Bữa ăn tạm gọi là “bữa căn cơ”. Thức ăn vừa đủ. Cá, bánh đa
nướng, chút canh sườn. Được mỗi cái là nóng sốt. Món đãi khách của kẻ lõi, đời
từng trải, biết hạn chế phí phạm tối đa.
Có nhiều cách để hiểu khi lão Đợi đưa bà em dâu một triệu đồng.
Lão nói “Anh báo về, thím đã làm cơm, gọi là một chút, thím cầm cho anh vui
lòng”. Bà em dâu cương quyết không cầm. Nói:”Bác về đây như về nhà, em có bán
cơm đâu mà lấy cầm tiền của bác?”.
Thấy lạ. Như kiểu thanh toán sòng phẳng?
Lão Đợi cố ý làm thế, hay vợ chồng người em giữ kẽ?
Không hiểu.
Tốt với nhau thiếu gì cách? “Thanh toán” kiểu này hơi kỳ. Vợ
chồng ông em vào hạng trung lưu. Có thiếu là thiếu biệt thự, xe tỷ chứ hẹp gì
bữa ăn?
Được cái không khí bữa
cơm thân mật, vui.
Ăn ngon nhất là những khi như thế nên cái sự phân vân của tôi
mất đi rất nhanh.
Chỗ quan trọng nhất của chuyến đi bây giờ mới tới.
Lão Đợi bảo “Anh đãi chú tắm bùn”. Mình vốn dân dã không cầu kì,
nghe nói tắm bùn cũng không ham lắm. Với lại nghe đến “bùn” cứ thấy ghê ghê, sờ
sợ thế quái nào ấy. Chả biết bùn sạch hay bùn bẩn, công năng như thế nào đối
với sức khỏe, lại quá nhiều công đoạn rắc rối, nên tôi từ chối. Nể lão thì đi.
Chưa thấy ở đâu có điểm tắm nước nóng, tắm bùn kỳ lạ như chỗ
này. Đây là cơ sở của ông bạn học thời trẻ của lão Đợi hồi cùng trường sư phạm.
Ông ta là dạng hoàng thân quốc thích gì đó với ông tổng nay đã nghỉ.
Thấy nói đầu tư vào đây ngót trăm tỷ, đến giờ vẫn chưa hoàn
thiện. Khu nhà nghỉ dưỡng xây trên đỉnh núi, đến giờ chưa hoàn thiện, đang đứng
trước nguy cơ phá sản vì nợ đầu tư quá mức, hiệu quả thu lại không đáp ứng.
Ông chủ đi vắng, ( chắc là đi đâu đó kêu gọi đầu tư, bà vợ giấu
không muốn tiết lộ ). Bà chủ thoạt đầu lại cứ tưởng người làm công, ăn mặc đơn
giản như người làm thuê, có phần luộm thuộm. Được cái nhanh mồm miệng. lão Đợi
nói nhỏ đủ cho tôi nghe: “Hoa khôi khu vực sáu tỉnh ngày trước đấy”.
Xe theo một lối nhỏ vòng veo lên cái sân tương đối rộng trên
đỉnh. Trước mắt mình là tòa lâu đài đúng hơn là một nhà nghỉ dưỡng.
Khen cho con mắt tài hoa, óc thẩm mỹ của người thiết kế công
trình.
Chủ nhân của nó nói với lão Đợi:” Trước khi xây chỗ này hai vợ
chồng em đi thăm có đến hơn chục nước. Mua mấy bản thiết kế, sau mới chọn kiểu
dáng như bác thấy. Có thể đúng như thế thật khi chúng tôi vào thăm nội thất. Gỗ
làm trần và ốp tường giá cỡ vài ba triệu một mét vuông. Đá lát nền là sứ thủy
tinh hoa văn mạ vàng mang từ bên Ý đại lợi sang. Bồn tắm bằng gỗ đặc biệt đặt
mua mãi trong Nha Trang. Chỉ ở đó mới có cơ sở nhập loại thiết bị bền hơn tứ
thiết trong nước. Từ cái ga trải giường cũng khác thường, chưa nói đến bàn tủ,
thiết bị trong mỗi căn phòng.
Bà chủ nói: “Giá buồng một ngày một đêm dao động từ ba đến năm
triệu”. Toàn bộ khu này cả thảy có hơn trăm buồng như vậy. Đặc biệt mỗi phòng
lại bài trí một kiểu khác nhau, màu tường, di đô cũng mỗi phòng một vẻ. Các bức
tranh trên tường do các họa sĩ thuê từ kinh đô lên chép theo tranh thời phục
hưng của Ý, Pháp. Đặc biệt không có tranh Tàu. Mãi sau này tôi mới biết thêm
một chi tiết nữa về gia chủ. Ông ta năm bảy chín từng giữ chốt trên biên giới,
có lần suýt mất mạng. Có lẽ kỷ niệm này gây ấn tượng mạnh khiến ông mất hứng
thú về tranh thủy mặc vốn nổi tiếng của người Trung Quốc chăng?
- Cái sai lầm chết người của ông chủ công ty nghỉ dưỡng này là ở chỗ nào chú biết không?
- Cái sai lầm chết người của ông chủ công ty nghỉ dưỡng này là ở chỗ nào chú biết không?
Tôi thành thực trả lời chưa rõ. Cái tầm “Vĩ” này quá lớn đối với
tôi. Tôi chưa từng thấy cái đuôi bạch tuộc nào đẹp kỳ cái quái như cái đuôi
này. Nhưng khi nhìn từ trên cao xuống các khu nhà bên dưới thì tôi hiểu. Phía
xa xa là những làng mạc vẫn mang dáng dấp thế kỷ trước. Bên cạnh những ngôi nhà
cao bốn năm tầng vẫn còn rất nhiều những căn nhà tạm bợ, khiêm tốn đến cay mắt.
Những đám ruộng ảm đạm và những chú bò gầy dơ xương. Ngay trung tâm khu nghỉ
dưỡng đường xá nham nhở, nhà cửa xây cất lộn xộn, màu mè chưa giấu được sự gắng
gượng, hụt hơi.
Một cái gì khập khễnh vô duyên kiểu như con công đứng giữa bầy
ngan. Ông chủ đã quá cao hứng mà xây dựng nên khu này. Từ đây về thành phố khá
xa, không gần trung tâm đã đành, lại giao thông chưa phát triển. Nói theo nghị
quyết là “Cơ sở hạ tầng còn khiếm khuyết”. Nó ngự ở một nơi chưa thực đắc địa
vì tỉnh còn nghèo, dân trí không cao. Các thượng đế còn hiếm hoi đến chỗ này.
Bằng chứng là khi chúng tôi đến có duy nhất một đoàn hơn chục
người của cơ quan nào đó đến mua vé, tắm ào cái rồi đi ngay. Không ai ngó ngàng
tới các phòng Víp chúng tôi đi thăm quan vừa rồi.
Có cuộc trao đổi riêng giữa lão Đợi và bà chủ công ty. Tôi đoán
bà ta muốn sang tay cho lão cơ ngơi này.Lão ậm ờ thôi chứ không hứa hẹn điều
gì. Nhưng tôi đoán lão sẽ không mua chỗ này kể cả bà chủ có chấp nhận bán lỗ để
tháo vốn, trang trải nợ nần.
Đúng là người giàu vẫn có cái khổ, cái lo của người giàu. Người
bên ngoài ai chả ước ao được giàu có, sang trọng như bà như chúng tôi vừa nhìn
thấy tận mắt những thứ vừa rồi?
Không phải vô tình lão Đợi đưa tôi đến đây. Cũng không phải lão muốn tạo thanh thế thông qua sự giàu có của các đại gia bạn bè.
Không phải vô tình lão Đợi đưa tôi đến đây. Cũng không phải lão muốn tạo thanh thế thông qua sự giàu có của các đại gia bạn bè.
Lão muốn tạo cho tôi hình thành một phép so sánh. Vì sao mà lão
thành công mà các người kia lại thất bại, hoặc đang dần đi đến thất bại?
Không cần phải suy nghĩ nhiều, cả tôi và bạn cũng thực dễ hiểu
sự hơn hẳn vượt trội của tập đoàn đại gia nhà lão. Một mô hình “Gia đình Việt Nam
giàu có nhờ chữ Đức mà nên” theo lời lão nói.
Không. Cái mô hình ấy từ lâu tôi vẫn rất muốn, vẫn hình dung mãi
mà chưa ra. Năm thằng con trai, năm ông giám đốc, hai ông còn là tổng giám đốc.
Anh em như chân với tay, đầm ấm và trọn mọi bề. Thực sự là không thể chê được.
Dẫu có tâm địa ghen ghét của người nghèo đối với người giàu cũng không thể nghĩ
méo, nghĩ lệch đi về họ được
Nhưng liệu có phải “Phú quý sinh lễ nghĩa” hay còn cái gì khác?
Vì vốn tài nguyên cả một khu vực rộng lớn đang nằm trong tay các con lão hay
nhờ phúc ấm tổ tiên??
Đã hết giai thời để viết về con chó của lão Hạc, hay chai rượu
của Chí Phèo/ Mỗi thời có công việc riêng của nó, chẳng nên lập lại.
Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm hài hiện nay được truyền
tải đủ mọi phương tiện thông tin nhiều đến thế. Thay vì cho những tác phẩm mang
tính xã hội đang nóng, cần sâu sắc nhưng mà nhức buốt. Đó là cách an toàn, lại ăn khách nhất
trong giai đoạn lịch sử chưa hết "Quá độ” này.
Viết cho đúng, cho đủ theo yêu cầu của lão Đợi thật không dễ, thực lòng không mấy hứng thú. Viết theo tâm
cảm và suy nghĩ của riêng mình chắc hẳn sẽ gai góc và khó tránh khỏi rắc rối.
Chưa bao giờ công việc viết lách lại nhiều phức tộp, nguy hiểm như lúc này/
VIẾT HAY KHÔNG VIẾT?
Thằng chuếch thấy tôi buồn buồn, đột nhiên nó hỏi:
- Ông đang nghĩ gì thế, có điều gì làm ông không hài lòng sao?
- Không. Chả có gì. Chỉ là tự nhiên thấy hơi tức ngực, hơi đau
đầu tý thôi – Tôi trả lời nó – Xe trên đường về - Nói thế chứ nói nói gì nữa
đây?
*****
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét