Ông Mori Mutsuya- Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam- tại buổi họp báo sáng 1.4.
Để tránh xảy ra việc đưa và nhận hối lộ như trong dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), dự án Đại lộ Đông - Tây, Nhật Bản đang kiến nghị với Việt Nam có bên thứ ba hoàn toàn độc lập để giám sát các dự án ODA. Đồng thời, phía Nhật Bản cảnh báo rằng nếu còn xảy ra vụ sai phạm thứ ba tương tự, Nhật Bản sẽ chấm dứt ODA với Việt Nam.
Đó là những trao đổi của các đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam trong buổi họp báo đánh giá kết quả sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành Việt Nam trong năm tài khóa 2014 cũng như định hướng cho năm tài khóa 2015 (từ tháng 4.2015 đến tháng 4.2016) vào sáng 1.4, tại Hà Nội.
Với câu hỏi về hướng xử lý sai phạm trong dự án đường sắt số 1, ông Yamamoto Kenichi - Phó Trưởng đại diện JICA- cho biết:
- Chúng tôi thừa nhận có việc đưa và nhận hối lộ trong dự án đường sắt số 1. Quan điểm của chúng tôi là xử lý các cá nhân sai phạm chứ không ngừng cung cấp ODA cho dự án này. Tuy nhiên, đây là vụ đưa và nhận hối lộ thứ 2 xảy ra tại Việt Nam liên quan đến dự án ODA của Nhật Bản sau dự án Đại lộ Đông - Tây. Chúng tôi hy vọng đây là vụ cuối cùng tại Việt Nam. Bởi vì, nếu xảy ra vụ thứ ba, tôi chắc chắn rằng người dân Nhật Bản sẽ lên tiếng yêu cầu chính phủ chấm dứt cung cấp ODA cho Việt Nam. Từ hai vụ sai phạm này, tôi cho rằng hai bên cần làm việc một cách nghiêm túc để tránh xảy ra những vụ việc tương tự. Nếu các dự án khác có dấu hiệu nghi ngờ sai phạm thì chúng tôi sẽ dừng để điều tra.
Chúng tôi hiện cũng đang phối hợp với các cơ quan giám sát (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để đi đến việc sẽ có sự hiện diện của bên thứ ba giám sát độc lập đối với các quy trình của các dự án ODA Nhật Bản. Để phòng ngừa và ngăn chặn sai phạm, chúng tôi thấy cần có cơ chế để người dân giám sát. Do đó, JICA đã công khai và sử dụng hệ thống giám sát qua mạng và bất cứ ai cũng có thể truy cập, xem xét, giám sát.
* Vốn vay ODA của Nhật Bản đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Việt Nam. Nhưng gần đây, Quốc hội Việt Nam bắt đầu đặt câu hỏi về ODA của Nhật Bản: Sự ưu đãi không nhiều mà gần bằng vốn vay thương mại, thời gian dự án kéo dài, lại phải thông qua nhà thầu Nhật Bản. Vậy, xin ông cho biết quan điểm của mình về ý kiến này?
- Ông Mori Mutsuya- Trưởng đại diện JICA: Câu chuyện của Việt Nam là cho đến khi nào thì Việt Nam không cần dựa vào vốn vay ODA nữa. 20 năm nay, Việt Nam liên tục vay vốn ODA.
Về sự chẫm trễ, một trong những nguyên nhân là vấn đề giải phóng mặt bằng. Điều này không chỉ xảy ra với các dự án ODA mà tất cả các dự án khác.
Về nhà thầu, chất lượng các dự án ODA của Nhật Bản, tôi tự tin khẳng định rằng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do các nhà thầu Nhật Bản thực hiện rất tốt, dù thời gian có kéo dài.
Điều thứ ba, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần quyết định muốn hay cần chuyển giao công nghệ nào của Nhật Bản. Thông qua ODA, vấn đề nhân lực và chuyển giao công nghệ là rất quan trọng. Khi chúng tôi xây dựng cầu Thanh Trì (ở Hà Nội), thì Việt Nam cũng xây dựng song song cây cầu Vĩnh Tuy gần đó. Như vậy, với các công trình hạ tầng thông thường, không nhất thiết là nhà thầu Nhật Bản. Song với các công trình đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như cầu Nhật Tân, xây dựng tàu điện ngầm, Việt Nam khó có thể thực hiện.
Ngoài ra, Nhật Bản coi trọng tốc độ, thời gian để có thể triển khai dự án trong thực tế, song do thủ tục phía Việt Nam nên chậm trễ. Liên quan đến quản lý và sử dụng ODA, Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam sửa đổi lại trở nên vô cùng phức tạp. Xu hướng Việt Nam ngày càng muốn đơn giản hóa thủ tục, song thực tế, chúng tôi lại thấy ngược lại. Như hôm 31.3, Việt Nam và Nhật Bản chỉ ký được 2 hiệp định cho vay vốn trong tổng số 7 dự án đã được ký Công hàm trao đổi về cung cấp vốn vay ODA của Nhật Bản. Điều này cho thấy thủ tục hành chính của Việt Nam mất quá nhiều thời gian.
* Trong năm tài khóa 2015, nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam dự kiến là bao nhiêu, thưa ông?
- Ông Mori Mutsuya: Nhật Bản sẽ duy trì ít nhất là bằng mức của năm tài khóa 2013 (ước đạt hơn 165 tỉ Yen). Hiện JICA đang thực hiện 150 dự án, trong đó tiếp tục triển khai mới 13 dự án mới nữa. Trong năm tài khóa tới đây, chúng tôi sẽ chú trọng vào một số lĩnh vực như: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế; tăng cường hiệu quả của đầu tư công… Theo đó, Việt Nam vẫn là đối tác lớn nhất của Nhật Bản, là quốc gia đứng đầu thế giới cả về số lượng và tổng kinh phí nhận viện trợ ODA mà JICA hỗ trợ.
* Xin trân trọng cảm ơn!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Với câu hỏi về hướng xử lý sai phạm trong dự án đường sắt số 1, ông Yamamoto Kenichi - Phó Trưởng đại diện JICA- cho biết:
- Chúng tôi thừa nhận có việc đưa và nhận hối lộ trong dự án đường sắt số 1. Quan điểm của chúng tôi là xử lý các cá nhân sai phạm chứ không ngừng cung cấp ODA cho dự án này. Tuy nhiên, đây là vụ đưa và nhận hối lộ thứ 2 xảy ra tại Việt Nam liên quan đến dự án ODA của Nhật Bản sau dự án Đại lộ Đông - Tây. Chúng tôi hy vọng đây là vụ cuối cùng tại Việt Nam. Bởi vì, nếu xảy ra vụ thứ ba, tôi chắc chắn rằng người dân Nhật Bản sẽ lên tiếng yêu cầu chính phủ chấm dứt cung cấp ODA cho Việt Nam. Từ hai vụ sai phạm này, tôi cho rằng hai bên cần làm việc một cách nghiêm túc để tránh xảy ra những vụ việc tương tự. Nếu các dự án khác có dấu hiệu nghi ngờ sai phạm thì chúng tôi sẽ dừng để điều tra.
Chúng tôi hiện cũng đang phối hợp với các cơ quan giám sát (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để đi đến việc sẽ có sự hiện diện của bên thứ ba giám sát độc lập đối với các quy trình của các dự án ODA Nhật Bản. Để phòng ngừa và ngăn chặn sai phạm, chúng tôi thấy cần có cơ chế để người dân giám sát. Do đó, JICA đã công khai và sử dụng hệ thống giám sát qua mạng và bất cứ ai cũng có thể truy cập, xem xét, giám sát.
* Vốn vay ODA của Nhật Bản đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Việt Nam. Nhưng gần đây, Quốc hội Việt Nam bắt đầu đặt câu hỏi về ODA của Nhật Bản: Sự ưu đãi không nhiều mà gần bằng vốn vay thương mại, thời gian dự án kéo dài, lại phải thông qua nhà thầu Nhật Bản. Vậy, xin ông cho biết quan điểm của mình về ý kiến này?
- Ông Mori Mutsuya- Trưởng đại diện JICA: Câu chuyện của Việt Nam là cho đến khi nào thì Việt Nam không cần dựa vào vốn vay ODA nữa. 20 năm nay, Việt Nam liên tục vay vốn ODA.
Về sự chẫm trễ, một trong những nguyên nhân là vấn đề giải phóng mặt bằng. Điều này không chỉ xảy ra với các dự án ODA mà tất cả các dự án khác.
Về nhà thầu, chất lượng các dự án ODA của Nhật Bản, tôi tự tin khẳng định rằng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do các nhà thầu Nhật Bản thực hiện rất tốt, dù thời gian có kéo dài.
Điều thứ ba, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần quyết định muốn hay cần chuyển giao công nghệ nào của Nhật Bản. Thông qua ODA, vấn đề nhân lực và chuyển giao công nghệ là rất quan trọng. Khi chúng tôi xây dựng cầu Thanh Trì (ở Hà Nội), thì Việt Nam cũng xây dựng song song cây cầu Vĩnh Tuy gần đó. Như vậy, với các công trình hạ tầng thông thường, không nhất thiết là nhà thầu Nhật Bản. Song với các công trình đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như cầu Nhật Tân, xây dựng tàu điện ngầm, Việt Nam khó có thể thực hiện.
Ngoài ra, Nhật Bản coi trọng tốc độ, thời gian để có thể triển khai dự án trong thực tế, song do thủ tục phía Việt Nam nên chậm trễ. Liên quan đến quản lý và sử dụng ODA, Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam sửa đổi lại trở nên vô cùng phức tạp. Xu hướng Việt Nam ngày càng muốn đơn giản hóa thủ tục, song thực tế, chúng tôi lại thấy ngược lại. Như hôm 31.3, Việt Nam và Nhật Bản chỉ ký được 2 hiệp định cho vay vốn trong tổng số 7 dự án đã được ký Công hàm trao đổi về cung cấp vốn vay ODA của Nhật Bản. Điều này cho thấy thủ tục hành chính của Việt Nam mất quá nhiều thời gian.
* Trong năm tài khóa 2015, nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam dự kiến là bao nhiêu, thưa ông?
- Ông Mori Mutsuya: Nhật Bản sẽ duy trì ít nhất là bằng mức của năm tài khóa 2013 (ước đạt hơn 165 tỉ Yen). Hiện JICA đang thực hiện 150 dự án, trong đó tiếp tục triển khai mới 13 dự án mới nữa. Trong năm tài khóa tới đây, chúng tôi sẽ chú trọng vào một số lĩnh vực như: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế; tăng cường hiệu quả của đầu tư công… Theo đó, Việt Nam vẫn là đối tác lớn nhất của Nhật Bản, là quốc gia đứng đầu thế giới cả về số lượng và tổng kinh phí nhận viện trợ ODA mà JICA hỗ trợ.
* Xin trân trọng cảm ơn!
Clip: Cầu Nhật Tân - một trong những công trình sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản đã hoàn thành trong năm 2014. Nguồn: YouTube/ HNM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét