Ai đe dọa an ninh Biển Đông?
Liệu điều này có xuất phát từ mong muốn ngăn chặn sự hoành hành của hải tặc trong khu vực? Nhà khoa học chính trị Nga Dmitry Mosyakov, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Phương đưa ra nhận định rằng, đấy chỉ là một nguyên nhân nhỏ. Thực chất theo ý kiến của ông...
“Đề nghị này là một nỗ lực thu hút Nhật Bản tham gia chính sách của Mỹ ở Biển Đông. Đây là đòn công kích nhằm vào Trung Quốc, một bước tiến mới đẩy xung đột leo thang ở khu vực. Đồng thời, đó cũng là mong muốn lôi kéo Việt Nam, trói quốc gia vào mưu đồ của Mỹ ở Đông Nam Á, buộc Việt Nam đi chệch khỏi chính sách đối ngoại đa vector với khả năng rộng về lựa chọn bạn bè. Đề xuất của Mỹ với Nhật Bản chính là nỗ lực đẩy xung đột ở Đông Nam Á sang một hình thức đối đầu mới, và khía cạnh này là điều rất nguy hiểm.”
Xung đột ấy vốn kéo dài nhiều năm và diễn ra uể oải, - chuyên gia Nga nhận xét. - Tất nhiên, có xuất hiện những phát ngôn gay gắt, ví dụ người Trung Quốc nói bất kỳ tàu chiến các nước phải xin phép Bắc Kinh để di chuyển trên Biển Đông, rằng Trung Quốc sẽ áp đặt vùng cấm bay. Nhưng tất cả mới là những phát ngôn. Nhìn chung, phần lớn những gì liên quan đến mâu thuẫn đều thuộc về lĩnh vực tuyên truyền chứ không phải hành động gay gắt. Một trong số ít vụ việc vượt ra ngoài phạm vi của tình hình là việc Trung Quốc năm ngoái bố trí giàn khoan trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay lập tức, từ phía Hoa Kỳ thốt ra những tiên đoán rằng đó chỉ là bước đầu, sau giàn khoan này sẽ xuất hiện những giàn khoan mới. Mọi cái không diễn ra như vậy, giàn khoan có kế hoạch làm việc đến tháng Mười đã sớm rời khỏi khu vực ngay trong tháng Bảy, mà trước hết là nhờ vào những cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề này.
Có thể nói cuộc xung đột ở Biển Đông đã có qui chế mới. Các hoạt động tham vấn ngoại giao, đàm phán là giải pháp duy nhất để tăng cường bảo vệ tình hình, còn nhiệm vụ khó coi của Hoa Kỳ lại là phá vỡ nó.
“Ở đây không có gì là bất thường, - nhà phân tích chính trị Nga cho biết. – Tại nhiều quốc gia và khu vực, Hoa Kỳ cũng theo đuổi mục đích như vậy - phá vỡ sự cân bằng của các thế lực hiện hữu, kích động xung đột, nhờ đấy làm tăng sự lệ thuộc của các bên xung đột vào lập trường của Mỹ.”
Ví dụ mới nhất khẳng định điều này chính là đề xuất của Mỹ với Nhật Bản tham gia bảo vệ các tuyến giao thông hàng hải hầu như ít bị đe dọa, - ông Dmitry Mosyakov kết luận. Theo học giả Nga, đó là nỗ lực mới của Mỹ làm leo thang xung đột. Động thái này cũng không khác mấy các hoạt động diễn tập của Hải quân Mỹ cách đây một năm, đã dẫn tới vụ va chạm giữa các tàu của Mỹ và Trung Quốc.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_02_04/282685621/
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_02_04/282685621/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét