Chưa bao giờ người dân miền Tay Nam Bộ gặp phải khó khăn như lúc này, những cánh đồng khô cạn lại bị nhiễm mặn nặng nề, các dòng sông cạn nước, nứt nẻ trơ đáy.
Thực trạng khó khăn của người dân Đồng bằng sông Cửu Long
Việc tưới tiêu các cánh đồng của người dân đồng bằng sông cửu long khác hẳn với các nơi khác, trong khi các nơi khác dùng máy bơm nước để tưới, thi ở nơi đây đều là tự nhiên. Khi thủy triều dâng cao, nước tràn vào các con sông, rồi theo nhánh tràn vào đồng ruộng. Vì vậy khi các con sông khô cạn, thì lúa cũng chết khô.
Mặt khác sông Cửu Long ở Việt Nam là nơi hạ lưu nhất, nơi nước sông dẫn ra biển. Vì thế khi mực nước sông thấp hay khô cạn như lúc này thì nước mặn từ biển tràn vào, khiến các đồng ruộng của người nông dân đều bị nhiễm mặn nặng nề.
Không chỉ ảnh hưởng đến người trồng lúa, các vườn cây cũng trong tình trạng tương tự, khiến nhiều người dân phải bỏ đất đi kiếm sống nơi khác.
Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa lúa trù phú nhất nước, mỗi năm có 7 đến 8 triệu tấn gạo, điều gì đã dẫn đến hạn hán nặng nề đến vậy cho người dân nơi đây.
Sông Mê Kông đã bị tàn phá thế nào
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất thế giới với chiều dài hơn 4.800 km bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng chạy qua 6 nước, diện tích lưu vực 795.000 km2.
Bản đồ sông Mê Kông, ảnh VOV.vn
Ủy hội sông Mê Kông gồm 4 nước là Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan được thành lập năm 1995, trong khi đó quốc gia quyết định nhất tác động đến sống Mê Kông do ở thượng nguồn là Trung Quốc lại từ chối tham gia Ủy hội này.
Trung Quốc đã xây dựng 8 con đập thủy điện trên sông Lan Thương (đây là dòng sông chính ở thượng nguồn sông Mê Kông), và hiện đang xây dựng thêm 4 đập thủy điện nữa. Việc xây những con đập này là tích nước làm thủy điện nhưng còn một lý do khác nữa là muốn kiểm soát dòng chảy trên sông Mê Kông.
Dù Ủy hội sông Mê Kông đã cảnh báo rất nhiều về việc xây dựng các con đập này ảnh hưởng rất lớn đến sông Mê Kông, các chuyên gia thế giới cũng vào cuộc, các phân tích cho thấy rằng tác hại của những con đập này đối với môi trường, hệ sinh thái lớn hơn nhiều lần lợi ích mà nó mang lại.
Tuy nhiên những thiệt hại này chủ yếu là ở 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, mà ảnh hưởng nhỏ đối với Trung Quốc, vì thế mà Trung Quốc đã trả lời các cảnh báo này là: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”.
Trước việc bất hợp tác của Trung Quốc, các nước nghĩ rằng Trung Quốc đã xây đập thủy điện, khiến sông Mê Kông thế nào cũng đã bị thiệt hại rồi, nếu mình cũng xây các con đập làm thủy điện nữa thì cũng thế thôi, vì thế mà thêm 11 con đập thủy điện nữa được xây dựng ở Lào, Thái Lan và Campuchia.
Bản đồ các con đập thủy điện trên sông Mê Kông. Ảnh Anh Thi – TBKTSG
Việc tác động của con người vào tự nhiên đã làm ảnh hưởng biến dạng sông Mê Kông, ảnh hưởng nghiêm trọng dòng chảy, môi trường cũng như hệ sinh thái, thay đổi bản chất tự nhiên của con sông.
Sông Mê Kông bị tàn phá ảnh hưởng đến Việt Nam thế nào?
Việt Nam không xây dựng bất kỳ thủy điện nào trên con sông này, nhưng vì ở nơi hạ nguồn nhất nên bị ảnh hưởng thiệt hại là to lớn nhất. Và với tình hình này, dòng chảy nơi hạ lưu ở Việt Nam sẽ ngày càng khô cạn, nhất là vào mùa khô hạn.
Là nơi hạ lưu nhất, nơi nước chảy ra biển, nhưng một khi mực nước sông xuống thấp hay khô cạn, khiến nước không đổ ra biển, thì ngược lại nước biển sẽ chảy ngược vào khiến các cánh đồng hoa màu bị ngập mặn. Và một khi bị ngập mặn thì phải mất nhiều năm mới có thể giải quyết hết được.
Vào tháng 3 năm nay, khi Đồng bằng sông Cửu Long khô hạn, nhiều người chán nản bỏ ruộng cũng như vườn cây đi nơii khác mưu sinh. 700 tỷ đồng được hỗ trợ, thế nhưng dự báo tình hình sẽ còn xấu hơn trong những tháng tới.
Lại càng bị phụ thuộc hơn vào Trung Quốc
Việt Nam phải gửi công hàm đề nghị Trung Quốc xả nước nơi các con đập ở thượng nguồn. Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay: “Chúng tôi sẽ xả nguồn cung cấp nước khẩn cấp từ Nhà máy Thuỷ điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4”.
Không rõ Trung Quốc thực hiện điều này như thế nào, nhưng quốc gia này cũng rất vui khi được giúp đỡ Việt Nam, họ thông báo cho thế giới biết để thể hiện rằng Trung Quốc cũng rất quan tâm giúp đỡ mỗi khi Việt Nam gặp khó khăn.
Và điều này cũng có nghĩa là Việt Nam cũng sẽ phải ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, mỗi khi có vấn đề gì cần đàm phán, thì việc giúp đỡ Việt Nam khi xả nước đập thủy điện cũng sẽ được đưa ra nhằm gây sức ép.
Thực tế Việt Nam đã lệ thuộc thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trên các lĩnh vực, vấn đề thoát Trung được đề cập nhưng gặp bế tắc lớn nhất ở cấu trúc thượng tầng. Nay còn có vấn đề sông Mê Kông khiến Việt Nay lại càng chịu nhiêu sức ép hơn từ Trung Quốc.
Tương lai nào cho Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều chuyên gia trên thế giới cũng từng sang nhằm giúp đỡ Việt Nam giải quyết tình trạng này. Chuyên gia Hà Lan có nhiều kinh nghiệm nhất do quốc gia này có nhiều địa hình thấp chịu ảnh hưởng bởi ngập mặn, các chuyên gia này đề ra phương án cần xây dựng các con đập tại các cửa sông nhằm kiểm soát dòng chảy. Thế nhưng chi phí để làm theo phương án này cần chi phí lên đến 50 tỷ đô la, mà ở Việt Nam đây là số tiền không lồ không thể làm nổi, hơn nữa địa hình ở Việt Nam cũng khó thực hiện được theo phương án này.
Mặt khác Đồng bằng sông Cửu Long ngoài trồng lúa, nhiều người dân còn nuôi tôm, việc xâm nhập mặn giúp việc nuôi tôm rất thành công. Việc ngăn nước mặn để cứu lúa vừa qua khiến lúa không cứu được vì còn bị hạn hán, mà còn khiến tôm chết do thiếu nước mặn.
Dự đoán sắp tới nước biển sẽ còn dâng cao và việc xâm nhập mặn cũng là khó tránh khỏi. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi nhạy cảm với nước biển, với mực nước sông khô hạn như hiện nay thì chỉ cần mực nước biển dâng cao một chút là nhiều nơi bị nhiễm mặn rồi.
Vậy tương lai nào cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long, nơi từng tự hào có vựa lúa lớn nhất nước, với những cánh đồng xanh mướt, thẳng cánh cò bay, những dòng sông chở nặng phù sa.
Ngọn Hải Đăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét