Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Sao lại đổ cho dân?

QH là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai?

 - Bàn trách nhiệm trong quyết định chủ trương đầu tư công, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói, QH là cơ quan lập pháp, nếu đưa ra quyết định, chủ trương sai cũng phải nhận khuyết điểm, nhưng không thể đem cả QH ra kỷ luật.
Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay thảo luận về về dự án luật Đầu tư công. Nỗi lo thất thoát, lãng phí, dàn trải, tham nhũng đã được đem vào để "cân chỉnh" hiệu quả của dự án luật này.
lãng phí, dàn trải, tham nhũng, đầu tư công
ĐB Bùi Văn Phương
Các ý kiến đều muốn làm rõ, tính khả thi của các quy định phải dứt khoát khắc phục tình trạng các công trình đầu tư xây dựng phân tán, dở dang, hết vốn, hiệu quả thấp, thậm chí đầu tư vốn lớn đến hàng tỉ đồng nhưng không sử dụng hết công năng...
"Có tình trạng chạy dự án, nghiện dự án vì không xác định được trách nhiệm cá nhân. Linh hồn của luật phải khắc phục chuyện chạy, nghiên dự án khiến tiêu hao nguồn lực ngân sách. Các quy định phải tính toán đủ sức chặn lại sự dàn trải, kém hiệu quả" - ĐB tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương phát biểu.
Xử mạnh
Tán thành luật cần thiết để "củng cố niềm tin của nhân dân trong lĩnh vực nhiều tai biến, thất thoát, tham nhũng, làm xói món lòng tin đối với chủ trương, chính sách của Đảng", ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) muốn làm rõ vai trò của cơ quan tham mưu, tư vấn dự án, vai trò của cấp quyết định chủ trương đầu tư công.
lãng phí, dàn trải, tham nhũng, đầu tư công
ĐB Ngô Văn Minh 
"Chủ trương đầu tư sai là gốc của thất thoát, lãng phí, tham nhũng" - ông Minh cho hay.
Ông nhấn mạnh năng lực chưa đủ tầm của các cơ quan tham mưu dự án ở địa phương. Lấy ví dụ trong các dự án thủy điện, ông cho rằng một cơ quan có chức năng về thủy điện nằm trong Sở Công thương của một tỉnh chỉ có vài người, không thể đủ sức đi thẩm định, khảo sát tận rừng sâu về tính ảnh hưởng dòng chảy thủy điện đến môi trường, nhân sinh. Ở Quảng Nam có dự án do tư vấn sai dẫn đến đầu tư sai, làm ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn hộ dân phải đánh đổi đời sống vì thủy điện.
Ông cho rằng, quy định dự thảo luật chưa đủ mạnh để xử lý trách nhiệm của cơ quan tham mưu, tư vấn dự án, hay quyết định chủ trương đầu tư công sai. Khung chế tài nên mạnh dạn áp dụng cả xử lý hình sự. Ngay cả trường hợp cấp vốn duyệt dự án nhưng không thực hiện, làm thất thoát, lãng phí kém hiệu quả cũng phải xử lý. ĐB Minh đặt câu hỏi liệu luật "có vùng vùng cấm" trong khung chế tài áp dụng khi mới chỉ dừng ở "'xử lý theo quy định của pháp luật".
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, quyết định chủ trương và quyết định dự án đầu tư là hai việc khác nhau. "Luật làm sao phải minh bạch được điều này".

Theo ông, QH là cơ quan lập pháp, nếu đưa ra quyết định, chủ trương sai cũng phải nhận khuyết điểm, nhưng không thể đem cả QH ra kỷ luật, nhất là kỷ luật hình sự. Bản thân Chủ tịch QH cũng không phải người đứng đầu QH mà là người điều phối chung, chủ tọa, giữ mối liên hệ 500 đại biểu. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.

“QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
lãng phí, dàn trải, tham nhũng, đầu tư công
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Ông lý giải: "Không phải tất cả công trình đều đưa ra QH, UBND, chỉ những công trình quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, tác động nhiều môi trường dân cư, di dân, xã hội, nền kinh tế quốc dân mới đưa ra QH xem xét cho làm hay không. Ý chí của QH là cho biểu quyết, trên 51% thì được đánh giá là quan trọng. Ý chí của QH thể hiện trong tham mưu, thảo luận đi - lại để cuối cùng đa số ĐBQH thấy là đồng ý chủ trương làm rồi mới xây dựng dự án để đầu tư, qua hội đồng thẩm định, quan kênh A, B, nhà khoa học, tham khảo, tư vấn... rồi mới đến quyết định đầu tư dự án của ông Thủ tướng. QH cũng cần biết quy trình này".

Chủ tịch QH cũng nói QH không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch UBND quyết.
Theo ĐB Đỗ Văn Đương, luật phải phân định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định chủ trương đầu tư khác rõ ràng với người ra quyết định đầu tư dự án cụ thể.
Cái gì cũng có nhưng cái gì cũng nhỏ
Liên quan quy định chế tài của luật đối với đầu tư công sai, thất thoát, lãng phí, ĐB Bùi Văn Phương cho rằng, sức răn đe chưa đủ. "Cần phải có các quy định để những người liên đới đầu tư công sai chùn tay" - ông nói.
ĐB Đỗ Văn Đương cũng nhận định các quy định cho thấy "trách nhiệm vẫn là dòng dông êm đềm, không vướng víu" và đề nghị tăng cường giám sát của cộng đồng. 
lãng phí, dàn trải, tham nhũng, đầu tư công
ĐB Đỗ Văn Đương
Trong khi đó, ĐB Đinh Văn Nhã (Phú Yên) cho rằng tính kỷ luật tài khóa quan trọng, đầu tư công chỉ có thể hiệu quả khi kế hoạch ngân sách trong giai đoạn trung, dài hạn được xem xét tại QH chặt chẽ. Theo ông Nhã, lịch biểu ngân sách phải là lịch chính, theo đó mới là lịch kế hoạch đầu tư.
ĐB tỉnh Phú Yên cũng cho rằng, dự luật vẫn lấy tiêu chí vốn là chính để phân loại dự án đầu tư công cho thấy "lối mòn cũ". Dẫn kinh nghiệm Trung Quốc, ông Nhã cho hay họ đã tạo đột phá trong hiệu quả sử dụng đầu tư ngân sách thay cho cách lấy tiêu chí vốn là chính bằng việc dựa trên xác định dự án theo ý nghĩa kinh tế xã hội.
Theo ĐB, nếu vẫn làm như hiện nay thì vẫn còn tình trạng dự án bị phân tán, dàn trải, cắt xén, cát cứ địa phương, khu vực. Những dự án có ý nghĩa kinh tế xã hội của một vùng 2-3 xã sẽ kinh tế, hiệu quả hơn dự án của từng xã, từng vùng. Như thế vẫn duy trì thực trạng "cái gì cũng có, nhưng cái gì cũng nhỏ, không có tính liên kết, quy mô".
Linh Thư - Ảnh: Minh Thăng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: