Truyện ngắn của HG
Hắn
đang ở nhà hàng Cá Heo, nơi thời xưa là cửa hàng bán cung cấp cho cán bộ trung
cao. Thời ấy hàng họ cũng chẳng có gì nhiều, chỉ một vài thứ hàng tiêu dùng
thiết yếu, người ta bán ba hàng, bảy dãy chẳng có ma nào mua ngoài phố bây giờ.
Nhưng lúc đó cực kỳ quý hiếm. Mấy hộp sữa, vài cân đường, tút thuốc lá “Thủ
đô”, dăm mét vải.. Hầu hết là hàng tầm tầm, không mấy giá trị so với bây giờ.
Nhưng rất thưa thớt người ra vào bởi vì vào được đấy phải là ông gỉ ông gì,
người thường có ngang qua đấy chỉ ghé mắt nhìn qua khe cửa, thèm thuồng rồi vội
rảo bước. Họ không có phận ở đấy. Phải các ông bà có bìa ưu tiên loại A,B, C
trở lên. Nghe nói họ còn có nguồn không chính thức khác. Thành ra hàng “tiêu
chuẩn”, mua người ta vẫn cho người đi mua, nhưng hầu hết đều không dùng đến,
hầu hết lại có mặt ngoài “chợ giời”.
Hắn biết, nhưng chả quan tâm
lắm đến chuyện này. Ừ thì trên rừng có ba mươi sáu thứ chim, xã hội loài người
cũng nhiều đấng, bậc khác nhau. Có con ăn trái chín, thơm tho nơi cành cao, có
con nhặt nhạnh tí vụn, quả chát nơi khe rãnh.. cũng là chuyện thường. Nghĩ ngợi
gì nhiều cho đau đầu. Tuổi trẻ là phải biết nhìn cuộc đời rộng lớn bằng con mắt
bao dung, đại đởn, để ý ba cái lẻ tẻ ấy làm gì?
Thực ra cái cửa hàng cũ chỉ
còn vị trí trong ký ức hắn. Bây giờ nó đã được dọn đi ngôi nhà hai tầng quét
vôi vàng cũ kỹ có từ thời đô hộ. Thay vào đó là ngôi nhà năm từng, cửa kính cửa
chớp sáng choang, những lối đi điệu bộ làm bằng vật liệu hiếm nhập từ nước
ngoài. Một phép lạ nào đó đã biến tài sản công cộng trở thành của tư nhân. Hắn
chỉ chưa biết người chủ thật sự của nó là ai.
Thế giới của hắn là một thế
giới lạ lùng. Ngay những cái đơn giản nhìn thấy bằng mắt thường cũng trở thành
khó hiểu. Kiểu như người ta bảo “Thấy vậy mà không phải vậy”. Tay
nhà thơ đi cùng hắn cho rằng hắn trên rừng về, có nhẽ chả biết chỗ này là chỗ
nào, định miễn phí cho hắn mấy câu giải thích. Hắn im lặng ngồi nghe, không tỏ
ra biểu lộ gì. Bạn hắn lại càng hào hứng:
- Hôm nào tụ bạ anh em tôi cũng chọn chỗ này. Đồ ăn uống ngon mà lại không quá đắt. Thích cái chỗ này trung tâm thành phố, nhưng lại thoáng đãng, nhìn quay ra hồ. Có hôm thấy cả cụ rùa thích chí nổi lên mặt nước. Nó không bị cảnh xô bồ bụi bặm như ở chỗ khác..Nhưng buổi gặp mặt hôm nay là bởi nữ tác giả này – tay ấy chỉ cô nàng có mái tóc ngang vai, đôi mắt thân thiện ngồi trước mặt hắn.
- Hôm nào tụ bạ anh em tôi cũng chọn chỗ này. Đồ ăn uống ngon mà lại không quá đắt. Thích cái chỗ này trung tâm thành phố, nhưng lại thoáng đãng, nhìn quay ra hồ. Có hôm thấy cả cụ rùa thích chí nổi lên mặt nước. Nó không bị cảnh xô bồ bụi bặm như ở chỗ khác..Nhưng buổi gặp mặt hôm nay là bởi nữ tác giả này – tay ấy chỉ cô nàng có mái tóc ngang vai, đôi mắt thân thiện ngồi trước mặt hắn.
Nàng đang hí húi ghi tặng
sách. Tập thơ có bìa mầu hồng, mấy chiếc lá xanh ở bìa thứ nhất, nét chữ
đoan trang, lại đẹp. Hẳn là hắn sẽ có thêm một cuốn.
Tự dưng hắn cảm thấy áy náy.
Không phải hắn cảm thấy ngại ngần, lúng túng trước người đẹp, tác giả tập thơ.
Mà hắn ngại vì lẽ khác. Thường thì khi nhận sách người được tặng vui vẻ cảm ơn,
nói về sẽ chú ý đọc.. Nhưng thực ra cuốn sách sẽ yên phận nằm ở một góc tủ nào
đó. Tác giả của nó sẽ chẳng mấy khi biết được người được tặng nghĩ gì và cảm
thấy thế nào?
Hắn không phải hạng người đó.
Bất kể ai tặng sách, hắn cũng đọc cẩn thận, có khi còn dùng bút đánh dấu từng
đoạn thích hay không thích. Nếu không gửi thư điện tử thì hắn cũng gọi điện cho
tác giả nói về nhận xét của mình với tác phẩm. Nhưng lâu nay hắn quá bận, thời
cuộc lại có nhiều điều khiến người ta không thể không chú ý ( Dù phần nhiều chả
để làm gì, vì bất lực ). Vừa phải lo sống, lo, lo thêm “Phê bình.. tiểu luận”
nữa thì thật quá sức. Hắn cảm thấy mình có lỗi trước thịnh tình mà các tác giả
dành cho. Nhất là tác giả nữ như nàng đang ngồi trước mặt hắn đây. Sách thì
chưa đọc, nhưng hắn cảm thấy thơ nàng không đén nỗi dở. Người ta bảo: “ Trông
mặt mà bắt hình dong”. Con người lịch duyệt, kiều diễm này thơ hẳn là sẽ hay.
Đang lan man chuyện nọ rọ
chuyện kia, chợt có điện thoại. Màn hình hiện số ông Mem Bờn, anh họ hắn:
- Chú đang ở đâu?
- Dạ.. Em đang ở nhà Hàng Cá Heo. Anh đã ra Hà Nội rồi à? Tranh thủ đến đây một lúc được không, có bạn ở đây biết anh đấy?
- Mình đang ở Hà Nội. Rất tiếc là không đến chỗ các bạn được. À mà chú nói nhà hàng “Cá heo” là nhà hàng quái quỷ ở chỗ nào nhỉ?
- Chú đang ở đâu?
- Dạ.. Em đang ở nhà Hàng Cá Heo. Anh đã ra Hà Nội rồi à? Tranh thủ đến đây một lúc được không, có bạn ở đây biết anh đấy?
- Mình đang ở Hà Nội. Rất tiếc là không đến chỗ các bạn được. À mà chú nói nhà hàng “Cá heo” là nhà hàng quái quỷ ở chỗ nào nhỉ?
- Thì cửa hàng “Quốc tế” bờ
hồ ngày trước đó. Chắc anh đi lâu rồi nên không biết.
- Hỏi vậy thôi, chứ ngay bây giờ mình phải vào Sài Gòn có tí việc, không tới được đâu. Anh em gặp nhau khi khác..À mà này cái ổ rắc lai và dây nạp điện thoại chú xem trong cốp xe xem anh có để đấy không? Cất hộ khi nào ra anh lấy nha!
Thì ra ông ấy gọi tới là vì chuyện này. Cái ông chàng một thời sính thơ ca và tính khí hơi đoảng giờ lại tự nhiên lẩn thẩn, kỹ tính thế nhi? Một cái rắc nạp điện chỉ vài ngàn bạc mua chỗ nào chẳng được mà sao nghe ông ấy có vẻ lo lắng quan trọng thế? Hay ông ấy nghĩ tình hình ở ViệtNam
vẫn như hồi ông ấy chưa ra nước ngoài, cái gì cũng hiếm, sợ không mua được?
Con người ta khi đứng tuổi có khi lại hay quá cẩn thận. Có thể ông ấy không ngoại lệ, hắn nghĩ vậy. Nhưng có nhẽ không hẳn thế. Ngay lúc gặp nhau ở quê, hắn đã thấy ông ấy có nét kỳ kỳ thế nào khó giải thích. Cái cảm giác ấy cứ ám ảnh hắn mà hắn chịu không thể nghĩ ra. Nó là cái gì vậy ta?
- Hỏi vậy thôi, chứ ngay bây giờ mình phải vào Sài Gòn có tí việc, không tới được đâu. Anh em gặp nhau khi khác..À mà này cái ổ rắc lai và dây nạp điện thoại chú xem trong cốp xe xem anh có để đấy không? Cất hộ khi nào ra anh lấy nha!
Thì ra ông ấy gọi tới là vì chuyện này. Cái ông chàng một thời sính thơ ca và tính khí hơi đoảng giờ lại tự nhiên lẩn thẩn, kỹ tính thế nhi? Một cái rắc nạp điện chỉ vài ngàn bạc mua chỗ nào chẳng được mà sao nghe ông ấy có vẻ lo lắng quan trọng thế? Hay ông ấy nghĩ tình hình ở Việt
Con người ta khi đứng tuổi có khi lại hay quá cẩn thận. Có thể ông ấy không ngoại lệ, hắn nghĩ vậy. Nhưng có nhẽ không hẳn thế. Ngay lúc gặp nhau ở quê, hắn đã thấy ông ấy có nét kỳ kỳ thế nào khó giải thích. Cái cảm giác ấy cứ ám ảnh hắn mà hắn chịu không thể nghĩ ra. Nó là cái gì vậy ta?
**
Cái ổ rắc lai, một bề chừng năm phân, bề kia ba phân, có cả thảy mười hai lỗ.
Cái ổ rắc lai, một bề chừng năm phân, bề kia ba phân, có cả thảy mười hai lỗ.
( Chả biết ông MB dùng vào
việc gì nữa? Chứ cần sạc điện thoại chỉ hai lỗ là đủ ). Có thể còn kết nối PC,
hay loại máy đa năng nào đấy ). Bên nước Úc mà ông ấy đang sống hẳn là “hiện
đại, hiện sinh” mỗi ngày dùng một lúc đến mấy loại máy móc, chưa chừng? ) Cái
này thị trường trong nước bán đầy, mua chỗ nào chẳng được? Nó là thứ thiết bị
hỗ trợ sản xuất hàng loạt, tìm ở đâu cũng có. Sao ông ấy lại quá chú ý về nó
đến vậy? Hàng chục năm anh em mới gặp nhau, nhắn nhủ gì không nhắn, lại quá bận
tâm đến chuyện cỏn con này? Nó trái ngược hẳn với bản tính, tính cách của ông
ấy khiến hắn thắc mắc.
Mà hắn cũng thật vô tâm, chả chú ý đến. Trước lúc ra Hà Nội đáng lẽ phải nhớ lấy trong cốp xe ra..
Mà hắn cũng thật vô tâm, chả chú ý đến. Trước lúc ra Hà Nội đáng lẽ phải nhớ lấy trong cốp xe ra..
Hẳn là điện thoại hết pin ông
ấy mới sực nhớ, mới gọi cho mình. Sở dĩ nó được để trong cốp xe của hắn là do
đêm đó mưa to, một cơn mưa trái mùa, cuối đông, ông ấy rủ hắn lên núi Ba Vì,
sau bữa tiệc cưới con ông Cả Cơ.
Nếu biết mục đích của chuyến đi ngay từ đầu, hắn đã gàn ông ấy ở lại tìm cách giải quyết công việc ông ấy muốn, bằng cách khác. Đằng này ông ấy thản nhiên như không, chỉ bảo:
- Chú có bận gì không đi chơi với anh một chuyến, sáng mai về sớm?
Nhà đám ồn ào, cả ông ấy và hắn chỉ là khách mời, không phải cơ cấu nhân sự quan trọng, có đi cũng chẳng ảnh hưởng đến hội hôn..Hắn nghĩ thế nên chỉ hỏi:
- Có việc gì mà đi xa vậy?
Ông Mem Bờn nói:
- Lâu ngày không gặp, muốn lến thăm ông Trung Quốc/ Lần trước về đã không đi được, lần này tranh thủ đi..
Ông Trung Quốc là tên gọi ông Cậu, em bà mẹ nuôi ông ấy chứ không phải là ông Tàu nào như ban đầu hắn nghĩ. Chả hiểu tại sao ông ngoại ông ấy lại đặt tên như thế. Hồi chưa lấy chồng mẹ nuôi hắn còn có tên là Liên Xô. Tục lệ quê hắn con gái lấy chồng, liền gọi theo tên chồng, cái tên Liên Xô ấy giờ chả mấy người nhớ tới.
Nếu biết mục đích của chuyến đi ngay từ đầu, hắn đã gàn ông ấy ở lại tìm cách giải quyết công việc ông ấy muốn, bằng cách khác. Đằng này ông ấy thản nhiên như không, chỉ bảo:
- Chú có bận gì không đi chơi với anh một chuyến, sáng mai về sớm?
Nhà đám ồn ào, cả ông ấy và hắn chỉ là khách mời, không phải cơ cấu nhân sự quan trọng, có đi cũng chẳng ảnh hưởng đến hội hôn..Hắn nghĩ thế nên chỉ hỏi:
- Có việc gì mà đi xa vậy?
Ông Mem Bờn nói:
- Lâu ngày không gặp, muốn lến thăm ông Trung Quốc/ Lần trước về đã không đi được, lần này tranh thủ đi..
Ông Trung Quốc là tên gọi ông Cậu, em bà mẹ nuôi ông ấy chứ không phải là ông Tàu nào như ban đầu hắn nghĩ. Chả hiểu tại sao ông ngoại ông ấy lại đặt tên như thế. Hồi chưa lấy chồng mẹ nuôi hắn còn có tên là Liên Xô. Tục lệ quê hắn con gái lấy chồng, liền gọi theo tên chồng, cái tên Liên Xô ấy giờ chả mấy người nhớ tới.
Ờ thì đi. Cái xe máy ông MB
thuê gần thiền viện Trúc Lâm bỗng dưng giở chứng. Hai anh em đành chung một xe
của hắn.
Những lần trước về quê ông MB đều thuê tắc xi về tận làng. Có lần mang về cả va ly tiền. Ông cậu bà cô, bên nội bên ngoại mỗi người đều được chia cho dăm ba triệu. Riêng ông Cả Cơ, trưởng tộc còn được nửa trâm gọi là “Để đèn nhang đơm cúng các cụ”.
Những lần trước về quê ông MB đều thuê tắc xi về tận làng. Có lần mang về cả va ly tiền. Ông cậu bà cô, bên nội bên ngoại mỗi người đều được chia cho dăm ba triệu. Riêng ông Cả Cơ, trưởng tộc còn được nửa trâm gọi là “Để đèn nhang đơm cúng các cụ”.
Lần ấy ngoài việc cho tiền
mọi người ông Mem Bờn còn đưa một khoản tiền lớn, cỡ mấy trăm triệu để ông Cả
tôn tạo khu mộ gia tộc họ Đoàn. Khổ nỗi ông Cả nhờ thành tích chiến đấu lên
thiếu tá rồi mà vốn văn hóa vẫn thấp lè tè, kiến thức về xây dựng về kiến trúc
vẫn ở số “mo”. Mấy chục ngôi mộ của gia tộc được ông ấy mua về cả mấy vạn gạch
rồi “phóng to” nguyên hình dạng cũ to thêm thành những nấm mộ to nhất nghĩa
trang của làng, không ngôi nào giống ngôi nào, vừa thô, vừa xấu. Không có thiết
kế tổng thể, quy hoạch lại theo thẩm mỹ tâm linh. Sau hắn về làng thấy vậy
không dám chê, vì việc đã rồi. Nói ra có khi gây mất đoàn kết gia đình.
Cũng có thể vì lẽ ấy mà sau này có nhiều việc không hay xảy ra cho họ tộc. Chính bản thân ông MB gặp lao đao hết việc này sang việc khác. Mặc dù ông ấy giấu, nhưng linh cảm mách cho hắn có điều gì không ổn từ hoàn cảnh của ông anh họ mình.
Người ta bảo có ăn có mặc nó bày ra đấy. Cách ăn vận của ông MB thật khó đoán vì từ trước tới nay ông ấy không chú trọng lắm. Nhưng vẻ mặt thì không giấu được. Có vẻ gì đó buồn phiền, khó khăn trong cử chỉ. Nó vừa lúng túng vừa e dè không thoải mái mạnh dạn như mọi khi.
Cũng có thể vì lẽ ấy mà sau này có nhiều việc không hay xảy ra cho họ tộc. Chính bản thân ông MB gặp lao đao hết việc này sang việc khác. Mặc dù ông ấy giấu, nhưng linh cảm mách cho hắn có điều gì không ổn từ hoàn cảnh của ông anh họ mình.
Người ta bảo có ăn có mặc nó bày ra đấy. Cách ăn vận của ông MB thật khó đoán vì từ trước tới nay ông ấy không chú trọng lắm. Nhưng vẻ mặt thì không giấu được. Có vẻ gì đó buồn phiền, khó khăn trong cử chỉ. Nó vừa lúng túng vừa e dè không thoải mái mạnh dạn như mọi khi.
Ngay cái điện thoại dùng cũng
loại thường, có khi còn ít tiền hơn cái hắn đang có..
Lên đến nhà ông Trung Quốc cả
hai anh em ướt như chuột lột. Ông cậu lấy làm ngạc nhiên khi ông cháu đến chơi
giữa lúc mưa to gió lớn thế này. Không đợi ấm chỗ, ông Trung Quốc, đô vật có
tiếng của làng khi xưa về các miếng, các mẹo vật hỏi ngay:
- Có gì gấp hay sao mà lên thăm cậu giữa lúc mưa gió thế này? Đợi ngớt mưa, mai hãy lên được không?
Là chủ quán cơm bán gần cổng trường Việt Hung, giao dịch đủ hạng người vào ra hàng ngày nên ông cậu có vẻ “mẫn cảm” khi hỏi câu này. Ông anh họ hắn nói: “Không có gì” nhưng vòng vo mãi, cuối cùng cũng nói thật.
Kể hết ra thì quá dài dòng, vắn tắt như này:
- Có gì gấp hay sao mà lên thăm cậu giữa lúc mưa gió thế này? Đợi ngớt mưa, mai hãy lên được không?
Là chủ quán cơm bán gần cổng trường Việt Hung, giao dịch đủ hạng người vào ra hàng ngày nên ông cậu có vẻ “mẫn cảm” khi hỏi câu này. Ông anh họ hắn nói: “Không có gì” nhưng vòng vo mãi, cuối cùng cũng nói thật.
Kể hết ra thì quá dài dòng, vắn tắt như này:
Nhân chuyến đưa đoàn thiện
nguyện từ Úc về Việt Nam
thăm Thiền Viện Trúc Lâm. Ông
MB làm thông dịch, kiêm hướng dẫn
du lịch. Nhưng đấy không phải mục đích chính. Chủ trương của anh họ hắn là về
bán căn nhà, mảnh đất của cha mẹ để lại để lấy vốn sang Úc làm ăn.
Hai bác tôi sinh con một bề, ngoài ông MB là trai còn lại đều là gái đã lấy chồng. Chỉ duy nhất chị út ở lại trông nom nhà cửa cha mẹ qua đời để lại.
Hai bác tôi sinh con một bề, ngoài ông MB là trai còn lại đều là gái đã lấy chồng. Chỉ duy nhất chị út ở lại trông nom nhà cửa cha mẹ qua đời để lại.
Thời bác tôi làm chủ tịch
huyện, cả dân cả nước còn nghèo, gia cảnh ông cũng chả hơn người làng là mấy.
Chỉ khi sáp nhập vào thành phố, đất cát lên giá, cơ ngơi mới thực có giá trị.
Hắn nghe thế lấy làm giật mình! Chả biết ông anh họ đang cỡ đại gia, ra nước ngoài rồi, tưởng càng khá lên, thất bát thế nào lại về quê bán đất tìm đường sinh sống?
Hắn nghe thế lấy làm giật mình! Chả biết ông anh họ đang cỡ đại gia, ra nước ngoài rồi, tưởng càng khá lên, thất bát thế nào lại về quê bán đất tìm đường sinh sống?
Thực ra ông MB một thời giàu
có là nhờ đằng vợ, cứ như ông, cũng chả có mấy cơ hội kiếm tiền. Không cứ ông,
mấy ông làng văn làng báo người Việt, có mấy ông khá giả? Không có của chìm của
nổi bên vợ để lại ông cũng như người ta thôi. Vợ ông là một vị tướng của phía
bên kia. Đi cải tạo về sang Úc định cư. Người con là chị dâu tôi lấy anh tôi
làm chỗ dựa về mặt chính trị.
Hai người một thời sống rất
ổn. Chỉ từ khi ông bố vợ bảo lãnh con cháu sang Úc mới thực sự có vấn đề. Cách
đây mấy năm, hai vợ chồng ông ấy từ Sài Gòn ra làm mộ cho bà bác tôi ( Bà này
mất sau, nên sau này mới cải táng sau, không có trong đợt quy hoạch lại của cả
tộc họ Đoàn tại làng ). Khi ấy cả hai vẫn mặn mà chồng vợ và xem ra tiền nong
còn có vẻ dư dật. Ông ấy còn hỏi hắn có xe chưa, nếu chưa sẽ mua cho một cái.
Không ngờ bãi bể nương dâu, đã đến nỗi này!
Ông Trung Quốc mọi khi đặc biệt quý thằng cháu là ông anh họ tôi. Theo ông chả mấy người làm được “Vinh thân phì gia” như ông MB! Vinh hạnh cho cả đôi bên nội ngoại cho dù ông chỉ là đứa con nuôi của bác tôi do không sinh được con trai!
Ruột thịt chưa chắc có anh làm được như vậy!
Ông Trung Quốc mọi khi đặc biệt quý thằng cháu là ông anh họ tôi. Theo ông chả mấy người làm được “Vinh thân phì gia” như ông MB! Vinh hạnh cho cả đôi bên nội ngoại cho dù ông chỉ là đứa con nuôi của bác tôi do không sinh được con trai!
Ruột thịt chưa chắc có anh làm được như vậy!
Đi đâu ông cũng hãnh diện khoe về đứa cháu gọi
mình bằng cậu.
Ấy vậy mà xem ra lần này lại khác. Không biết ông có thông tin từ nguồn nào, hay qua bộ dạng mà đoán được hoàn cảnh hiện tại của ông cháu có vẻ không bình thường?
Ấy vậy mà xem ra lần này lại khác. Không biết ông có thông tin từ nguồn nào, hay qua bộ dạng mà đoán được hoàn cảnh hiện tại của ông cháu có vẻ không bình thường?
Ngay từ lúc hai anh em đến,
ông đã không còn vồn vã như mọi khi. Câu chuyện với ông đã có phần gượng gạo.
Ý định nhờ qua ông can thiệp để lấy cái “bìa đỏ”, cô em gái ở gần nhà ông cậu đang giữ, không thành.
Ý định nhờ qua ông can thiệp để lấy cái “bìa đỏ”, cô em gái ở gần nhà ông cậu đang giữ, không thành.
Ông ấy bảo: “Cái này do bên
nội nhà anh chứ tôi không dám có ý kiến”. Nói thế thì chịu rồi! Thực ra mọi sự
trong gia đình ý kiến của ông từ ngày bà Liên Xô còn sống luôn là ý kiến quyết
định. Khi bà mất, giá trị ấy càng tăng lên. Ông MB biết
vậy nhưng chả thể nói gì.
Hai anh em sang nhà người em gái ông ấy một lúc, mãi khuya mới về.
Hai anh em sang nhà người em gái ông ấy một lúc, mãi khuya mới về.
Chính cái lúc về, cái sạc Pin
cứ một lúc lại rơi, có thể túi áo khoác ngoài của ông MB thủng. Cái ổ rắc lai
và dây nạp điện thoại vì thế mà nằm gọn trong cốp xe của hắn.
***
Bây giờ thì hắn hiểu vì sao ông MB không đến nhà hàng Cá Heo, nơi cả bọn đang say thi phú, quên hết cm chuyện đời! Lại nhắc đi nhắc lại mãi về cái ổ rắc, chả đáng mấy đồng tiền. Khi người ta túng quẫn, dễ có nhiều lẩn thẩn.
Hắn nhớ lại câu chuyện ông MB kể lượt từ chân núi Ba Vì trở lại quê:
Bây giờ thì hắn hiểu vì sao ông MB không đến nhà hàng Cá Heo, nơi cả bọn đang say thi phú, quên hết cm chuyện đời! Lại nhắc đi nhắc lại mãi về cái ổ rắc, chả đáng mấy đồng tiền. Khi người ta túng quẫn, dễ có nhiều lẩn thẩn.
Hắn nhớ lại câu chuyện ông MB kể lượt từ chân núi Ba Vì trở lại quê:
- Để cả gia đình nhập cư tại
Úc, hai vợ chồng anh họ hắn phải li dị vì nước Úc khồng đồng ý cho người được
bảo lãnh sang nhập cư nếu có “liên hệ cộng sản”, dù là vợ chồng!
Việc này không biết thực hư,
có hay không, hắn không dám hỏi lại ông ấy. Ai lại hỏi lại một việc như vậy
chứ?
Hắn đủ lịch lãm để biết cư xử
như thế nào về chuyện này.
Hay vợ chồng ông ấy có điều
gì bất ổn mà ông ấy nói ra như vậy?
Chỉ biết khi sang đến nơi,
chuyện li dị giả thành thật. Nước Úc rộng lớn, tuy cùng ở một quốc gia nhưng
hai vợ chồng sống cách nhau gấp đôi đoạn đường từ Hà Nội đi Sài Gòn.
Ngày trước nhờ xuất thân, lai
lịch gia đình thuận đường công danh lúc bước vào đời, thì bây giờ lại chính nó
là trở ngại khi ra nước ngoài sinh sống.
Thật là sự trớ trêu của lịch
sử đối với một con người.
Hắn chỉ khó hiểu sao có những
ông bà “cộm cán” hơn nhiều mà họ vẫn nhập cứ ở Mỹ, ở Pháp? Chuyện đời không
biết đâu mà lần, chỉ riêng với ông anh họ này thật nan giải.
Hỏi sang bên ấy sống bằng nghề gì? Ông ấy bảo đi trồng dưa, trồng cà. Mấy vụ liền bị lỗ vì ở Úc thời tiết khắc nghiệt, ông ấy lại nông dân nửa mùa. Cùng đường mới đi làm nghề chỉ trỏ cho khách du lịch ba lô như hiện nay!
Hỏi sang bên ấy sống bằng nghề gì? Ông ấy bảo đi trồng dưa, trồng cà. Mấy vụ liền bị lỗ vì ở Úc thời tiết khắc nghiệt, ông ấy lại nông dân nửa mùa. Cùng đường mới đi làm nghề chỉ trỏ cho khách du lịch ba lô như hiện nay!
Nghề văn, nghề báo sang đấy
không có đất sống. Đó là những nghề phải gắn bó với mảnh đất quê nhà. Khi đã
rời bỏ nó, chả khác cái cây bứng lên khỏi đất, không phải ai cũng tiếp tục làm như
khi ở quê hương. Hàng rào ngôn ngữ đã đành, còn phong tục tập quán, văn hóa
sống của nước người ta, mình biết gì, biết được bao nhiêu mà viết?
Có phải ai cũng có chân trong
chân ngoài như ông T, bà H.. cả đâu?
Hết biết luôn, hắn chỉ còn nước lắc đầu.
Hắn nhớ còn một tia hy vọng khác, đêm đó ông MB kể. Nhưng cũng lấy gì làm chắc chắn? Đó là căn nhà ở quận BT, trước khi đi vợ ông ấy làm giấy giao cho người em họ bà ấy.
Hết biết luôn, hắn chỉ còn nước lắc đầu.
Hắn nhớ còn một tia hy vọng khác, đêm đó ông MB kể. Nhưng cũng lấy gì làm chắc chắn? Đó là căn nhà ở quận BT, trước khi đi vợ ông ấy làm giấy giao cho người em họ bà ấy.
****
Nhà phê bình văn học đang say sưa với tay nhà thơ về “Tác phẩm đỉnh cao”. Gã nhà thơ bảo: “Văn chương cũng có vận hội riêng của nó. Có thời có tác giả xuất chúng, tác phẩm để đời. Có thời chỉ toàn thứ nhì nhằng, nhăng nhít, không phải muốn mà được”. Nhà phê bình hỏi: “Nguyên nhân vì đâu?”. “ Chúng ta đang sống một thời kỳ hỗn độn giống như sau trận lũ quét, đất đá nhào lộn. Cần có độ lùi thời gian mới khẳng định được, mới có hình tượng, có tác phẩm tương xứng”… Họ đang mải tranh luận như chả để ý gì đến sự có mặt của hắn..
Nhà hàng Cá Heo bỗng nhốn nháo, hình như vừa có sự cố gì xảy ra. Hắn chào tay nhà thơ và mấy người bạn. Thú thực lúc này hắn chả bụng dạ nào tham gia thơ phú cùng các vị. Đó là câu chuyện dài, cần nơi yên tĩnh chứ không phải nơi như này.
Hơn nữa câu chuyện của ông
anh họ làm hắn thấy bứt dứt, tuy chả giúp được gì cho ông ấy. Lòng tốt vô vị là
thứ lòng tốt rẻ tiền, hắn biết là ông ấy không cần.
Nhưng biết đâu tiếng nói của
gã với ông Cả sẽ tìm lối thoát cho ông ấy.
Không biết có kết quả gì
không, nhưng ngay bây giờ phải gọi cho ông ấy hoãn chuyến đi Sài Gòn, hai anh
em sẽ trở lại quê.
Và.. hắn bấm máy..
=======
=======
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét