Giải Nobel Văn chương năm 2014 vừa được trao cho Patrick Modiano, nhà văn đương đại nổi tiếng của Pháp, 69 tuổi, tác giả của 27 tiểu thuyết, « bởi nghệ thuật về ký ức mà ông đã sử dụng để gợi lại những số phận con người vô cùng khó hiểu và nhân tình thế thái thời Đức tạm chiếm ».
Gương mặt chính yếu của văn chương đương đại Pháp với nhiều giải thưởng trong đó có Goncourt và Grand Prix của Viện Hàn Lâm Pháp, Modiano còn là một trong những tác giả được yêu mến nhất của độc giả Pháp bởi văn phong giản dị và trong sáng, đức tính khiêm tốn và thành thực, nhưng có lẽ trên hết bởi tài năng cùng tác phong nghiêm túc mà ông dành cho văn chương. Tiểu thuyết gia nổi tiếng chia sẻ rằng viết văn là một công việc “khó chịu”, “mệt mỏi và mất rất nhiều thời gian”. Và để tránh rơi vào “tình trạng bị nản lòng”, với ông không có cách gì hơn là ngồi viết mỗi ngày. Ông ví quá trình viết một cuốn sách như “mò mẫm lái một con tàu” trong sương mù, không biết đi về đâu, đôi khi biết là đã lạc hướng, nhưng không có quyền dừng. Bởi vì “dừng là sẽ bị nước cuốn trôi”.
Ngày 9/10, trước câu hỏi của nhà báo: “Giải Nobel sẽ mang lại cho ông rất nhiều tiền. Thế cuộc sống của ông sẽ có gì thay đổi không ?”, Modiano chân thành trả lời: “Thì vẫn thế thôi. Sống thì vẫn viết. Và mỗi khi viết thì khó nhọc vẫn hoàn khó nhọc…”
Gương mặt chính yếu của văn chương đương đại Pháp với nhiều giải thưởng trong đó có Goncourt và Grand Prix của Viện Hàn Lâm Pháp, Modiano còn là một trong những tác giả được yêu mến nhất của độc giả Pháp bởi văn phong giản dị và trong sáng, đức tính khiêm tốn và thành thực, nhưng có lẽ trên hết bởi tài năng cùng tác phong nghiêm túc mà ông dành cho văn chương. Tiểu thuyết gia nổi tiếng chia sẻ rằng viết văn là một công việc “khó chịu”, “mệt mỏi và mất rất nhiều thời gian”. Và để tránh rơi vào “tình trạng bị nản lòng”, với ông không có cách gì hơn là ngồi viết mỗi ngày. Ông ví quá trình viết một cuốn sách như “mò mẫm lái một con tàu” trong sương mù, không biết đi về đâu, đôi khi biết là đã lạc hướng, nhưng không có quyền dừng. Bởi vì “dừng là sẽ bị nước cuốn trôi”.
Ngày 9/10, trước câu hỏi của nhà báo: “Giải Nobel sẽ mang lại cho ông rất nhiều tiền. Thế cuộc sống của ông sẽ có gì thay đổi không ?”, Modiano chân thành trả lời: “Thì vẫn thế thôi. Sống thì vẫn viết. Và mỗi khi viết thì khó nhọc vẫn hoàn khó nhọc…”
*Thời Đức tạm chiếm
Có thể coi khoảng 4 năm (từ 1940 đến 1944) khi nước Pháp bị quân đội Hít-le chiếm đóng là một nỗi hổ thẹn của lịch sử Pháp. Cho tới bây giờ nước Pháp vẫn còn bị dằn vặt bởi một thời kỳ đen tối đã khiến không ít những con người vốn hiền lành chấp nhận làm chỉ điểm cho phát xít, đẩy hàng nghìn thường dân gốc Do Thái vào các trại tập trung.
Modiano sinh năm 1945, khi Thế chiến II vừa kết thúc, tiếp theo là một tháng ngày lẻ loi, khắc dấu bởi sự vắng mặt thường xuyên của người mẹ diễn viên kịch nói, bởi cái chết rất sớm của người em trai duy nhất, bởi sự thuyên chuyển liên miên các trường nội trú, và có lẽ đặc biệt là bởi hành vi và tung tích bí ẩn của người cha gốc Do Thái. Nhưng sẽ rất vội vã khi cho rằng đó chính là lý do khiến Modiano quan tâm đến vấn đề Do Thái và thời Đức tạm chiếm như một cách giải mã cho cha. Nếu đọc Một tiền án (2005) – tiểu thuyết được coi là mang nhiều tính tiểu sử nhất của ông, ta sẽ nhận thấy sự khách quan của Modiano khi kể về cha mình – một nhà buôn đã kịp kiếm tiền tỉ trong chiến tranh nhờ những cú đầu cơ và những hoạt động mờ ám, người mà chàng trai trẻ đã quyết định cắt đứt liên lạc năm 17 tuổi, chấm dứt những cuộc cãi vã triền miên cùng những hẹn hò chớp nhoáng. Trong Modiano, ý thức chính trị và thế giới quan của người cầm bút được đặt ở vị trí cao hơn hẳn mối quan hệ cá nhân cha-con: “thời kỳ Đức tạm chiếm” trở thành một đề tài sáng tác với những tìm kiếm và thử nghiệm mang tính chất văn chương cùng dấu ấn của riêng ông. Ngay từ tiểu thuyết đầu tiên Quảng trường Ngôi sao được coi như « bản khai sinh của một nhà văn », ông đã không ngần ngại tấn công vào quá khứ dân tộc, làm thức dậy những kỷ niệm tưởng như đã được xếp gọn, những nỗi đau ngỡ như đã liền miệng.
Điều gì đã thực sự xảy ra trong thời Đức tạm chiếm?
Cái gì đã khiến con người biến dạng ?
Gần nửa thế kỷ nay, sáng tác của Modiano xoay quanh những câu hỏi đau đớn đó để mỗi tác phẩm lại đẩy ta sâu hơn nữa vào cõi u buồn của trí nhớ, vào chặng đường kỳ bí tìm lại quá khứ. Trong tiểu thuyết Dora Bruder (xuất bản năm 1997) kể lại cuộc điều tra kỳ lạ về một thiếu nữ Do Thái mất tích trong thời Đức chiếm đóng Paris, nhân vật/tác giả Modiano tự ví mình như « một thân cây mọc từ đống phân của thời Đức tạm chiếm» và phát biểu một cách chua chát: «Rất nhiều bạn bè mà tôi không quen đã ra đi vào năm 1945, năm tôi sinh ra trên đời này».
Có thể coi khoảng 4 năm (từ 1940 đến 1944) khi nước Pháp bị quân đội Hít-le chiếm đóng là một nỗi hổ thẹn của lịch sử Pháp. Cho tới bây giờ nước Pháp vẫn còn bị dằn vặt bởi một thời kỳ đen tối đã khiến không ít những con người vốn hiền lành chấp nhận làm chỉ điểm cho phát xít, đẩy hàng nghìn thường dân gốc Do Thái vào các trại tập trung.
Modiano sinh năm 1945, khi Thế chiến II vừa kết thúc, tiếp theo là một tháng ngày lẻ loi, khắc dấu bởi sự vắng mặt thường xuyên của người mẹ diễn viên kịch nói, bởi cái chết rất sớm của người em trai duy nhất, bởi sự thuyên chuyển liên miên các trường nội trú, và có lẽ đặc biệt là bởi hành vi và tung tích bí ẩn của người cha gốc Do Thái. Nhưng sẽ rất vội vã khi cho rằng đó chính là lý do khiến Modiano quan tâm đến vấn đề Do Thái và thời Đức tạm chiếm như một cách giải mã cho cha. Nếu đọc Một tiền án (2005) – tiểu thuyết được coi là mang nhiều tính tiểu sử nhất của ông, ta sẽ nhận thấy sự khách quan của Modiano khi kể về cha mình – một nhà buôn đã kịp kiếm tiền tỉ trong chiến tranh nhờ những cú đầu cơ và những hoạt động mờ ám, người mà chàng trai trẻ đã quyết định cắt đứt liên lạc năm 17 tuổi, chấm dứt những cuộc cãi vã triền miên cùng những hẹn hò chớp nhoáng. Trong Modiano, ý thức chính trị và thế giới quan của người cầm bút được đặt ở vị trí cao hơn hẳn mối quan hệ cá nhân cha-con: “thời kỳ Đức tạm chiếm” trở thành một đề tài sáng tác với những tìm kiếm và thử nghiệm mang tính chất văn chương cùng dấu ấn của riêng ông. Ngay từ tiểu thuyết đầu tiên Quảng trường Ngôi sao được coi như « bản khai sinh của một nhà văn », ông đã không ngần ngại tấn công vào quá khứ dân tộc, làm thức dậy những kỷ niệm tưởng như đã được xếp gọn, những nỗi đau ngỡ như đã liền miệng.
Điều gì đã thực sự xảy ra trong thời Đức tạm chiếm?
Cái gì đã khiến con người biến dạng ?
Gần nửa thế kỷ nay, sáng tác của Modiano xoay quanh những câu hỏi đau đớn đó để mỗi tác phẩm lại đẩy ta sâu hơn nữa vào cõi u buồn của trí nhớ, vào chặng đường kỳ bí tìm lại quá khứ. Trong tiểu thuyết Dora Bruder (xuất bản năm 1997) kể lại cuộc điều tra kỳ lạ về một thiếu nữ Do Thái mất tích trong thời Đức chiếm đóng Paris, nhân vật/tác giả Modiano tự ví mình như « một thân cây mọc từ đống phân của thời Đức tạm chiếm» và phát biểu một cách chua chát: «Rất nhiều bạn bè mà tôi không quen đã ra đi vào năm 1945, năm tôi sinh ra trên đời này».
*Nghệ thuật về ký ức :
Có lẽ chúng ta đều phải công nhận rằng tuy không phải là một nhà văn vĩ đại, chủ nhân của giải Nobel Văn chương 2014 luôn tìm được những cách viết đẹp về ký ức. Với 27 tiểu thuyết được xuất bản đều đặn, cùng một dung lượng (trên dưới 150 trang), sự nghiệp của Modiano không có đỉnh cao, nhưng dường như đó không phải là mục đích của ông, cũng như ông cũng không có ý định dốc sức đặc biệt cho một tác phẩm nào, không ham muốn tạo dựng một trường phái gì. Các tác phẩm của ông đều là những hành trình tìm lại căn cước được kể bằng những cách khác nhau, luôn từ giản dị tới phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hiện thực tới hư cấu và bao giờ cũng tràn đầy tinh tế tỏa ra từ những câu văn giản dị, trong vắt, được sắp xếp trong một nhịp điệu dịu dàng. Mỗi câu văn là một « đơn vị » như ông định nghĩa, hay như một viên gạch góp phần xây nên một thế giới riêng, thế giới của Modiano như chúng ta đọc thấy, thế giới gồm những kỷ niệm mờ ảo, những hình ma, những tranh tối tranh sáng, những bóng người thoắt ẩn thoắt hiện, những nhân vật bỏ xứ ra đi, vất vưởng giữa đường đời, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cuộc sống trước mắt và dĩ vãng đã bị quên…
Một thám tử tư ở tuổi trung niên quyết định mở cuộc điều tra về căn cước của chính mình, bởi một tai nạn xảy ra từ lâu khiến anh ta chẳng còn nhớ gì về quá khứ. Một cô gái nhìn thấy một phụ nữ không quen trong tàu điện ngầm Paris và tin chắc rằng đó là mẹ của mình, người mà ngay từ bé cô được biết là đã qua đời. Một ông lục tuần hàng ngày không làm gì ngoài ngắm cây và đọc sách về thú rừng, một hôm vô tình tìm được sổ địa chỉ cũ và hy vọng từ đó lần ra manh mối của thời niên thiếu mà giờ đây không để lại dấu vết nào trong ký ức. Một cậu thanh niên bị tai nạn xe hơi, tỉnh dậy trong bệnh viện và nhớ lại tai nạn tượng tự từng xảy ra với cậu cùng những dữ kiện đã chìm nghỉm trong lãng quên suốt nhiều năm qua…
Như thế đấy, mỗi tác phẩm của Patrick Modiano là một hành trình kiếm tìm dẫn đến những cuộc gặp gỡ kỳ lạ, những tình huống bất ngờ, những sự việc khó tin, nhưng hoài nghi và phân vân… Nhưng kết quả như thế nào, căn cước cuối cùng có tìm được không, thì tác giả trích một câu của Stendhal để báo rằng: «Tôi không có khả năng đưa ra hiện thực của các sự việc, mà chỉ có thể mô tả cái bóng của chúng» (Để em không bị lạc trong khu phố ấy, 2014). Điều này thực ra cũng được ông khuyến cáo ngay từ một trong những tác phẩm đầu tay (Biệt thự buồn, 1975), thông qua câu thơ của Dylan Thomas : « Anh là ai, hỡi kẻ quan sát cái bóng? ». Quan hệ giữa cái thực và cái bóng còn được Modiano định nghĩa như sau: chất liệu tiểu sử chỉ có tác dụng khi nó « biến mất trong cái được tưởng tượng ra ». Vấn đề này có vẻ khớp với thổ lộ của ông trong một phỏng vấn về những bí mật của nghề viết: « Khởi điểm bao giờ cũng là một điều gì đó rất rõ ràng, không thuộc phạm vi của hư cấu. Một chi tiết. Hoặc một cảnh tượng. Một điều gì đó đã thực sự xảy ra. Một mẩu của hiện thực. Sau đó, tôi pha trộn những mảnh vụn có thực đó với những gì mà chúng có thể tạo nên. Và thế là trở thành một kiểu hư cấu.»
Có lẽ chúng ta đều phải công nhận rằng tuy không phải là một nhà văn vĩ đại, chủ nhân của giải Nobel Văn chương 2014 luôn tìm được những cách viết đẹp về ký ức. Với 27 tiểu thuyết được xuất bản đều đặn, cùng một dung lượng (trên dưới 150 trang), sự nghiệp của Modiano không có đỉnh cao, nhưng dường như đó không phải là mục đích của ông, cũng như ông cũng không có ý định dốc sức đặc biệt cho một tác phẩm nào, không ham muốn tạo dựng một trường phái gì. Các tác phẩm của ông đều là những hành trình tìm lại căn cước được kể bằng những cách khác nhau, luôn từ giản dị tới phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hiện thực tới hư cấu và bao giờ cũng tràn đầy tinh tế tỏa ra từ những câu văn giản dị, trong vắt, được sắp xếp trong một nhịp điệu dịu dàng. Mỗi câu văn là một « đơn vị » như ông định nghĩa, hay như một viên gạch góp phần xây nên một thế giới riêng, thế giới của Modiano như chúng ta đọc thấy, thế giới gồm những kỷ niệm mờ ảo, những hình ma, những tranh tối tranh sáng, những bóng người thoắt ẩn thoắt hiện, những nhân vật bỏ xứ ra đi, vất vưởng giữa đường đời, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cuộc sống trước mắt và dĩ vãng đã bị quên…
Một thám tử tư ở tuổi trung niên quyết định mở cuộc điều tra về căn cước của chính mình, bởi một tai nạn xảy ra từ lâu khiến anh ta chẳng còn nhớ gì về quá khứ. Một cô gái nhìn thấy một phụ nữ không quen trong tàu điện ngầm Paris và tin chắc rằng đó là mẹ của mình, người mà ngay từ bé cô được biết là đã qua đời. Một ông lục tuần hàng ngày không làm gì ngoài ngắm cây và đọc sách về thú rừng, một hôm vô tình tìm được sổ địa chỉ cũ và hy vọng từ đó lần ra manh mối của thời niên thiếu mà giờ đây không để lại dấu vết nào trong ký ức. Một cậu thanh niên bị tai nạn xe hơi, tỉnh dậy trong bệnh viện và nhớ lại tai nạn tượng tự từng xảy ra với cậu cùng những dữ kiện đã chìm nghỉm trong lãng quên suốt nhiều năm qua…
Như thế đấy, mỗi tác phẩm của Patrick Modiano là một hành trình kiếm tìm dẫn đến những cuộc gặp gỡ kỳ lạ, những tình huống bất ngờ, những sự việc khó tin, nhưng hoài nghi và phân vân… Nhưng kết quả như thế nào, căn cước cuối cùng có tìm được không, thì tác giả trích một câu của Stendhal để báo rằng: «Tôi không có khả năng đưa ra hiện thực của các sự việc, mà chỉ có thể mô tả cái bóng của chúng» (Để em không bị lạc trong khu phố ấy, 2014). Điều này thực ra cũng được ông khuyến cáo ngay từ một trong những tác phẩm đầu tay (Biệt thự buồn, 1975), thông qua câu thơ của Dylan Thomas : « Anh là ai, hỡi kẻ quan sát cái bóng? ». Quan hệ giữa cái thực và cái bóng còn được Modiano định nghĩa như sau: chất liệu tiểu sử chỉ có tác dụng khi nó « biến mất trong cái được tưởng tượng ra ». Vấn đề này có vẻ khớp với thổ lộ của ông trong một phỏng vấn về những bí mật của nghề viết: « Khởi điểm bao giờ cũng là một điều gì đó rất rõ ràng, không thuộc phạm vi của hư cấu. Một chi tiết. Hoặc một cảnh tượng. Một điều gì đó đã thực sự xảy ra. Một mẩu của hiện thực. Sau đó, tôi pha trộn những mảnh vụn có thực đó với những gì mà chúng có thể tạo nên. Và thế là trở thành một kiểu hư cấu.»
*Paris, vẻ đẹp điêu tàn
Lộng lẫy, kiêu sa, với tháp Eiffel, bảo tàng Louvre, quảng trường Vendôme – đó là Paris của du khách nước ngoài.
Rõ ràng, rành mạch, với cái nhìn tổng thể, phố nào ra phố đấy – đó là Paris chụp từ vệ tinh, Paris của Google map.
Paris của Modiano là Paris của tuổi thơ đơn độc với những cuộc bỏ nhà ra đi, những chuyến lang thang vật vờ. Paris của Modiano là Paris của một người trọn đời yêu Paris. Paris dân dã với những ngóc ngách lộn xộn, những quán cà phê bé nhỏ, những khách sạn rẻ tiền, những rạp chiếu bóng lỗi thời… Paris nguy hiểm với những đại lộ ngoại vi rầm rập xe và những địa chỉ ám muội… Paris khó hiểu với những tòa nhà có hai cửa thông ra hai phố : phố này thì tưng bừng ánh sáng, phố kia lại tăm tối âm u… Và Paris của thời Đức tạm chiếm với những khu Do Thái, trường nội trú Do Thái, trại tập trung Do Thái, cục an ninh phụ trách các vấn đề Do Thái, sở Nội vụ, phòng giam, doanh trại, đồn cảnh sát … Paris trở thành một địa điểm của tội ác và nhà văn trở thành thám tử. Đúng vậy, không chỉ các nhân vật của Modiano mới đặt cho mình câu hỏi «chúng ta là ai ? chúng ta từ đâu đến ? », cả Paris trong tác phẩm của ông cũng trăn trở với dĩ vãng u buồn…
Trong Một tiền án, Modiano viết : « tôi chỉ thật sự là tôi khi tôi lang thang một mình trên phố ». Phải chăng với ông, đối diện với Paris cũng đồng nghĩa với đối diện với lương tâm và ký ức?
_____________________
4 tiểu thuyết của Modiano đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam :
– Quảng trường Ngôi sao – Vũ Đình Phòng dịch
– Phố những cửa hiệu u tối – Dương Tường dịch
– Những đại lộ ngoại vi – Dương Tường dịch
– Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối – Trần Bạch Lan dịch.
Lộng lẫy, kiêu sa, với tháp Eiffel, bảo tàng Louvre, quảng trường Vendôme – đó là Paris của du khách nước ngoài.
Rõ ràng, rành mạch, với cái nhìn tổng thể, phố nào ra phố đấy – đó là Paris chụp từ vệ tinh, Paris của Google map.
Paris của Modiano là Paris của tuổi thơ đơn độc với những cuộc bỏ nhà ra đi, những chuyến lang thang vật vờ. Paris của Modiano là Paris của một người trọn đời yêu Paris. Paris dân dã với những ngóc ngách lộn xộn, những quán cà phê bé nhỏ, những khách sạn rẻ tiền, những rạp chiếu bóng lỗi thời… Paris nguy hiểm với những đại lộ ngoại vi rầm rập xe và những địa chỉ ám muội… Paris khó hiểu với những tòa nhà có hai cửa thông ra hai phố : phố này thì tưng bừng ánh sáng, phố kia lại tăm tối âm u… Và Paris của thời Đức tạm chiếm với những khu Do Thái, trường nội trú Do Thái, trại tập trung Do Thái, cục an ninh phụ trách các vấn đề Do Thái, sở Nội vụ, phòng giam, doanh trại, đồn cảnh sát … Paris trở thành một địa điểm của tội ác và nhà văn trở thành thám tử. Đúng vậy, không chỉ các nhân vật của Modiano mới đặt cho mình câu hỏi «chúng ta là ai ? chúng ta từ đâu đến ? », cả Paris trong tác phẩm của ông cũng trăn trở với dĩ vãng u buồn…
Trong Một tiền án, Modiano viết : « tôi chỉ thật sự là tôi khi tôi lang thang một mình trên phố ». Phải chăng với ông, đối diện với Paris cũng đồng nghĩa với đối diện với lương tâm và ký ức?
_____________________
4 tiểu thuyết của Modiano đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam :
– Quảng trường Ngôi sao – Vũ Đình Phòng dịch
– Phố những cửa hiệu u tối – Dương Tường dịch
– Những đại lộ ngoại vi – Dương Tường dịch
– Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối – Trần Bạch Lan dịch.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét