Giới thiệu tập thơ Xáo chộn chong ngày của Bùi Chát
NXB Giấy vụn, Sài Gòn, 2003.
NXB Giấy vụn, Sài Gòn, 2003.
Những khuôn mặt thơ xu hướng cách tân thời gian qua như: Nguyễn Quang Thiều, Trần Tiến Dũng, Mai Văn Phấn, … dẫu nỗ lực đến đâu dường như vẫn ít nhiều kéo lê theo mình không khí miền quê, ruộng đồng Việt Nam – nơi họ sinh ra, sống, hoặc chịu dư hưởng của khí hậu văn chương trước đó. Bùi Chát cắt đứt hẳn. Như Nguyễn Quốc Chánh hôm nay hay xa nữa, Thanh Tâm Tuyền… đã làm. Đây là thứ thơ thuần đô thị, thứ thơ của đường phố.
Nhưng khác thế hệ đàn anh, Bùi Chát không nhăn trán siêu hình hay trằn trọc thế sự to tát. Hắn thoải mái nói về lông, lá, miệng, lưỡi… hắn với mớ đối tác lỉnh kỉnh xung quanh hắn nơi cái lỗ của hắn trong tầng hầm riêng hắn cùng ba thứ rắc rối của chính hắn, – những “xáo chộn chong ngày” rất ư là vặt vãnh của cá thể hắn. Chính “xáo chộn” này cộng với bản năng thi sĩ đã nhào nặn một Bùi Chát đánh hơi và khám phá nhiều bất ngờ: quan sát bất ngờ, lối nói bất ngờ, tứ thơ chuyển bất ngờ…
Đừng đòi hỏi ngôn từ đẹp đầy tính “văn chương” trong tập thơ này, thứ ngôn từ lâu nay thiên hạ cứ nghĩ thế mới là thơ, thơ đích thực. Ngôn ngữ Bùi Chát là lời nói hàng ngày của người hẻm phố, hơn nữa – tầng lớp dưới đáy xã hội, có lẽ. Không dừng lại ở đó, Bùi Chát còn cố ý đẩy ngôn ngữ thơ mình đến tận cùng của thường nhật, mặt trái của thường nhật: mảnh vụn hơn, manh mún hơn nữa – nó ở bên kia cõi xa xỉ trí thức. Bằng xáo trộn các yếu tố tạo từ: nhại triệt để giọng Bắc với các phụ âm đầu tr/ch, s/x, gi/r… (tiếc là Bùi Chát đã không làm tới với âm chính, phụ âm cuối và cả thanh của giọng Trung hay Nam. Muốn dành lại cho tập sau chăng?)
Thứ thơ rác [rưởi] đặc hiệu này lần đầu xuất hiện ở Việt Nam, có lẽ. Nó mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ chúng ta. Nó buộc chúng ta quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa – Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không?
Tập thơ Xáo chộn chong ngày – phạm thánh, phạm thượng, phạm chữ, phạm nghĩa, phạm cả các khái niệm lâu nay thế giới văn minh tôn sùng như thứ không thể phạm. Nhưng hãy dẹp mấy thứ đó cho nhà luân lí, nhà ngôn ngữ, nhà hoạt động xã hội… phán. May: Bùi Chát đã không phạm con người!
Nhưng khác thế hệ đàn anh, Bùi Chát không nhăn trán siêu hình hay trằn trọc thế sự to tát. Hắn thoải mái nói về lông, lá, miệng, lưỡi… hắn với mớ đối tác lỉnh kỉnh xung quanh hắn nơi cái lỗ của hắn trong tầng hầm riêng hắn cùng ba thứ rắc rối của chính hắn, – những “xáo chộn chong ngày” rất ư là vặt vãnh của cá thể hắn. Chính “xáo chộn” này cộng với bản năng thi sĩ đã nhào nặn một Bùi Chát đánh hơi và khám phá nhiều bất ngờ: quan sát bất ngờ, lối nói bất ngờ, tứ thơ chuyển bất ngờ…
Đừng đòi hỏi ngôn từ đẹp đầy tính “văn chương” trong tập thơ này, thứ ngôn từ lâu nay thiên hạ cứ nghĩ thế mới là thơ, thơ đích thực. Ngôn ngữ Bùi Chát là lời nói hàng ngày của người hẻm phố, hơn nữa – tầng lớp dưới đáy xã hội, có lẽ. Không dừng lại ở đó, Bùi Chát còn cố ý đẩy ngôn ngữ thơ mình đến tận cùng của thường nhật, mặt trái của thường nhật: mảnh vụn hơn, manh mún hơn nữa – nó ở bên kia cõi xa xỉ trí thức. Bằng xáo trộn các yếu tố tạo từ: nhại triệt để giọng Bắc với các phụ âm đầu tr/ch, s/x, gi/r… (tiếc là Bùi Chát đã không làm tới với âm chính, phụ âm cuối và cả thanh của giọng Trung hay Nam. Muốn dành lại cho tập sau chăng?)
Thứ thơ rác [rưởi] đặc hiệu này lần đầu xuất hiện ở Việt Nam, có lẽ. Nó mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ chúng ta. Nó buộc chúng ta quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa – Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không?
Tập thơ Xáo chộn chong ngày – phạm thánh, phạm thượng, phạm chữ, phạm nghĩa, phạm cả các khái niệm lâu nay thế giới văn minh tôn sùng như thứ không thể phạm. Nhưng hãy dẹp mấy thứ đó cho nhà luân lí, nhà ngôn ngữ, nhà hoạt động xã hội… phán. May: Bùi Chát đã không phạm con người!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét