Vào tuần trước Tổng Giám đốc Formosa là Vương Văn Uyên (William Wang, Wang Wenyuan) và Phó Giám đốc Vương Thụy Hoa (Wang Ruihua, Suan Wang, 王瑞華) bay tới Việt Nam để giải quyết đám cháy đã âm ỉ bấy lâu nay của nhà máy thép Formosa ở đây.
Vương Văn Uyên chắp tay xin lỗi vì vụ cháy nhà máy lọc dầu ở Mailiao, quận Yunlin, Đài Loan, 2011. Hình: CNA |
Mặc dù trước khi khởi hành đã dự liệu rằng đây là một hành trình khó khăn, nhưng họ lại không thể ngờ được rằng chính quyền Việt Nam lại cấm họ xuất cảnh rời khỏi đất nước này. Thay vì tập trung điều tra phân tích tư liệu để chứng minh sự liên quan giữa vụ việc cá chết và nhà máy thép Formosa, chính quyền Việt Nam đã gây áp lực buộc tập đoàn Formosa phải chịu trách nhiệm cho sự kiện cá chết dọc bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam vào tháng 4 vừa rồi.
Để việc khởi hành nhà máy thép, có vốn đầu tư 10 tỉ USD, thuận lợi, tập đoàn Formosa và nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh bị phía chính quyền ép buộc phải chấp nhận kết quả điều tra do chính quyền Việt Nam đưa ra. Đối với Vương Văn Uyên, Vương Thụy Hoa và tập đoàn formosa mà nói, đây là một ngày nhục nhã.
Thứ Bảy tuần trước đúng ra ra là ngày mà tập đoàn Formosa tổ chức lễ ăn mừng, theo kế hoạch thì đây là ngày mà lò cao thứ nhất của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động, thực hiện thành công giấc mơ xây dựng một nhà máy thép của người sáng lập tập đoàn Formosa Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching, 王永慶, bố của Vương Thuỵ Hoa).
Bà Vương Thụy Hoa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Formosa. Nguồn: Getty/Bloomberg |
Tuy nhiên đoạn đường cuối cùng này lại không hề dễ đi. Vào đầu tháng 4 năm nay, sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam làm kế hoạch đi vào hoạt động bị chậm lại. Đầu tiên thì chính quyền Việt Nam khi đưa tin ra công chúng thì nói rằng sự kiện cá chết này không liên quan tới Formosa Hà Tĩnh, tuy nhiên sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam càng ngày càng lên cao khiến thái độ của chính quyền Việt Nam cũng dần thay đổi; đầu tiên là họ yêu cầu Formosa Hà Tĩnh nộp bù 70 triệu USD tiền thuế; sau đó họ dùng lý do các thể loại điều tra, không cho phép Formosa vận hành lò cao đầu tiên.
Các nhà đầu tư Đài Loan ở Việt Nam nói rằng, nếu chính phủ Việt Nam đưa ra được chứng cớ chính đáng, chứng minh được rằng chính nước xả thải của xưởng luyện thép Formosa là nguyên nhân gây ra sự kiện cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung Việt Nam thì việc Formosa Hà Tĩnh nộp phạt cũng là việc đương nhiên phải làm; tuy nhiên gần đây chính quyền Việt Nam công bố kết quả điều tra, cho rằng nhà máy thép Formosa trong giai đoạn chạy thử dây chuyền sản xuất, “do nhà thầu phụ thất trách” dẫn tới cá chết hàng loạt, mà lại không nói rằng nhà thầu phụ đó là ai, cũng không nói rõ “thất trách” là thất trách cái gì, chính quyền điều tra phá án kiểu gì mà lại như thế này? Kết quả cuộc điều tra của chính phủ Việt Nam vừa có nhiều lỗ hổng vừa thiếu hẳn sự công chính để cho dư luận tin tưởng kết quả điều tra.
Ngày hôm qua tập đoàn Formosa khi phải trả lời những câu hỏi của giới truyền thông hỏi về những nghi ngờ đối với kết quả điều tra của chính quyền Việt Nam, đã một mực thốt ra 6 chữ rằng “tôn trọng kết quả điều tra” để tránh né.
Tập đoàn Formosa đã đổ vào dự án xưởng luyện thép ở Việt Nam tới cả hàng tỉ USD, chỉ cách thời điểm đi vào sản xuất một bược ngắn ngủi. Ở thời điểm này nếu như dự án đầu tư ở Việt Nam rơi vào tình trạng giằng co, thì sẽ tạo thành một thiệt hại mà tập đoàn Formosa sẽ khó mà chấp nhận được. Việc nhẫn nhục để dự án nhà máy luyện thép đi vào hoạt động đã trở thành lựa chọn duy nhất của tập đoàn formosa trong lúc này.
Sự kiện nhà máy thép Formosa ở Việt Nam đã phản ảnh thực tế khi các doanh nghiệp Đài Loan ở các ngành sản xuất truyền thống chuyển hướng đầu tư về Đông Nam Á. Quá trình chuẩn bị đầy đủ hay không của các doanh nghiệp Đài Loan đối với sự thông thuộc về chính sách bảo vệ môi trường, về luật pháp ở các quốc gia sở tại, cũng như các chính sách của chính phủ Đài Loan đối với chính sách chuyển hướng đầu tư về hướng Nam, và những phương án bảo hộ của chính phủ Đài Loan có hay không đủ sức bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp này là những vấn đề .
Số tiền bồi thường của tập đoàn Formosa trong vụ án ở Việt Nam cao tới 500 triệu USD, chính là khoản học phí đầu tiên trả cho chính sách chuyển hướng đầu tư về phía Nam của Đài Loan.
Vương Mậu Trăn (Báo Liên Hợp) | Hồ Như Ý dịch
Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh họa. Nguồn bản tin Trung văn: 新聞幕後/越南扣人施壓 台塑集團忍辱埋單. Báo Liên Hợp | Vương Mậu Trăn, 2016-07-01 02:24 聯合報 本報記者王茂臻. DCVOnline minh hoạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét