Lê Công Tư
Bệnh viện nằm trên một ngọn đồi. Những buổi trưa ở nơi đây im vắng. Thỉnh thoảng có thể nghe tiếng chim kêu ríu rít trên những cành cây gần cửa sổ. Trong tiếng gió mơ hồ có thể nghe ra sự bất động của thời gian, và không gian thì tựa như một cái giá. Trên đó treo mắc những hình ảnh của những quãng đời đã trôi qua, dễ khiến anh có cảm tưởng là toàn thể cuộc sống hay ít ra là những gì có thể nhớ được về nó đang xuất hiện lần cuối cùng trước khi anh giã từ.
Những mối liến hệ giữa anh với trần gian càng lúc càng trở nên xa xăm, chúng lỏng dần, khiến anh có cảm tưởng là mình không còn khả năng để kiểm soát nhiều thứ. Chỉ có trí nhớ của anh là vẫn còn trong trẻo. Những hình ảnh của những chặng đời đã trôi ra biển bắt đầu xuất hiện trở lại, kể cả những sự kiện không hề gây được một ấn tượng sâu đậm nào trước đó cũng về lại.
Những mối liến hệ giữa anh với trần gian càng lúc càng trở nên xa xăm, chúng lỏng dần, khiến anh có cảm tưởng là mình không còn khả năng để kiểm soát nhiều thứ. Chỉ có trí nhớ của anh là vẫn còn trong trẻo. Những hình ảnh của những chặng đời đã trôi ra biển bắt đầu xuất hiện trở lại, kể cả những sự kiện không hề gây được một ấn tượng sâu đậm nào trước đó cũng về lại.
Tựa những di chỉ, anh có thể đọc và nhìn ra ở nơi đó những tia chớp ngắn ngủi mà anh đã trải qua. Kể cả những ngày vui lẫn những khung trời xám. Tựa một đứa trẻ ôn bài trước lúc đi thi, anh cũng có cảm tưởng là mình đang ôn lại toàn thể cuộc đời mình một lần cuối trước lúc nó đến. Một chuyến lội ngược dòng về quá khứ. Đi vào trong lòng mẹ để đi qua bên kia. Bên đó là cái chết. Nói cho đúng hơn , đó là cái nôi hư không, nơi mà từ đó anh sinh ra .
Anh thanh niên nằm trong góc vừa mới đi đâu về. Anh ta nằm ở đây đã lâu nên đi tới, đi lui trong bệnh viện như là nhà mình vậy. Anh mang về phòng những tin tức, sự kiện đang xảy ra đâu đó trên thế gian. Những thứ đó tựa món quà của một kẻ còn khả năng đi tới, đi lui dành cho đồng loại chỉ còn nằm im một chỗ. Anh ta vừa đi về giường mình vừa nói : “Cô gái mới nhập viện tối hôm qua chết rồi. Đẹp như cô ấy mà chết, uổng quá” .
Anh nằm im nghe gió lộng thổi trên đồi. Nó gợi cho anh cái cảm giác mơ hồ rằng mọi thứ trên đời đều không hề có thật. Kể cả những hoạt động đang diễn ra ở dưới phố lẫn những hình ảnh đang trôi chảy trong đầu.
* *
*
Ở trong góc biệt điện còn sót lại một cây đàn dương cầm của hoàng hậu Nam Phương. Cây đàn ngủ im suốt ngày. Thỉnh thoảng có mấy đứa nhỏ nghịch ngợm lấy tay gõ lên phím nó, vang lên những âm thanh khô lạnh. Có một lần anh bắt gặp một cô đầm da trắng, mái tóc vàng hoe với đôi má bầu bĩnh trẻ thơ, lướt những ngón tay lên những phím đàn đang ngủ im. Anh nghe ra có những âm thanh chợt tỉnh giấc sau lớp bụi dày. Đủ lộng lẫy như từng đã có một thời chúng lẫn vào tiếng sên phách của một mùa yến tiệc. Ngôi biệt điện mỗi năm được sơn quét lại một lần. Nó còn quá mới chưa đủ gây nên những hoài niệm êm ả về một thời. Chỉ có người nô bộc già còn sống từ hồi hoàng hậu còn ở đó đến giờ là đủ cũ kỹ như một cổ vật còn sót lại. Buổi trưa, anh hay nhìn ông già ngồi ngủ gật trên chiếc ghế rộng. Ngoài kia nắng đang chạy dỡn trên đồi .
Ông vua chết rồi. Hoàng hậu, người phụ nữ sắc nước hương trời chết trước cả ông. Mấy người con của họ đang lưu lạc đâu đó góc bể chân trời. Có lần anh nhìn thấy một bức ảnh chụp mấy người con này lúc họ còn nhỏ, đang ngồi chơi trên một bờ thành, phía sau là một cánh rừng. Tất cả đều cười. Hồi đó gió chưa nổi lên. Bây giờ thì chắc họ đã già. Có người chết rồi cũng nên. Mọi thứ cứ êm ả ra đi, cứ êm ả rời khỏi mặt đất như những đám khói tan biến giữa bầu trời, chẳng để lại một dấu viết gì.
Có hai chiếc ngai vàng được phục chế trở lại. Đám du khách vẫn thường ghé đến đó, thuê đồ, giả làm vua, làm hoàng hậu để chụp ảnh chơi cho vui. Mỗi ngày anh chứng kiến không biết bao nhiêu người ngồi lên ngôi rồi xuống ngôi. Có nhiều đứa nhỏ, mới nhìn thấy bộ quần áo rồng phượng là đã khóc thét. Bố mẹ chúng bắt chúng phải ngồi im trên ngai, ép chúng làm vua, dụ dỗ nếu chúng chịu ngồi im trên ngôi báu trong một chốc lát để chụp xong một tấm ảnh là sẽ được cho ra ngoài kia cỡi ngựa. Nhiều đứa mặt mày méo xệch, gắng làm vua cho xong để được cỡi ngựa. Những người lớn, lúc ngồi trên ngai vàng đều nói những câu tương tự như nhau : “Mang gái đẹp lại đây cho ta”, nếu không gái thì : “Giết thằng kia cho ta”.Hình như khi có được một chút quyền lực trong tay, con người dễ chứng tỏ cho thiên hạ biết là mình muốn cái gì ?
* *
*
Sớm hay muộn gì nó cũng đến, nó chắc chắn hơn bất cứ cái gì ở cõi đời này đến đúng lúc. Một món nợ không đáo hạn, một phần thưởng trao tận tay. Nó có cùng một lúc với sự sống, chỉ có điều, chẳng ai muốn nhìn mặt nó. Người ta xử sự như thể nó không hề có. Anh biết nó đang gặm nhấm anh từng ngày, cũng như anh, anh gặm nhấm cuộc sống của mình từng giờ. Tựa như một sự phản kháng câm lặng của một kẻ biết trước mình sẽ là kẻ thua cuộc .
Cái bãi biển đó lại xuất hiện trong trí nhớ. Đó là một bãi biển nằm dưới chân đèo Cả, nơi anh đã qua lại không biết bao lần hồi còn trai trẻ. Một xóm chài nghèo nàn với những đứa trẻ nhỏ nước da nâu đen như những con còng nhỏ chạy chơi trên bờ biển. Thấp thoáng sau những bóng dừa là một bờ cát cong mềm mại, trinh bạch. Dưới chân đèo là một bến thuyền. Những chiếc thuyền sơn xanh đỏ, vui mắt. Đã nhiều lần mỗi lúc đi ngang qua đây anh thầm nhủ “ Sẽ có ngày mình đến đây ngủ lại một đêm.”
Có một lần anh phải ra Quy Nhơn vì công việc. Xong việc, anh ra ngã ba Phú Tài đón xe. Anh đã dự định đón bất kỳ chiếc xe nào đầu tiên anh gặp cho dù nó ra Bắc hay vào Nam. Nếu ra Bắc, anh sẽ ghé Mỹ Sơn. Nếu vào Nam, anh sẽ ghé Nha Trang thăm người bạn cũ. Đang đứng lớ ngớ thì một chiếc xe trờ tới. Anh hỏi: “ Xe đi đâu?”, anh lơ xe đáp: “Đi Nha Trang.” Anh leo lên xe. Khi tới đèo Cả thì trời đổ mưa tầm tã. Từ lưng đèo nhìn xuống chỉ nhìn thấy một bãi biển bạc trắng trong mưa. Khi đến Đại Lãnh, xe ngừng lại đón khách. Hai cô gái đi xe gắn máy không thể đi tiếp về Nha Trang vì mưa quá lớn. Họ đang ngả giá để đưa tất cả lên xe. Nhìn qua khung cửa, anh thấy những rặng dừa. Xa hơn chút nữa là biển. Anh xách túi đồ nhảy xuống xe. Anh lơ xe la lên: “Chưa tới Nha Trang mà.” Anh vẫy tay cười cười: “Tôi biết rồi, thôi tạm biệt.”
Trời vẫn mưa, anh ngó quanh để tìm một căn nhà trọ. Bỗng anh thấy có bàn tay của một cô gái ở bên kia đường đang vẫy vẫy. Đó là một quán bia ôm. Anh hỏi cô nhà trọ ở chỗ nào? Cô chỉ tay lên mé trên. Anh hơi bất ngờ là cô nói tiếng Huế. Vừa đi được mấy bước, cô gái chạy theo hỏi: “ Anh có thích tối nay em lại đó với anh không?” Cô có nước da màu nâu gợi cho anh nhớ đến ruộng rẫy bạc màu, nồng chát mùi gió biển. Anh nhìn cô phân vân một giây. Cô không hề có trong dự trù chuyến đi của anh. Nhưng anh nói “ Ừ.” Có lẽ lúc đó trời đang mưa, còn cô gái thì nói tiếng Huế.
Đêm Đại Lãnh không đèn, không đóm. Tiếng sóng biển lao xao ở một nơi nào đó rất xa. Sau lưng làng chài là bóng núi nặng nề. Anh nhận ra mình đã đi đến cái giấc mơ của mình bằng một ngõ khác: Có tiếng chim kêu ríu rít đâu đó trong thành nội, khu vườn trái cây đong đưa trong nắng ở Vĩ Dạ hay Nam Giao gì đó. Đêm Đại Lãnh ướp đầy hương và mật.
Sáng hôm sau, anh ra biển sớm, tắm một mình. Đến lúc đó, trên nền cát ướt, anh mới nhận ra là mình đang ở Đại Lãnh. Còn tối hôm trước anh cứ ngỡ là mình đang ở xứ Huế.
* *
*
- Có thể đưa một bãi biển vào trong một quan tài ?
- Người ta có thể tẩm liệm cả thế gian vào một hạt cát huống chi là một bãi biển, vấn đề là anh có thích đưa nó vào không ?
- Chắc là cũng phải mang theo mình một vài thứ, ngay cả khi thế gian là một bãi rác thì chẳng lẽ không chọn được cho mình một cái gì ?
- Vậy thì anh chọn cho mình một vài thứ đi để tiện cho tôi tính toán.
- Anh làm ơn đưa mấy thứ này vào quan tài của tôi : Bãi biển Đại Lãnh với bầu trời xanh.
- Cả cô gái Huế nữa chứ ?
- Nói thật với anh, cuộc sống của tôi vốn đã chẳng ra gì. Dù vậy tôi cũng không chịu nổi cái ý tưởng có một cô gái nằm chung trong quan tài của mình, trông kinh quá. Đây không phải là sự chật chội, có lẽ tôi kinh tởm cái hình ảnh này thì đúng hơn.
- Thì bổn phận của tôi là phải gợi ý cho khách hàng của mình mà…
- Tôi hiểu.
- Trông anh chu đáo quá, còn có vẻ lãng mạn nữa.
- Chu đáo thì đúng còn lãng mạn thì không. Tôi sống một cuộc sống mệt mỏi nên phải mang theo một vài thứ để gối đầu. Mấy năm gần đây, ở ngoài chợ có bán một loại hoa. Tôi rất thích. Tên của nó là “Li Li PêRu”. Tôi thích chưa hẳn vì nó đẹp mà chỉ thích cái cách nó chuẩn bị cho mình một cái chết. Một cách từ từ chậm rãi, những chiếc lá bắt đầu vàng dần, rực rỡ tựa những mùa thu. Chưa có vật nào dọn cho mình một chỗ chết êm ả đến thế…
Anh cũng thấy mình chu đáo. Cũng có lúc anh ngờ rằng những thứ này có thể sẽ không cần thiết. Anh nhớ đến cha anh. Ông lái tàu hỏa. Ông thường xuyên bỏ anh lên tàu đi chơi suốt cả tuổi thơ, đưa anh đến những xứ miền đầy nắng gió. Khuôn mặt của ông bám đầy tro bụi với đôi mắt nặng trĩu những nỗi ưu tư. Chúng thường xuyên phủ đầy bóng tối. Thế rồi ông bị tù, tra tấn, đánh đập. Lúc đó anh còn nhỏ, trí óc còn non nớt, nó không cho phép anh nhìn ra mọi thứ. Khi lớn lên, nhớ lại khoảng thời gian này, anh nhận ra cuộc sống của cha anh thường xuyên tiềm ẩn một nỗi lo lắng vô hình nào đó – cái nỗi ám ảnh là có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Phải sống thường xuyên trong cái cảm giác căng cứng, đe doạ này không phải là không có giá trị, bởi nó cũng được tựa lưng vào một lý tưởng trong sáng. Chỉ có điều là khi nhìn nó qua cái lăng kính của cuộc tồn sinh, anh thấy màu sắc của nó u buồn quá. Khi mãn hạn tù trở về nhà, ông nằm im mấy năm trời. Chuỗi ngày đó mới nặng nề làm sao, cho đến ngày ông mất. Lẫn lộn trong những cảm giác tiếc thương là cảm giác nhẹ lòng. Cái chết đã giải thoát cho ông lẫn cho người thân cái khối nặng nề của cuộc tồn sinh. Từ dạo đó, anh thường xuyên có cảm tưởng cuộc sống vừa là một ơn phúc, vừa là một bi kịch. Cái chết cũng thế, vừa là một thảm họa và cũng là một phát súng gia ơn.
* *
*
Buổi trưa nào anh cũng nằm im nghe gió thổi ở bên ngoài. Anh thích nghe tiếng gió di chuyển giữa không gian. Nó gợi nhớ những nơi anh đã từng đến cũng như những nơi anh ao ước được đến đó một lần. Có thể anh đã thấy nơi đó trên một tờ lịch hay là đã được đọc ở một cuốn sách nào đó. Ngay cả khi có người cho rằng: “Đi thì cũng để mà đi vậy thôi. Nơi nào cũng chỉ là những ốc đảo với những rặng dừa chán ngắt.”, thì anh cũng muốn đi một lần cho biết. Bây giờ có lẽ tất cả đã muộn rồi trừ phi anh chuyển đổi cách suy nghĩ. Cái thế giới này to rộng quá, chẳng thể đi hết nổi. Chỉ cần ở một chỗ, từ một khung cửa sổ, một góc vườn, lặng lẽ nhìn ngắm bầu trời với một mặt trời đang lên, trên đó có những đám mây. Lặng lẽ nhìn một góc vườn với những bụi hoa đang đâm chồi nảy nụ, lặng lẽ nhìn ngó những con người trong xóm đang đi tới, đi lui, cùng những vật thể đang hiện diện quanh mình. Vậy là đủ, đó là thế giới. Đó là tất cả thế giới.
Anh biết rõ anh có sống thêm một ngàn năm nữa, thế gian cũng chỉ có ngần ấy thứ. Đủ để anh tin rằng anh có thể rời khỏi trần gian này bất cứ lúc nào mà chẳng hề hối tiếc. Có tiếc chăng anh chỉ tiếc một thế giới khác, nhỏ bé hơn, gọn ghẽ hơn. Cái thế giới đó thu gọn trong khuôn mặt của một vài người thân.
Có một lần, anh suýt chết ở ngoài bãi biển Mỹ Khê. Những con sóng cứ đưa anh mỗi lúc một xa dần. Nằm ngửa trên biển để chờ chết. Lần đó nếu anh chìm xuống đáy biển xanh thì những hình ảnh cuối cùng anh mang theo chỉ là một bầu trời xanh cùng một vài khuôn mặt người thân đang ở đâu đó trên những dãy núi rất xa. Anh cảm thấy mình như có lỗi vì đã xa họ quá sớm. Cho dù anh biết sớm muộn gì cũng phải buông bỏ tất cả để về lại với nơi trước lúc sinh ra. Anh chẳng biết gọi nó là gì. Nó tựa như cái chốn cư lưu của những tồn thể vĩnh hằng. Nó được có trước lúc anh sinh ra. Nó biến mất khi anh ở đây và rồi nó xuất hiện trở lại khi anh biến mất. Nếu không gặp lại nhau ở những nơi chốn của trăng sao, người ta sẽ mãi mãi gặp nhau giữa khoảng trống trơn của trời đất. Anh đã đi ngang qua sự sống như một kẻ lữ hành, một tia chớp của một ánh lửa phù du, một mắt xích của một chuỗi xích vô tận. Trong cái trò chơi ngớ ngẩn này, một mắt xích chẳng bao hàm một chút ý nghĩa gì. Hoá công chẳng quan tâm gì đến niềm vui hay nỗi buồn của một mắt xích. Nó cũng chẳng quan tâm gì đến hạnh phúc hay bất hạnh của cái chuỗi xích vô tận đó. Điều duy nhất nó quan tâm là làm đủ mọi cách để duy trì cái chuỗi xích này không bị đứt đoạn, không bị tan rã. Bởi sự đứt đoạn sẽ biến mặt đất thành một hành tinh chết. Anh có thể nhìn ra điều này trên cánh đồng bất tận của quá khứ. Ở nơi đó, những khuôn mặt trống không của tổ tiên anh, dòng họ anh được cắm xuống, đều như những tấm bia, vô tận. Nhìn về phía tương lai, anh cũng chẳng thấy gì hơn ngoại trừ những khuôn mặt của con cháu anh. Hậu duệ của loài người đang dắt tay nhau, đi thành đoàn, vô tận, trên những dãy đồi trắng xóa. Tất cả những thứ này để nhằm vào một mục đích gì thì không ai rõ.
Cũng như đa phần mọi người, anh chỉ có thể tin vào sự có mặt. Chẳng dễ chút nào khi neo lòng tin của mình vào sự vắng mặt. Chẳng ai chịu tin sự vắng mặt, trong khi tự hồi nào đến giờ, nó tồn tại như một thực thể. Anh nhớ lại hồi còn trẻ có đọc được một câu ở trong một cuốn sách. Đó là một dòng chữ được ghi trước cửa một toà lâu đài: “Trước khi bước vào nơi đây thì anh vốn đã ở trong đó. Sau khi ra khỏi nơi đây thì anh vẫn ở trong đó.”
Anh yêu thích cái ý tưởng ngộ nghĩnh này. Nó cứ ảm ảnh anh hoài, tựa như một trò ảo thuật.
* *
*
Một tháng sau, anh giã từ bệnh viện. Anh đã lành bệnh. Điều này không có nghĩa anh đã hết chết. Nó chỉ dời lại sang một ngày khác. Có thể khuya nay, và cho dù là ngày nào đi nữa, anh cũng chưa bao giờ chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa này.
LCT
Tháng 4 – 2014
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Anh thanh niên nằm trong góc vừa mới đi đâu về. Anh ta nằm ở đây đã lâu nên đi tới, đi lui trong bệnh viện như là nhà mình vậy. Anh mang về phòng những tin tức, sự kiện đang xảy ra đâu đó trên thế gian. Những thứ đó tựa món quà của một kẻ còn khả năng đi tới, đi lui dành cho đồng loại chỉ còn nằm im một chỗ. Anh ta vừa đi về giường mình vừa nói : “Cô gái mới nhập viện tối hôm qua chết rồi. Đẹp như cô ấy mà chết, uổng quá” .
Anh nằm im nghe gió lộng thổi trên đồi. Nó gợi cho anh cái cảm giác mơ hồ rằng mọi thứ trên đời đều không hề có thật. Kể cả những hoạt động đang diễn ra ở dưới phố lẫn những hình ảnh đang trôi chảy trong đầu.
* *
*
Ở trong góc biệt điện còn sót lại một cây đàn dương cầm của hoàng hậu Nam Phương. Cây đàn ngủ im suốt ngày. Thỉnh thoảng có mấy đứa nhỏ nghịch ngợm lấy tay gõ lên phím nó, vang lên những âm thanh khô lạnh. Có một lần anh bắt gặp một cô đầm da trắng, mái tóc vàng hoe với đôi má bầu bĩnh trẻ thơ, lướt những ngón tay lên những phím đàn đang ngủ im. Anh nghe ra có những âm thanh chợt tỉnh giấc sau lớp bụi dày. Đủ lộng lẫy như từng đã có một thời chúng lẫn vào tiếng sên phách của một mùa yến tiệc. Ngôi biệt điện mỗi năm được sơn quét lại một lần. Nó còn quá mới chưa đủ gây nên những hoài niệm êm ả về một thời. Chỉ có người nô bộc già còn sống từ hồi hoàng hậu còn ở đó đến giờ là đủ cũ kỹ như một cổ vật còn sót lại. Buổi trưa, anh hay nhìn ông già ngồi ngủ gật trên chiếc ghế rộng. Ngoài kia nắng đang chạy dỡn trên đồi .
Ông vua chết rồi. Hoàng hậu, người phụ nữ sắc nước hương trời chết trước cả ông. Mấy người con của họ đang lưu lạc đâu đó góc bể chân trời. Có lần anh nhìn thấy một bức ảnh chụp mấy người con này lúc họ còn nhỏ, đang ngồi chơi trên một bờ thành, phía sau là một cánh rừng. Tất cả đều cười. Hồi đó gió chưa nổi lên. Bây giờ thì chắc họ đã già. Có người chết rồi cũng nên. Mọi thứ cứ êm ả ra đi, cứ êm ả rời khỏi mặt đất như những đám khói tan biến giữa bầu trời, chẳng để lại một dấu viết gì.
Có hai chiếc ngai vàng được phục chế trở lại. Đám du khách vẫn thường ghé đến đó, thuê đồ, giả làm vua, làm hoàng hậu để chụp ảnh chơi cho vui. Mỗi ngày anh chứng kiến không biết bao nhiêu người ngồi lên ngôi rồi xuống ngôi. Có nhiều đứa nhỏ, mới nhìn thấy bộ quần áo rồng phượng là đã khóc thét. Bố mẹ chúng bắt chúng phải ngồi im trên ngai, ép chúng làm vua, dụ dỗ nếu chúng chịu ngồi im trên ngôi báu trong một chốc lát để chụp xong một tấm ảnh là sẽ được cho ra ngoài kia cỡi ngựa. Nhiều đứa mặt mày méo xệch, gắng làm vua cho xong để được cỡi ngựa. Những người lớn, lúc ngồi trên ngai vàng đều nói những câu tương tự như nhau : “Mang gái đẹp lại đây cho ta”, nếu không gái thì : “Giết thằng kia cho ta”.Hình như khi có được một chút quyền lực trong tay, con người dễ chứng tỏ cho thiên hạ biết là mình muốn cái gì ?
* *
*
Sớm hay muộn gì nó cũng đến, nó chắc chắn hơn bất cứ cái gì ở cõi đời này đến đúng lúc. Một món nợ không đáo hạn, một phần thưởng trao tận tay. Nó có cùng một lúc với sự sống, chỉ có điều, chẳng ai muốn nhìn mặt nó. Người ta xử sự như thể nó không hề có. Anh biết nó đang gặm nhấm anh từng ngày, cũng như anh, anh gặm nhấm cuộc sống của mình từng giờ. Tựa như một sự phản kháng câm lặng của một kẻ biết trước mình sẽ là kẻ thua cuộc .
Cái bãi biển đó lại xuất hiện trong trí nhớ. Đó là một bãi biển nằm dưới chân đèo Cả, nơi anh đã qua lại không biết bao lần hồi còn trai trẻ. Một xóm chài nghèo nàn với những đứa trẻ nhỏ nước da nâu đen như những con còng nhỏ chạy chơi trên bờ biển. Thấp thoáng sau những bóng dừa là một bờ cát cong mềm mại, trinh bạch. Dưới chân đèo là một bến thuyền. Những chiếc thuyền sơn xanh đỏ, vui mắt. Đã nhiều lần mỗi lúc đi ngang qua đây anh thầm nhủ “ Sẽ có ngày mình đến đây ngủ lại một đêm.”
Có một lần anh phải ra Quy Nhơn vì công việc. Xong việc, anh ra ngã ba Phú Tài đón xe. Anh đã dự định đón bất kỳ chiếc xe nào đầu tiên anh gặp cho dù nó ra Bắc hay vào Nam. Nếu ra Bắc, anh sẽ ghé Mỹ Sơn. Nếu vào Nam, anh sẽ ghé Nha Trang thăm người bạn cũ. Đang đứng lớ ngớ thì một chiếc xe trờ tới. Anh hỏi: “ Xe đi đâu?”, anh lơ xe đáp: “Đi Nha Trang.” Anh leo lên xe. Khi tới đèo Cả thì trời đổ mưa tầm tã. Từ lưng đèo nhìn xuống chỉ nhìn thấy một bãi biển bạc trắng trong mưa. Khi đến Đại Lãnh, xe ngừng lại đón khách. Hai cô gái đi xe gắn máy không thể đi tiếp về Nha Trang vì mưa quá lớn. Họ đang ngả giá để đưa tất cả lên xe. Nhìn qua khung cửa, anh thấy những rặng dừa. Xa hơn chút nữa là biển. Anh xách túi đồ nhảy xuống xe. Anh lơ xe la lên: “Chưa tới Nha Trang mà.” Anh vẫy tay cười cười: “Tôi biết rồi, thôi tạm biệt.”
Trời vẫn mưa, anh ngó quanh để tìm một căn nhà trọ. Bỗng anh thấy có bàn tay của một cô gái ở bên kia đường đang vẫy vẫy. Đó là một quán bia ôm. Anh hỏi cô nhà trọ ở chỗ nào? Cô chỉ tay lên mé trên. Anh hơi bất ngờ là cô nói tiếng Huế. Vừa đi được mấy bước, cô gái chạy theo hỏi: “ Anh có thích tối nay em lại đó với anh không?” Cô có nước da màu nâu gợi cho anh nhớ đến ruộng rẫy bạc màu, nồng chát mùi gió biển. Anh nhìn cô phân vân một giây. Cô không hề có trong dự trù chuyến đi của anh. Nhưng anh nói “ Ừ.” Có lẽ lúc đó trời đang mưa, còn cô gái thì nói tiếng Huế.
Đêm Đại Lãnh không đèn, không đóm. Tiếng sóng biển lao xao ở một nơi nào đó rất xa. Sau lưng làng chài là bóng núi nặng nề. Anh nhận ra mình đã đi đến cái giấc mơ của mình bằng một ngõ khác: Có tiếng chim kêu ríu rít đâu đó trong thành nội, khu vườn trái cây đong đưa trong nắng ở Vĩ Dạ hay Nam Giao gì đó. Đêm Đại Lãnh ướp đầy hương và mật.
Sáng hôm sau, anh ra biển sớm, tắm một mình. Đến lúc đó, trên nền cát ướt, anh mới nhận ra là mình đang ở Đại Lãnh. Còn tối hôm trước anh cứ ngỡ là mình đang ở xứ Huế.
* *
*
- Có thể đưa một bãi biển vào trong một quan tài ?
- Người ta có thể tẩm liệm cả thế gian vào một hạt cát huống chi là một bãi biển, vấn đề là anh có thích đưa nó vào không ?
- Chắc là cũng phải mang theo mình một vài thứ, ngay cả khi thế gian là một bãi rác thì chẳng lẽ không chọn được cho mình một cái gì ?
- Vậy thì anh chọn cho mình một vài thứ đi để tiện cho tôi tính toán.
- Anh làm ơn đưa mấy thứ này vào quan tài của tôi : Bãi biển Đại Lãnh với bầu trời xanh.
- Cả cô gái Huế nữa chứ ?
- Nói thật với anh, cuộc sống của tôi vốn đã chẳng ra gì. Dù vậy tôi cũng không chịu nổi cái ý tưởng có một cô gái nằm chung trong quan tài của mình, trông kinh quá. Đây không phải là sự chật chội, có lẽ tôi kinh tởm cái hình ảnh này thì đúng hơn.
- Thì bổn phận của tôi là phải gợi ý cho khách hàng của mình mà…
- Tôi hiểu.
- Trông anh chu đáo quá, còn có vẻ lãng mạn nữa.
- Chu đáo thì đúng còn lãng mạn thì không. Tôi sống một cuộc sống mệt mỏi nên phải mang theo một vài thứ để gối đầu. Mấy năm gần đây, ở ngoài chợ có bán một loại hoa. Tôi rất thích. Tên của nó là “Li Li PêRu”. Tôi thích chưa hẳn vì nó đẹp mà chỉ thích cái cách nó chuẩn bị cho mình một cái chết. Một cách từ từ chậm rãi, những chiếc lá bắt đầu vàng dần, rực rỡ tựa những mùa thu. Chưa có vật nào dọn cho mình một chỗ chết êm ả đến thế…
Anh cũng thấy mình chu đáo. Cũng có lúc anh ngờ rằng những thứ này có thể sẽ không cần thiết. Anh nhớ đến cha anh. Ông lái tàu hỏa. Ông thường xuyên bỏ anh lên tàu đi chơi suốt cả tuổi thơ, đưa anh đến những xứ miền đầy nắng gió. Khuôn mặt của ông bám đầy tro bụi với đôi mắt nặng trĩu những nỗi ưu tư. Chúng thường xuyên phủ đầy bóng tối. Thế rồi ông bị tù, tra tấn, đánh đập. Lúc đó anh còn nhỏ, trí óc còn non nớt, nó không cho phép anh nhìn ra mọi thứ. Khi lớn lên, nhớ lại khoảng thời gian này, anh nhận ra cuộc sống của cha anh thường xuyên tiềm ẩn một nỗi lo lắng vô hình nào đó – cái nỗi ám ảnh là có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Phải sống thường xuyên trong cái cảm giác căng cứng, đe doạ này không phải là không có giá trị, bởi nó cũng được tựa lưng vào một lý tưởng trong sáng. Chỉ có điều là khi nhìn nó qua cái lăng kính của cuộc tồn sinh, anh thấy màu sắc của nó u buồn quá. Khi mãn hạn tù trở về nhà, ông nằm im mấy năm trời. Chuỗi ngày đó mới nặng nề làm sao, cho đến ngày ông mất. Lẫn lộn trong những cảm giác tiếc thương là cảm giác nhẹ lòng. Cái chết đã giải thoát cho ông lẫn cho người thân cái khối nặng nề của cuộc tồn sinh. Từ dạo đó, anh thường xuyên có cảm tưởng cuộc sống vừa là một ơn phúc, vừa là một bi kịch. Cái chết cũng thế, vừa là một thảm họa và cũng là một phát súng gia ơn.
* *
*
Buổi trưa nào anh cũng nằm im nghe gió thổi ở bên ngoài. Anh thích nghe tiếng gió di chuyển giữa không gian. Nó gợi nhớ những nơi anh đã từng đến cũng như những nơi anh ao ước được đến đó một lần. Có thể anh đã thấy nơi đó trên một tờ lịch hay là đã được đọc ở một cuốn sách nào đó. Ngay cả khi có người cho rằng: “Đi thì cũng để mà đi vậy thôi. Nơi nào cũng chỉ là những ốc đảo với những rặng dừa chán ngắt.”, thì anh cũng muốn đi một lần cho biết. Bây giờ có lẽ tất cả đã muộn rồi trừ phi anh chuyển đổi cách suy nghĩ. Cái thế giới này to rộng quá, chẳng thể đi hết nổi. Chỉ cần ở một chỗ, từ một khung cửa sổ, một góc vườn, lặng lẽ nhìn ngắm bầu trời với một mặt trời đang lên, trên đó có những đám mây. Lặng lẽ nhìn một góc vườn với những bụi hoa đang đâm chồi nảy nụ, lặng lẽ nhìn ngó những con người trong xóm đang đi tới, đi lui, cùng những vật thể đang hiện diện quanh mình. Vậy là đủ, đó là thế giới. Đó là tất cả thế giới.
Anh biết rõ anh có sống thêm một ngàn năm nữa, thế gian cũng chỉ có ngần ấy thứ. Đủ để anh tin rằng anh có thể rời khỏi trần gian này bất cứ lúc nào mà chẳng hề hối tiếc. Có tiếc chăng anh chỉ tiếc một thế giới khác, nhỏ bé hơn, gọn ghẽ hơn. Cái thế giới đó thu gọn trong khuôn mặt của một vài người thân.
Có một lần, anh suýt chết ở ngoài bãi biển Mỹ Khê. Những con sóng cứ đưa anh mỗi lúc một xa dần. Nằm ngửa trên biển để chờ chết. Lần đó nếu anh chìm xuống đáy biển xanh thì những hình ảnh cuối cùng anh mang theo chỉ là một bầu trời xanh cùng một vài khuôn mặt người thân đang ở đâu đó trên những dãy núi rất xa. Anh cảm thấy mình như có lỗi vì đã xa họ quá sớm. Cho dù anh biết sớm muộn gì cũng phải buông bỏ tất cả để về lại với nơi trước lúc sinh ra. Anh chẳng biết gọi nó là gì. Nó tựa như cái chốn cư lưu của những tồn thể vĩnh hằng. Nó được có trước lúc anh sinh ra. Nó biến mất khi anh ở đây và rồi nó xuất hiện trở lại khi anh biến mất. Nếu không gặp lại nhau ở những nơi chốn của trăng sao, người ta sẽ mãi mãi gặp nhau giữa khoảng trống trơn của trời đất. Anh đã đi ngang qua sự sống như một kẻ lữ hành, một tia chớp của một ánh lửa phù du, một mắt xích của một chuỗi xích vô tận. Trong cái trò chơi ngớ ngẩn này, một mắt xích chẳng bao hàm một chút ý nghĩa gì. Hoá công chẳng quan tâm gì đến niềm vui hay nỗi buồn của một mắt xích. Nó cũng chẳng quan tâm gì đến hạnh phúc hay bất hạnh của cái chuỗi xích vô tận đó. Điều duy nhất nó quan tâm là làm đủ mọi cách để duy trì cái chuỗi xích này không bị đứt đoạn, không bị tan rã. Bởi sự đứt đoạn sẽ biến mặt đất thành một hành tinh chết. Anh có thể nhìn ra điều này trên cánh đồng bất tận của quá khứ. Ở nơi đó, những khuôn mặt trống không của tổ tiên anh, dòng họ anh được cắm xuống, đều như những tấm bia, vô tận. Nhìn về phía tương lai, anh cũng chẳng thấy gì hơn ngoại trừ những khuôn mặt của con cháu anh. Hậu duệ của loài người đang dắt tay nhau, đi thành đoàn, vô tận, trên những dãy đồi trắng xóa. Tất cả những thứ này để nhằm vào một mục đích gì thì không ai rõ.
Cũng như đa phần mọi người, anh chỉ có thể tin vào sự có mặt. Chẳng dễ chút nào khi neo lòng tin của mình vào sự vắng mặt. Chẳng ai chịu tin sự vắng mặt, trong khi tự hồi nào đến giờ, nó tồn tại như một thực thể. Anh nhớ lại hồi còn trẻ có đọc được một câu ở trong một cuốn sách. Đó là một dòng chữ được ghi trước cửa một toà lâu đài: “Trước khi bước vào nơi đây thì anh vốn đã ở trong đó. Sau khi ra khỏi nơi đây thì anh vẫn ở trong đó.”
Anh yêu thích cái ý tưởng ngộ nghĩnh này. Nó cứ ảm ảnh anh hoài, tựa như một trò ảo thuật.
* *
*
Một tháng sau, anh giã từ bệnh viện. Anh đã lành bệnh. Điều này không có nghĩa anh đã hết chết. Nó chỉ dời lại sang một ngày khác. Có thể khuya nay, và cho dù là ngày nào đi nữa, anh cũng chưa bao giờ chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa này.
LCT
Tháng 4 – 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét