Truyện ngắn của HG
Tháng giêng là “tháng ăn chơi”. Ở Đâu không nói, chứ ở làng Tắc này, Khượm thấy hoàn toàn không phải như vậy.
Tháng giêng là “tháng ăn chơi”. Ở Đâu không nói, chứ ở làng Tắc này, Khượm thấy hoàn toàn không phải như vậy.
Mới ra đến mồng bốn, mồng năm tết đã có người ra đồng. Người
ta vội vội vàng vàng như sợ nếu không gấp ngay thì chả bao giờ được làm cái
công việc ngàn đời đã nên “nghiệp” của đời người nữa.
Khác với mọi nơi, người ta vẫn thong thả đi hội, thăm chùa,
lễ đền có khi kéo dài sang đến tháng ba âm lịch.
Đất bãi soi nổi giữa sông không làm sớm cho kịp vụ, đến lúc ngô
chín, được thu trúng vào vụ nước là coi như bỏ. Nếu có kịp thu cũng vất vả trăm
bề. Vác tải ngô nặng vãi tinh thần từ giữa bãi xuống thuyền, lại phải bơi thuyền, bơi
mảng qua con ngòi nước sâu. Lại.. vác cái bao “tinh thần khốn khổ” ( cách gọi
của dân làng ) lên từ bờ ngòi ngược dốc, lên bờ. Xong vụ thu hoạch, người nào
người đấy hốc hác, bơ phờ như vừa qua đận sốt rét rừng! Như vừa trải qua trận
dịch..
Từ ngày có đập thủy điện ở phía thượng lưu cái nạn nước nôi mới dứt hẳn. Nhưng, bao nhiêu năm chịu mãi quen rồi, giờ không có nước ngập nữa, người ta vẫn quen thói canh tác ngày nào..
Từ ngày có đập thủy điện ở phía thượng lưu cái nạn nước nôi mới dứt hẳn. Nhưng, bao nhiêu năm chịu mãi quen rồi, giờ không có nước ngập nữa, người ta vẫn quen thói canh tác ngày nào..
Cũng có cái lợi mỗi năm thêm một vụ, nên người làng vẫn giữ
thói quen cũ.
Tết xong là hối hả cày bừa, gieo cấy để chuyển sang làm việc
khác.
Những anh nhà ít đất, qua tết lại khăn gói gió đưa, đi làm ăn xa. Đủ cả mọi nghề. Người thì vào Đắc Nông thuê đất làm khoai, anh vác thước, mang dao bay đi làm thợ hồ. Người đi buôn đường dài, vào nam ra bắc, sang cả bên Tàu, làm đủ thứ công việc. Ai thuê gì làm nấy, phần nhiều công việc nặng nhọc, bẩn tưởi người sở tại không muốn làm, vẫn OK, miễn là có tiền.
Những anh nhà ít đất, qua tết lại khăn gói gió đưa, đi làm ăn xa. Đủ cả mọi nghề. Người thì vào Đắc Nông thuê đất làm khoai, anh vác thước, mang dao bay đi làm thợ hồ. Người đi buôn đường dài, vào nam ra bắc, sang cả bên Tàu, làm đủ thứ công việc. Ai thuê gì làm nấy, phần nhiều công việc nặng nhọc, bẩn tưởi người sở tại không muốn làm, vẫn OK, miễn là có tiền.
Thời buổi khó khăn, có cơ hội kiếm được đồng tiền, không ai
nề hà.
Một làng có hơn trăm nóc nhà, vậy mà đi đâu trong nam, ngoài
bắc tỉnh nào cũng gặp.
Khượm nghĩ.. có khi sang tận Hoa Kỳ, sang Úc đại lợi cũng vẫn có thể gặp được những người con yêu dấu của làng này!
Chỉ riêng mấy anh, mấy chị có nghề riêng bám ven đường quốc lộ phía bên kia làng này là trụ được ở nhà.
Khượm nghĩ.. có khi sang tận Hoa Kỳ, sang Úc đại lợi cũng vẫn có thể gặp được những người con yêu dấu của làng này!
Chỉ riêng mấy anh, mấy chị có nghề riêng bám ven đường quốc lộ phía bên kia làng này là trụ được ở nhà.
Nhà thằng Côn là một trong các trường hợp như vậy.
Thằng này môi trễ, mắt lồi, bản tính nhút nhát giống như mẹ nó ngày xưa, lúc “Cô Ba Tí” còn sinh thời. Nó tốt tính, ai nói gì cũng ư hữ, không thấy cãi, nhưng hay bị động bạn bè.
Thằng này môi trễ, mắt lồi, bản tính nhút nhát giống như mẹ nó ngày xưa, lúc “Cô Ba Tí” còn sinh thời. Nó tốt tính, ai nói gì cũng ư hữ, không thấy cãi, nhưng hay bị động bạn bè.
Suốt ngày xưởng cửa kính khung nhôm của nó đập choang choang,
máy cắt sắt chạy è è đinh tai nhức óc. Tối đến đám bạn vô công rồi nghề kéo đến
tụ tập, hát hỏng . Ca nhạc gì quanh đi quẩn lại chỉ có mấy bài, vừa khê vừa
nồng, lúc nhẽo nhẹt như khoai nát, lúc cứng còng như sắn khô.. mà cả bọn cứ
tưởng là hay.
Khượm là thiếu tá, sĩ quan về hưu mới về làng hôm trước tết,
chưa quen bầu không khí ở đây. Nhà anh ở đối diện với nhà nó. Thấy nhóm thằng
Côn vô lối quá, anh xem ra không bằng lòng.
Anh định sang nhà nó mắng cho thằng Côn một trận. Hát gì thì
hát phải có sự tôn trọng chung. Các nhà xung quanh nói chuyện với nhau át hết
cả tiếng, ti vi xem không nghe thấy gì là không nên. Vợ anh bảo: “Nó hát chán
mỏi mồm khác tự thôi, nói làm gì? Bọn
trẻ bây giờ đâu có như ngày xưa? Có đứa gặp người già cứ chống mắt lên, không
thèm chào. Anh mà nói nó lại càng trêu ngươi, phí lời!”. Khượm nghe vợ nói vậy
mới thôi. Anh bỏ ra đầu làng cho yên tĩnh. Nhưng chơi đâu bây giờ? Khó chọn
quá!
Làng Tắc này chín người mười tỉnh, văn hóa làng chả giống
làng nào. Vợ anh người làng này, Khượm theo vợ về đây, anh thấy nó khác xa với
làng anh ở đường xuôi/ Làng xóm gì mà quê chẳng ra quê, tỉnh không ra tỉnh?
Ngày tết láng giềng chẳng ai đến nhà ai, khách quanh quẩn toàn con cháu nhà,
không thì người quen từ xa đến.
Láng giềng suốt mấy ngày tết không lai vãng nhà nhau. Khỏi
tết xong mới đến nhà hỏi mượn cái này, nhờ cái kia, cứ làm như thân thiết lắm.
Có cái gì không ổn trong văn hóa sống ở làng này, chả trách
gọi là “làng Tắc” là phải!
Cái gì cũng bí rị, không thông, chả thoáng tẹo nào!
Thực ra, Khượm không biết lai lịch của cái tên gọi là “Tắc” của làng này.
Thực ra, Khượm không biết lai lịch của cái tên gọi là “Tắc” của làng này.
“Tắc” là tên gọi con gà lạc mẹ. Khi ông Khanh móm, người đầu
tiên đến ở làng này ngày ấy, nơi đây còn hoang vắng. Ông bắt gặp chú gà con bị
lạc trong bụi rậm nên gọi luôn chỗ ở của mình là “chòm Gà tắc”.
Dần dà đông người lên, mới thành làng như bây giờ. Riêng
chuyện về con gà tắc ấy có rất nhiều giai thoại. Có thể nó là con gà quạ tha
đánh rơi xuống, cũng có thể nó tự sinh ra từ những bụi lau rậm rạp ven sông,
hoặc nở ra từ trứng bìm bịp, cuông cuốc mà thành..
Nhưng đó là đề tài của câu chuyện khác, chưa kể ở đây..
**
( Còn nữa )
Nhưng đó là đề tài của câu chuyện khác, chưa kể ở đây..
**
( Còn nữa )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét