(GDVN) - "Chúng tôi phải cho Trung Quốc thấy, họ không phải chủ sở hữu của Biển Đông"
Trung Quốc định lấy Việt Nam, Philippines làm "bia đỡ đạn"?Hồng Lỗi la làng: Có nước "bắt cóc" ASEAN?!Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines thúc đẩy COC
Máy bay tuần tra Hoa Kỳ đặt tại Nhật Bản đã và đang tuần tra bầu trời Biển Đông. Ảnh: Bloomberg. |
Reuters ngày 29/4 đưa tin, các nhà lãnh đạo quân sự Nhật Bản đang xem xét khả năng tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông nhằm phản ứng lại trước các hành động theo thang gay gắt của Trung Quốc để khẳng định yêu sách lãnh thổ hàng hải (bất hợp pháp), nguồn tin giấu tên người Nhật gần gũi với các cuộc đàm phán cho biết.
Cho đến nay các cuộc thảo luận vẫn diễn ra trong nội bộ lãnh đạo quân đội Nhật Bản, nhưng bất kỳ sự triển khai nào để bắt đầu tuần tra sẽ cần sự chấp thuận của chính quyền dân sự. Tuần tra trong khu vực Trung Quốc thúc đẩy yêu sách (bành trướng) lãnh thổ bao gồm cả hoạt động xây dựng cải tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) có nguy cơ làm mất lòng Bắc Kinh.
Nhưng các quan chức quốc phòng Nhật Bản lo rằng nếu họ không làm gì sẽ chỉ khiến Trung Quốc nhanh chóng áp đặt quyền lực của mình ở Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch trọng yếu của các tàu bè Nhật Bản. "Chúng tôi phải cho Trung Quốc thấy, họ không phải chủ sở hữu của Biển Đông", nguồn tin Nhật Bản nói với Reuters.
Trong khi đó một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, để bắt đầu tuần tra bầu trời Biển Đông, Tokyo có thể yêu cầu Philippines cho phép Nhật Bản truy cập các căn cứ không quân phục vụ mục đích cứu trợ thiên tai và các hoạt động liên kết huấn luyện khác. Điều này sẽ giúp máy bay Nhật Bản có thể tuần tra dài hơi hơn ở Biển Đông.
Ảnh chụp vệ tinh tháng 11/2014 đảo nhân tạo Trung Quốc xây bất hợp pháp ở đá Tư Nghĩa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: CSIS. |
Hiện tại Philippines chưa có quy chế nào cho việc này, nhưng Tổng thống Benigno Aquino III sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng Sáu tới, chắc chắn các vấn đề về Biển Đông sẽ được đặt lên bàn thảo luận. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói với các phóng viên sau hội đàm với ông Shinzo Abe hôm Thứ Ba rằng, hai nước chia sẻ mối quan ngại về các hoạt động xây dựng cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cũng theo ông Obama, Mỹ và Nhật đã thống nhất cam kết đảm bảo tự do hàng hải, duy trì luật pháp quốc tế. Hướng dẫn hợp tác quốc phòng mới Mỹ - Nhật sẽ giúp lực lượng vũ trang 2 nước linh hoạt hơn và Nhật Bản có thể đảm nhiệm vai trò, trách nhiệm lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trước đó vào tháng Giêng, Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã nói với Reuters, Mỹ chào đón Nhật Bản tuần tra chung ở Biển Đông. Bình luận của Thomas đã được chào đón bởi một số quan chức quốc phòng Nhật Bản. Nó giúp phá vỡ rào cản tâm lý bởi lâu nay thảo luận công khai các hoạt động cụ thể ở Biển Đông vẫn là một điều nhạy cảm, cấm kỵ.
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét