Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

"Tàu ngầm đến giờ cũng chỉ mới biết bơi"


Cái nước mình nó thế! sáng chế chưa ra hồn vía đầu đũa đã la làng vì sợ người ta không biết tài mình, còn báo chí chỉ biết ôm máy tới quay chụp, phỏng vấn búa xua rồi đăng tin trời ơi đất hỡi. Chiện "tàu ngầm", "máy bay" "xe tăng" mấy năm qua hết ông A đến ông B, rồi C... chế ra con X, Y, X... Thợ Cạo quan tâm coi tin ảnh chưa thỏa mãn, lùng tìm video coi có phải dzậy hông? - Thất vọng! chưa thấy con nào thật sự đúng nghĩa cái tên, máy bay xành xạch khỏi mặt đất thì quay, tàu ngầm xuống lập lờ mặt nước đã xài ống thở, xe độ bọc thép gọi là xe tăng...
Mới đây báo chí làm rùm beng anh Lê Ngà ở Huế chế tạo tàu ngầm điều khiển từ xa có thể lặn hàng giờ, sâu cả chục mét, thế là cực chẳng đã ông Giám đốc Sở KHCN đến tận nhà anh Ngà để coi thực hư, kẻo thiên hạ cho rằng thiếu quan tâm đến nhơn tài nước nhà. Qua xem xét ông cho rằng nó như thể đồ chơi hổng có khả năng lặn được, anh Ngà giận ông Nam giám đốc dìm hàng cố tình bóp méo sự thật, anh nói tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy vô tư trên sông Hương, vậy mà giám đốc Sở KH-CN nói không chạy được là sao?.
Thợ Cạo tui coi tất cả các ảnh báo đăng không thấy tấm nào có cảnh tàu ngầm lặn cả, soi tiếp video, bạn xem như dzầy gọi là lặn sao?


Giám đốc Sở KHCN trực tiếp thử sức Tàu ngầm Hoàng Sa

(Tin tức thời sự) - Nhà nước chưa có quy định hỗ trợ cho các cá nhân trong việc nghiên cứu khoa học mà chỉ hỗ trợ các tổ chức, đơn vị (có tư cách pháp nhân).
Đó là ý kiến thông tin từ ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Thừa Thiên Huế khi thăm ông Lê Ngà (50 tuổi) trú ở 38B đường Thánh Gióng, TP.Huế là người chế thành công tàu ngầm Hoàng Sa.
Thể hiện tình yêu Tổ quốc!
Ông Trần Ngọc Nam cho biết: "Qua báo chí nói về mô hình tàu ngầm Hoàng Sa do anh Lê Ngà chế tạo thì đích thân tôi có đến nhà anh Lê Ngà để xem xét, kiểm chứng.
Theo tôi, mô hình tàu ngầm Hoàng Sa có vận hành được đâu, chẳng qua đây là một sự ghi nhận thể hiện sự yêu nước của một người dân đối với Tổ quốc.
Tôi thấy mô hình tàu ngầm đâu có gắn camera, anh Ngà lấy một bình gas rồi sơn vào giống như một chiếc tàu ngầm, sau đó gắn thêm 5 cái mô tơ đằng sau, gắn thêm 5 cái đèn pha, nói chung để làm ra chiếc tàu ngầm này anh Ngà tốn nhiều tiền nhiều bạc lắm đấy!".
Ông Trần Ngọc Nam, giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế đến kiểm tra mô hình tàu ngầm Hoàng Sa do ông Ngà sáng chế.
Ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế đến kiểm tra mô hình tàu ngầm Hoàng Sa do ông Ngà chế.
Ông Nam đánh giá là tàu ngầm này được điều khiển chạy bằng cục pin 12V nhỏ không thể đẩy được một đống sắt nặng như vậy được. Đó là nói về nguyên tắc vận động. Nói như thế là từ ý tưởng đến thực tiễn là một khoảng cách cần phải vượt qua, còn về chuyên môn phải tính toán xem với khối lượng như vậy, chạy trong môi trường như vậy với độ sâu thì áp suất là bao nhiêu, khả năng chuyển động như thế nào cả một quá trình lâu dài.
Rồi ông Nam nói thẳng, chẳng qua anh Ngà đã có mô hình về máy bay, xe tăng, quân chủng nên anh Ngà làm thêm cái tàu ngầm này nữa cho đủ bộ như đam mê.
"Tôi có hỏi ang Ngà là anh làm tàu ngầm Hoàng Sa tốn nhiều tiền như vậy vợ con có nói gì không thì anh Ngà nói là mình làm vì đam mê, trong sáng chứ đâu có đề đóm, cờ bạc, hút sách gì đâu. Nhưng nói trên phương diện sáng tạo thì mình phải khuyến khích người ta, vì đây là đam mê cá nhân của họ. Còn nói về khoa học công nghệ thì sản phẩm ấy phải có giá trị, phải có chuyên môn", ông Nam nói.
Ông Lê Ngà tự hào với tàu ngầm Hoàng Sa do mình sáng chế thành công.
Ông Lê Ngà tự hào với tàu ngầm Hoàng Sa do mình tạo ra thành công.
Phục vụ giải trí là chính
Đề cập đến ý tưởng sáng tạo của ông Lê Ngà, ông Trần Ngọc Nam nhận xét rằng: "Đó có thể là ý tưởng của người chế tạo, chứ hiện nay tàu mô hình chưa chạy được khi chìm hẳn xuống mặt nước và sẽ mất tín hiệu khi khoảng cách giữa người điều khiển và tàu mô hình cách xa hơn 10m.
Hơn nữa hệ thống camera ghi hình cũng chưa được lắp rắp và một số thiết bị khác cũng chưa hoàn thiện nên chưa kết luận chính xác về tính năng của sản phẩm. Vì muốn đánh giá, kết luận về sản phẩm thì phải dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó các thông số kỹ thuật để đáp ứng với môi trường hoạt động phải được tính toán, cân nhắc trước, sau đó mới xét đến tính mới, khả năng ứng dụng và hiệu quả đạt được của sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu mô hình này hoàn thiện cũng chỉ để phục vụ cho hoạt động giải trí như các sản phẩm mô hình khác (máy bay, xe tăng, xe địa hình…)".
Ông Trần Ngọc Nam xem kỹ từng chi tiết trên chiếc tàu ngầm Hoàng Sa.
Ông Trần Ngọc Nam xem kỹ từng chi tiết trên chiếc tàu ngầm Hoàng Sa.
Ông Trần Ngọc Nam cho rằng hiện nay nhà nước chưa có văn bản nào quy định việc hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân trong việc nghiên cứu khoa học mà chỉ hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị (có tư cách pháp nhân), thậm chí ngân sách nhà nước còn tài trợ 100% kinh phí cho các tổ chức trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ.
Riêng ở Sở KH-CN có 2 kênh chính để hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học đó là kinh phí từ Quỹ Phát triển KH-CN và kinh phí sự nghiệp khoa học trong việc thực hiện nhiệm vụ KH-CN.
Tuy nhiên, ông Nam cũng khuyến khích ông Ngà cũng như các cá nhân khác, nếu xét thấy sản phẩm do mình sáng tạo ra có triển vọng, khả thi, mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội thì cá nhân đó có thể đăng ký tham gia dự thi các giải thưởng như Giải thưởng Sáng tạo KH-CN, Giải thưởng Cố đô về KH-CN, hay đăng ký sáng kiến, sáng chế… tại cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, các cá nhân có thể phối hợp, tham gia với một tổ chức, đơn vị nào đó để đại diện đăng ký đề xuất danh mục các nhiệm vụ KH-CN. Từ cơ sở đó, Sở KH-CN sẽ tiến hành các thủ tục theo quy trình để tham mưu cho UBND tỉnh xét duyệt các đề xuất.
Và nếu thuyết minh của tổ chức, đơn vị mà cá nhân đó đề xuất được phê duyệt thì nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai các nội dung như thuyết minh đã được phê duyệt. Nhưng theo ông Nam, tàu ngầm Hoàng Sa của ông Ngà như thực trạng hiện nay nếu có đề xuất thì cũng khó được hội đồng khoa học thông qua.
Tàu ngầm Hoàng Sa của ông Ngà chạy thành công trên sông Hương.
Tàu ngầm Hoàng Sa của ông Ngà chạy trên sông Hương.
Hai vấn đề cơ bản
Ông Trần Ngọc Nam cho biết thêm, ngày 30/1 vừa rồi có đến nhà ông Ngà để xem xét thực tế và có hai vấn đề cơ bản mà ông Ngà vẫn chưa thuyết minh, khẳng định được, đó là về nguyên lý hoạt động và động cơ để vận hành tàu mô hình.
Về nguyên lý hoạt động, theo ông Ngà khi tàu chìm xuống mặt nước thì nước sẽ tràn vào khoang chứa nước, khi muốn nổi lên thì môtơ sẽ đẩy nước ra bằng 2 lỗ nhỏ ở phía trước mũi tàu.
Theo ông Nam, thuyết minh như vậy là chưa hợp lý và thực tế là tàu mô hình chưa chạy được như mong muốn của tác giả. Mặt khác, với sản phẩm nặng 120kg, cộng thêm khoảng hơn 200kg của khối lượng nước, áp suất khi tàu lặn xuống sâu 10m mà anh Ngà chỉ dùng một cục pin có điện thế 12V cho mọi hoạt động chạy, nổi lên, chìm xuống trong gần 1 tiếng đồng hồ là điều không thể…
Đó là ý kiến của cá nhân tôi, còn khi ra hội đồng thì anh Ngà phải thuyết minh được nguồn gốc của sản phẩm (dự án), mục tiêu, sự cần thiết của dự án; chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm; dự kiến hiệu quả đạt được, quy mô và địa chỉ áp dụng.
Người dân Huế đến xem tàu ngầm Hoàng Sa.
Người dân Huế đến xem tàu ngầm Hoàng Sa.
"Nhưng, một tinh thần yêu nước được thể hiện qua những đam mê sáng tạo như thế trong điều kiện kinh tế gia đình không khá giả gì, kiến thức chỉ là tay ngang như ông Ngà thật đáng khâm phục. Với sản phẩm này, anh Ngà nên xác định một cách rõ ràng hơn mục đích của mình khi chế tạo.
Nếu chỉ để giải trí cho chính bản thân thì không cần phải bàn gì thêm. Còn với mục đích nào khác như thương mại hóa sản phẩm chẳng hạn cần phải tính toán lại quy mô sản phẩm, khắc phục các hạn chế của sản phẩm, bổ sung nhiều tính năng khác… để hoàn thiện sản phẩm. Nếu thành công, anh có thể sản xuất để bán ra thị trường như bao sản phẩm khác (máy bay, xe… mô hình)".
Chùm ảnh: Tàu ngầm Hoàng Sa không người lái ở Huế
Hồng Sơn/ Baodatviet

Người chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa thách đố Giám đốc Sở

(Tin tức thời sự) - Ông Lê Ngà, người sáng chế tàu ngầm Hoàng Sa chạy thành công trên sông Hương bức xúc trước nhận xét của giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Thừa Thiên Huế.
Ông Lê Ngà (50 tuổi) trú ở 38B đường Thánh Gióng, TP.Huế, Thừa Thiên Huế đã tâm sự thẳng những lời gan ruột của mình.
Nói không chuẩn mực
Mở đầu câu chuyện, ông Lê Ngà nói: "Tôi thật buồn khi đọc bài báo trả lời của ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc sở KH-CN Thừa Thiên Huế nhận xét không khách quan, không có tinh thần ủng hộ đối với những người "tay ngang" đam mê sáng chế khoa học như tôi".
Ông Lê Ngà bức xúc trước nhận xét của giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế.
Ông Lê Ngà bức xúc trước nhận xét của giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế.
Ông Trần Ngọc Nam, giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên Huế nói rằng tàu ngầm Hoàng Sa không vận hành được, mà chỉ ủng hộ tinh thần yêu nước của ông Ngà. 
Ông Lê Ngà thẳng thắn: "Ở đây ông Trần Ngọc Nam nói hoàn toàn sai, ông Nam có qua nhà tôi cùng với bốn người trong Sở KH-CN, trò chuyện về cấu hình và tính năng của tàu ngầm. 
Khi về tôi có gởi cho ông Nam Facebook của tôi để cho ông Nam xem clip vận hành tàu ngầm Hoàng Sa  lặn và nổi chạy trên mặt nước diễn ra tại bể bơi ngoài trời của Trung tâm Thể dục thể thao mà Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng cuối tháng 12/2014 nhưng ông Nam không biết có xem không mà lại nói tàu ngầm Hoàng Sa không vận hành được.
Một giám Sở KH-CN mà nói không chuẩn mực thì tội cho người bỏ công làm ra nó, nhà nghèo lại không bằng cấp gì, không ủng hộ, động viên một tài năng mới nảy mầm của địa phương mình mà lại cố tình bóp méo sự thật, trong lúc cả nước từ cơ quan ban ngành, cá nhân động viên tinh thần cả vật chất. 
Tôi làm tàu ngầm này bỏ công sức và tiền bạc trong hai năm với đồng lương công nhân, tôi chỉ làm trong sự đam mê, nhưng không ngờ nó vượt qua sự mong đợi.
Nhưng niềm vui đang dâng trào thì quan điểm nhận xét của ông Trần Ngọc Nam trên báo chí lại xuất hiện khiến cho những người "tay ngang" làm khoa học như tôi rất buồn…".
Trả lời thẳng việc ông Trần Ngọc Nam cho rằng tàu ngầm Hoàng Sa chỉ là một bình ga công nghiệp rồi sơn lên vào giống như chiếc tàu ngầm mà thôi, ông Lê Ngà bức xúc: 
"Thật sự tôi có nói các nhà báo là tàu ngầm Hoàng Sa làm từ bình gas, nhưng làm từ cái gì đi nữa cũng thế thôi nhưng nó chạy, lặn nổi được là một thành công rồi, mà nhìn vào nữa giống tàu ngầm chứ chưa nói đẹp nữa".
Tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy vô tư trên sông Hương, vậy mà giám đốc Sở KH-CN nói không chạy được.
Tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy vô tư trên sông Hương, vậy mà giám đốc Sở KH-CN nói không chạy được.
Trực tiếp theo dõi tàu ngầm Hoàng Sa của ông Lê Ngà lặn chạy trên dòng sông Hương nhưng ông Trần Ngọc Nam lại phản bác cho rằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng pin 12V nên không thể đẩy tàu 120kg được.
Ông Ngà gay gắt: "Ông Nam nói như vậy thì chỉ là giám đốc giấy mà thôi, nếu cá độ thì xin mời ông Nam xem biểu diễn cùng tôi khi nào cũng được, xin mời xem clip của phát lại của VTV Huế sẽ rõ".
Ông Lê Ngà cho biết thêm: "Tôi có chỉ các cửa gương dưới đáy tàu cho đoàn ông Nam xem sau khi hoàng thiện vận hành tốt hơn mới lắp camera để phát màn hình trực tiếp lên bờ, vì tàu chưa hoàn chỉnh nhưng không hiểu sao ông Nam nói đó chỉ là niềm đam mê của món đồ chơi thôi.
Vâng đúng vậy có đam mê mới nặn ra được nó, tôi làm thì tùy theo sức của một người bình thường, sao ở VN các giáo sư tiến sĩ chưa làm được cho đời mà toàn hai lúa và nông dân thôi?".
Nhà khoa học "tay ngang" thách đố Giám đốc Sở KH-CN
Ông Lê Ngà nói: "Ông Nam nói tàu nặng 120kg +200 nước vào nữa làm sao mà cục pin 12V chạy nổi, nói vậy bộc lộ kiến thức cơ khí yếu kém của một giám đốc.
Một lít nước tương đương với một 1kg mà 200kg nước là = thùng phi xăng 200 lít, toàn bộ thể tích trong khoang tàu không chứa hết, huống gì còn có các thiết bị mô tơ, van, các hệ thống bo mạch, không gian để chứa khí nén khi nước vào, và xả ra trở lại nữa. 
Trong đó có hai khoang, khoang chứa thiết bị và khí để nén, và khoang chứa nước để cho tàu lặn, bình thường tàu nổi thôi khi lượng nước vào rất ít chỉ = 3/10 thể tích tàu là nó đã chìm rồi, khoảng dưới 30 lít nước, vậy tàu chìm rất nhanh và nổi cũng nhanh"
Theo ông Lê Ngà: "Tàu ngầm Hoàng Sa toàn bộ kinh phí và công sức tôi tự bỏ ra mà làm chứ chưa xin ai hay một cá nhân hay tập thể nào, tôi chưa mở miệng xin Sở KH-CN Thừa Thiên Huế, còn nhà tôi nghèo tôi không bằng cấp mà làm ra được thì những người giàu có, tiến sĩ kỹ sư đáng ra phải động viên ….
Xin nhớ nhà tôi có Lê Ngọc thạc sỹ dầu khí đang làm dầu khí đang làm ở Sài Gòn là anh em sinh đôi với tôi.
Lê Dũng Trí, Thạc sỹ y khoa, kiến trúc sư Lê Văn Phú…nói vậy tôi không phải xuất thân từ gia đình vô văn hóa đâu mà thấy đó lại nói tầm bậy".
Ông Lê Ngà trong thời gian chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa.
Ông Lê Ngà trong thời gian chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa.
The ông Ngà, ông Nam nói con tàu không lặn được giây nào hết không khác gì bôi nhọ các đài truyền hình và các nhà báo đăng bậy.
"Bước qua năm mới tôi sẽ hoàn thiện con tàu được tốt nhất, sẽ tổ chức một buổi hạ thủy và sẽ mời đại diện các ban ngành có liên quan, trong đó vé mời đầu tiên là ông Trần Ngọc Nam nếu ông muốn vì chưa xong nên chưa hạ thủy, chưa đăng ký lên Sở KH-CN nên ông Nam biết “muộn hơn” trong thiện hạ…", ông Ngà khẳng định.
Gia đình ông Ngà đặt hết niềm tin vào thành công của tàu ngầm Hoàng Sa.
Gia đình ông Ngà đặt hết niềm tin vào thành công của tàu ngầm Hoàng Sa.
Cuối cùng, ông Lê Ngà nói: "Điều cuối cùng tôi muốn làm là chế tạo mô hình máy bay phản lực lên thẳng F35 của Mỹ cho đủ xe tăng, tàu ngầm và máy bay".
Hình ảnh tàu ngầm Hoàng Sa lặn chạy ngày Tết
Hồng Sơn/ Baodatviet
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: