSND.
"Như tôi đã nói, Viện kiểm sát có hai chức năng. Viện KSND cùng cấp phải xem lại quá trình điều tra vì điều tra hình sự cũng là công việc của cơ quan công tố, cũng như phải kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong quá trình điều tra xem có đúng luật không.
Trường hợp, vụ việc có nhiều quan điểm trái chiều, những vụ việc nghiêm trọng, quy mô thiệt hại lớn, kéo dài, ảnh hưởng đến dư luận thì Viện KSND trên 1 cấp phải vào cuộc.
Nếu vụ Vinaconex bỏ lọt tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm mà đầu tiên là Viện KSND. Còn nếu Viện KSND vẫn quyết định không truy tố thì tòa án trong khi xét xử sẽ kết luận có lọt tội hay không", ông Nghĩa nhấn mạnh.
http://soha.vn/db-nghia-mien-xu-hinh-su-nguyen-pho-ct-ha-noi-la-khong-dung-20160722112524735.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét