Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ VƯƠNG TRÍ NHÀN



Paul Nguyễn Hoàng Đức
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn vừa viết một bài rất kỹ lưỡng, thấu đáo, cảnh tỉnh, hay về ngôn ngữ của người Việt có tên “Sự tha hóa của lời nói”.
Thấy anh Ngô S. Đồng Toản, viết comment mời, nên tôi xin tham gia mấy lời trao đổi với anh Vương Trí Nhàn:
Nói chung tôi thấy anh viết kỳ khu, chi tiết, kỹ lưỡng, tính giáo dục cao, nhiệt huyết, và hay, nhưng tôi có chút ý kiến riêng:
1- Tất cả các phương ngôn trên đời đều chứa 2 mặt, tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn một ông chủ khuyên công nhân làm việc tích cực rằng “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Nhưng đến chiều công nhân đòi trả lương thì ông lại bảo “Thành La Mã không xây trong một ngày”. Cho nên người đời bảo “Chân lý cho kẻ này là sống, cho kẻ kia là lợi dụng”. Tất cả những kẻ vụ lợi đều trí trá lấy mặt trái, mặt tiêu cực của phương ngôn để lợi dụng.
2- Người Việt cũng muốn sự thật lắm, họ bảo “nói phải củ cải cũng nghe”. Họ còn nói:
“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”
Họ còn phân biệt “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết” và “Miệng kẻ sang có gang có thép, đồ kẻ khó vừa nhọ vừa thâm”.
3- Nhưng cái căn bản của người Việt là tiểu nông, như Khổng Tử nói “Hương nguyện đức chi tặc giã”, tức nhà quê là hại đức. Người Hán xác định không thay đổi: kẻ sống phù du là được chăng hay chớ, đó cũng là hạng tiểu nhân tùy tiện, lựa lời đón ý. Chúng ta biết người Hán có một phương ngôn hiện đại: “Đúng hay sai đều không quan trọng, quan trọng là nói trúng ý chủ nhân”. Đấy rõ ràng là phẩm chất nô tài.
4- Người Việt thường không có chính kiến, hay nói nước đôi, để tiện đâu chui đấy, cửa nào cũng lọt, cửa nào cũng thoát. Bình thường họ có thể thích những gì đạo đức hay cao quí, nhưng khi lâm sự, thấy cần phải đổi sắc họ đổi liền theo kiểu
Người khôn ăn nói nửa chừng
Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo
Vì thế về tư tưởng người Việt luôn học mót, và rất khó có sự trưởng thành về ý thức. Tôi đã từng gặp một anh Quyền viện trưởng, anh ta bảo “lời nói gió bay cũng tốt chứ sao”. Tôi không còn biết gì hơn là im lặng một cách tê liệt. Con người có học cao mà còn như thế, làm gì có cửa để nói chuyện với anh ta?
Tóm lại, cái ngôn ngữ của người Việt thường lươn lẹo lèo lái chẳng qua là cái căn tính vụ lợi của nô tài. Chứ chẳng có gì khó hiểu cả. Nếu chúng ta bỏ quên đặc tính này thì sẽ thấy khó lý giải.
Xin chia sẻ cùng anh Vương Trí Nhàn.
Paul Đức 21/4/2015
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: