Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Trước tiên, hãy phá bỏ hết những lề thói tư duy thông thường


Bìa trước
01-01-2009 - 49 trang

Các nhà quản lý tài ba nhất thế giới có rất ít những điểm giống nhau. Họ khác nhau về giới tính, chủng tộc và tuổi tác. Họ sử dụng những cách thức hết sức khác nhau và nhắm vào những mục tiêu khác nhau. Tuy có những khác biệt như vậy, các nhà quản lý tài ba này đều có chung một điểm: Khi làm bất kỳ điều gì, trước tiên họ phá bỏ hết thảy những quy tắc của lề thói suy nghĩ thông thường. Họ không tin người ta có thể đạt cho bằng được. Họ không cố gắng để giúp người ta vượt qua những khuyết điểm. Họ luôn coi nhẹ Quy tắc Vàng. Và, họ thậm chí còn hành động thiên vị nữa.

… Nhưng, quyển sách đáng kinh ngạc này sẽ giải thích tất thảy những vấn đề tưởng như bất thường đó.

Marcus Buckingham và Curt Coffman của Tổ chức Gallup trình bày những phát hiện xuất sắc trong nghiên cứu qui mô và chuyên sâu của họ về các nhà quản lý tài ba trong mọi loại tình huống. Một số là những lãnh đạo đương chức. Một số là những nhà giám sát. Một số đã làm việc trong những công ty được xếp vào loại 500 công ty nhỏ, đầy chất doanh nhân. Bất kể tình huống của họ là gì, các nhà quản lý mà cuối cùng đã trở thành mục tiêu trong cuộc nghiên cứu của Gallup, luôn luôn là những người đã xuất sắc trong việc biến tài năng của mỗi nhân viên thành năng suất.

Trong thị trường lao động căng thẳng ngày nay, các công ty đang cạnh tranh để tìm kiếm và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, bằng cách sử dụng tiền lương, các lợi ích, các đề bạt và huấn luyện. Nhưng các nỗ lực rất thiện chí này thường lại không đạt được mục đích. Các nhà quản lý tuyến đầu (những ngưòi giám sát trực tiếp tại chỗ) chính là chìa khoá để thu hút và giữ gìn những nhân viên tài ba. Bất kể mức lương rộng rãi đến đâu, nổi tiếng về huấn luyện đến mức nào, một công ty thiếu những nhà quản lý tuyến đầu tài ba thì sẽ chịu những thiệt hại hơn. Buckingham và Coffman giải thích cách mà các nhà quản lý giỏi lựa chọn nhân viên theo tài năng rằng, họ thiết lập các kỳ vọng thay vì xác định những kết quả đúng thay vì những bước đúng; họ động viên nhân viên của mình bằng cách dựa vào những mặt mạnh độc đáo của mỗi người, chứ không phải cố gắng sửa chữa các khuyết điểm của anh ta; và, sau hết, các nhà quản lý giỏi phát triển nhân viên của mình qua việc tìm sự thích hợp cho mỗi người, chức không phải hướng đến chức vụ kế tiếp. Và có lẽ quan trọng nhất, công trình nghiên cứu này (lúc đầu có đến hàng ngàn câu hỏi điều tra khác nhau về chủ đề ý kiến nhân viên) đã đúc kết và đưa ra được mười hai câu hỏi đơn giản. Chỉ với mười hai câu hỏi nhưng có thể xác định được những phòng ban mạnh nhất trong vô số những phòng ban khác của một công ty. Đây chính là quyển sách đầu tiên được cái thước đo cực kỳ quan trọng ấy và chứng minh được mối liên hệ giữa ý kiến nhân viên với năng suất; lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng và tỷ lệ lãi trên vốn đầu tư.

Quyển sách này chứa đựng những bài học thật sinh động về thành tích và sự nghiệp cho các nhà quản lý ở mọi cấp độ, và tuyệt hơn cả là sách chỉ cho bạn cách áp dụng chúng vào tình huống riêng của mình. - “Thế đấy! Với cái nhìn thấu suốt đầy sức thuyết phục, dựa trên dữ liệu hùng hồn của Gallup, Buckingham và Coffman đã xây dựng nền tảng vững vàng về công cuộc quản lý có hiệu quả. Lần đầu tiên, một lối đi rõ ràng đã được nhận diện để tạo ra những nhân viên gắn bó và những đơn vị làm việc có năng suất cao. Nó đã làm thay đổi con đường mà tôi đang theo để phát triển các nhà quản lý. “Trước tiên, hãy phá bỏ hết những lề thói tư duy thông thường” đúng là một nguồn hết sức quan trọng cho mọi nhân viên giám sát tuyến đầu não, cho các nhà quản lý bậc trung và cho cả các nhà lãnh đạo cấp cao” - Michael W. Mor-rison, ĐH Toyota. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: