Thời nhà Thương đời Vua Trụ của Trung Quốc cổ, có hai anh em ông Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc - nước chư hầu của Trụ - nổi tiếng là người hiền. (Người có đạo đức tốt, có kiến thức sâu rộng, nói như thời nay... xưa là "Vừa Hồng vừa Chuyên".
Hai ông này thấy Cơ Phát mang đại quân cùng các chư hầu đi đánh vua Trụ thì đứng ra can ngăn. Cơ Phát không nghe, cứ tiến quân đánh Trụ. Trụ vương bị đại bại, tự thiêu mà chết. Cơ Phát lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu/Châu, sử gọi là Châu Vũ Vương. Các chư hầu đều tôn thờ nhà Châu. Riêng Bá Di và Thúc Tề xấu hổ về việc đã can ngăn vua Châu diệt Trụ bạo chúa, bèn đi bụi, ăn ở lang thang bệ rạc trên đường phố. Châu Vũ Vương thấy thương tình, cho dựng nhà công quán như nhà khách chính phủ bây giờ, cắt cử người chăm sóc rất tử tế: Ba ngày một bữa tiệc nhỏ, nửa tháng một bữa tiệc to, ở nhà máy lạnh, đi xế hộp nhãn Roll Royce Ghost trị giá hơn 10 tỷ VN đồng, sang trọng ngang Cường Đô la nước Cà Lồ nhưng vẫn không cám ơn nhà Châu.
Có Hai tiểu bảo phục vụ nhà khách, trực tiếp chăm sóc Bá Di và Thúc Tề, một người bồi bàn, một người bồi phòng bực lắm, than thở cùng nhau. Gã họ Vi (gọi là Vi tiểu bảo), làm chân chạy bàn nói:
- Hai ông già này thật quá thể đáng. Chúa thượng ưu ái đủ điều, đã không cám ơn được lời nào thì chớ; như ta với chú em đây hết lòng hầu hạ, hai lão cũng chẳng cám ơn được lời nào. Thật xấu hổ khi xem VTV1 của nước Cà Lồ, mỗi khi biên tập viên mời phát thanh viên thời tiết lên hình, đều được lời "cám ơn chị Thu Hà", "cám ơn chị Tuyết Mai"... rất lịch sự.
- Vi đại ca chấp làm gì mấy lão "Văn hóa lầun*" ấy làm gì!
Chuyện vớ vẩn thế chẳng mấy lúc đến tai hai ông. Bá Di và Thúc Tề thấy hai đứa Tiểu bảo chê mình "Văn hóa lầun" tức lắm, bàn nhau bỏ nhà khách vào rừng tìm rau vi để ăn, quyết không ăn thóc nhà Châu nữa (sử Tàu gọi là "bất ngật cốc Châu gia" 不 吃穀周家).
Ăn mãi rau vi, người ốm yếu gày gò, Thúc Tề bàn với anh cả Bá Di:
- Đại ca ơi! Hay là chúng ta lại về nhà khách chính phủ ăn ở cho đình huỳnh, chịu khó hàng ngày "Thank chúng nó vài phát" cho nó khỏi nói ra nói vào mà mình có cái ăn đỡ đói. Mình bi chừ là "dân" rồi, mà dân thì "dĩ thực vi thiên" - dân lấy cái ăn làm trời mà, xá gì chuyện Thank hay Thankn't.
Bá Di không chịu:
- Dẹp ba cái chuyện về lại công quán đi. Đã bảo Thankn't là rứt khoát không Thank! Chú em suốt ngày bận rộn tìm kiếm rau vi, không vào Facebook mà xem, những người văn hóa đầy mình ở đấy cũng có thank đâu. Ta thấy có gã "Haha hôhô" gì đó mở trang Group blog cho các bạn học lớp 8,9,10,11,12 abcdeg gì đó, tuần tuần viết bài, ngày lễ ngày tết, sinh nhật, (tử nhật) gì gì đều làm Vimeo chúc mừng (chia buồn) bạn bè nhiệt liệt, thế mà mấy ông bạn vàng của gã vào xem, nhận chúc mừng xong rồi cắp đít ra về, chẳng có lời thank nào, like nào hết mà có ai bảo họ là "Văn hóa lầun" đâu. Mấy thằng tiểu bảo lại dám bảo hai huynh đệ ta là "Văn hóa lầun" thì tức chết đi được. Không về, không ăn thóc nhà Châu, không thank tiểu bảo là rứt khoát không về, không thank gì sất.
Ở trong rừng, ăn toàn rau vi, thiều đủ loại vi ta min, hai lão mắc ung thư ... miệng, được mấy tháng thì chết. Hồn hai lão nhập vào con chim đa đa, suốt ngày kêu "Bất ngật cốc Châu gia 不 吃穀周家, Thank not, thank not a". Con chim này người Việt gọi là chim "Bắt cái tép kho cà**" .
Chim Bắt cái tép kho cà "不 吃穀周家" Chuyện này đã được Đại văn hào Trung Quốc Luxin viết thành truyện hẳn hòi chứ không phải haha hôhô bịa toàn tập đâu nha, không tin thì mở "Chuyện cũ viết lại" của nhà văn này mà xem"! Haha hôhô có bịa thêm tý nào thì cũng là bịa thôi.
GHI CHÚ:
-------------------------------------------
1) Thời nhà Châu, người tàu không nói được âm tròn môi "u", cứ âm "u" thì đọc là "âu" hoặc "o" hoặc "ô" .. Mãi đến cuối đời Tần, dân chúng thấy vợ Hạng Võ là Ngâu Cơ đẹp quá, cứ tròn miệng ra mà khen "u" cha! "u" cha là đẹp. Kêu mãi thành quen, mới goi Ngâu Cơ là nàng Ngu Cơ, từ đấy người Hán mới nói được âm "u" Người Việt thì vẫn gọi mẹ là "u" từ thuở vua Hùng dựng nước nên không bị nhịu âm này. Xem tài liệu về ngữ âm học cổ đại của Bernhard Karlgren (tập ngữ vựng Grammata Serica Recensa) cũng có nói đến sự biến âm của từ Hán cổ đại.
1) Thời nhà Châu, người tàu không nói được âm tròn môi "u", cứ âm "u" thì đọc là "âu" hoặc "o" hoặc "ô" .. Mãi đến cuối đời Tần, dân chúng thấy vợ Hạng Võ là Ngâu Cơ đẹp quá, cứ tròn miệng ra mà khen "u" cha! "u" cha là đẹp. Kêu mãi thành quen, mới goi Ngâu Cơ là nàng Ngu Cơ, từ đấy người Hán mới nói được âm "u" Người Việt thì vẫn gọi mẹ là "u" từ thuở vua Hùng dựng nước nên không bị nhịu âm này. Xem tài liệu về ngữ âm học cổ đại của Bernhard Karlgren (tập ngữ vựng Grammata Serica Recensa) cũng có nói đến sự biến âm của từ Hán cổ đại.
Chim bắt cô trói cột
2) Chim "不 吃穀周家 / Bắt con tép kho cà" theo một số nhà điểu học VN thì có tên khoa học là Francolinus pintadeanus thuộc bộ Gà (Galliformes), họ Trĩ (Phasianidae), nó khác với chim "bắt cô trói cột" tên khoa học: Cuculus micropterus là loài chim thuộc họ Cu cu mà người tàu gọi là "họ chim đỗ quyên".,
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét