Phong Điền
Pháp luật TP HCM
Thứ Ba, ngày 7/6/2016 - 12:06
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng làm việc với đoàn công tác Bộ GD&ĐT.
Buổi làm việc của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng với đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu, sáng 7-6.
Sau khi nghe báo cáo về hoạt động giáo dục đào tạo của TP và đánh giá, đề xuất của Bộ GD&ĐT, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng cần phải xác định giáo dục TP.HCM có gì đặc sắc.
Với quy mô 13 triệu dân, nếu cơ chế chính sách nào về giáo dục và đào tạo TP.HCM làm thành công khi nhân rộng cả nước sẽ thành công.
Ông Thăng lưu ý những vấn đề gì liên quan đến cơ chế chính sách, phương pháp dạy, phương pháp học thuộc ngành giáo dục đều phải căn cứ vào khoa học để quyết định, không phụ thuộc vào ý chí chính trị và ý chí chủ quan của ai khác.
Đồng thời xác nhận nền kinh tế thị trường thì giáo dục cũng phải tuân theo thị trường.
Bí thư Thăng cho rằng: “Văn hóa Sài Gòn là nghĩa khí, hào sảng, dấn thân nên giáo dục phải duy trì những nét đặc sắc đó để văn hóa Sài Gòn không bị mai một”.
Chương trình giáo dục không đơn thuần là giỏi công nghệ thông tin, ngoại ngữ mà kiến thức phải bao quát. Đồng thời Bộ GD&ĐT cần đưa vào chương trình giáo dục khởi nghiệp để sinh viên khi ngồi trên giảng đường đã nung nấu ý chí khởi nghiệp, sáng lên ý chí hoài bão.
Lo lắng về vấn đề dạy thêm học thêm trước các nhà quản lý giáo dục, ông Thăng nói: “Đề án phát triển giáo dục phải xây dựng lâu dài, tuy nhiên đã là hội nhập thì cái gì lạc hậu thì phải bỏ”.
Từ đó ông đặt vấn đề tại sao các trường quốc tế không học thêm dạy thêm nhưng chất lượng vẫn cao, tại sao mình không học theo.
“Tuyệt đối không dạy thêm tại các trường. Nếu có nhu cầu cần tận dụng các trung tâm văn hóa, thể thao… thiết kế các chương trình để học sinh có nhu cầu đăng kí. Cái này có thể làm ngay không phải chờ đề án. Hội nhập là không thể dạy thêm học thêm.”, ông Thăng nhấn mạnh.
Sau khi nghe báo cáo về hoạt động giáo dục đào tạo của TP và đánh giá, đề xuất của Bộ GD&ĐT, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng cần phải xác định giáo dục TP.HCM có gì đặc sắc.
Với quy mô 13 triệu dân, nếu cơ chế chính sách nào về giáo dục và đào tạo TP.HCM làm thành công khi nhân rộng cả nước sẽ thành công.
Ông Thăng lưu ý những vấn đề gì liên quan đến cơ chế chính sách, phương pháp dạy, phương pháp học thuộc ngành giáo dục đều phải căn cứ vào khoa học để quyết định, không phụ thuộc vào ý chí chính trị và ý chí chủ quan của ai khác.
Đồng thời xác nhận nền kinh tế thị trường thì giáo dục cũng phải tuân theo thị trường.
Bí thư Thăng cho rằng: “Văn hóa Sài Gòn là nghĩa khí, hào sảng, dấn thân nên giáo dục phải duy trì những nét đặc sắc đó để văn hóa Sài Gòn không bị mai một”.
Chương trình giáo dục không đơn thuần là giỏi công nghệ thông tin, ngoại ngữ mà kiến thức phải bao quát. Đồng thời Bộ GD&ĐT cần đưa vào chương trình giáo dục khởi nghiệp để sinh viên khi ngồi trên giảng đường đã nung nấu ý chí khởi nghiệp, sáng lên ý chí hoài bão.
Lo lắng về vấn đề dạy thêm học thêm trước các nhà quản lý giáo dục, ông Thăng nói: “Đề án phát triển giáo dục phải xây dựng lâu dài, tuy nhiên đã là hội nhập thì cái gì lạc hậu thì phải bỏ”.
Từ đó ông đặt vấn đề tại sao các trường quốc tế không học thêm dạy thêm nhưng chất lượng vẫn cao, tại sao mình không học theo.
“Tuyệt đối không dạy thêm tại các trường. Nếu có nhu cầu cần tận dụng các trung tâm văn hóa, thể thao… thiết kế các chương trình để học sinh có nhu cầu đăng kí. Cái này có thể làm ngay không phải chờ đề án. Hội nhập là không thể dạy thêm học thêm.”, ông Thăng nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét