Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Kênh 13:

Ngày 16/9, trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Sự kiện này đã thu hút báo chí, truyền thông quốc tế quan tâm, Ban biên tập xin gửi đến bạn đọc các bình luận từ truyền thông quốc tế:

Theo hãng tin Kyodo News của Nhật Bản, Việt Nam có lập trường đối lập với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông; còn Nhật Bản đối lập với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, nên Nhật Bản mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam.
Tại cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam, hai bên đã đạt được sự nhất trí cao trong các lĩnh vực hợp tác như: Đào tạo nguồn nhân lực, rà phá bom mình, hiện đại hóa các trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, hợp tác kỹ thuật quân sự và đặc biện là thảo luận về tăng cường hợp tác an ninh biển.
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang được hiện đại hóa nhanh chóng
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang được hiện đại hóa nhanh chóng
Trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, đào tạo tiếng Nhật, tiếng Anh; hỗ trợ, hợp tác, hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển; hỗ trợ Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế…”
Hợp tác cảnh sát biển là một trong trọng tâm hợp tác
Hợp tác cảnh sát biển là một trong trọng tâm hợp tác
Theo Kyodo News cũng đưa tin, ông Onodera là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đầu tiên đến thăm Quân cảng Cam Ranh kể từ khi Việt Nam thống nhất đất nước trong năm 1976. Động thái này chứng tỏ hy vọng của hai nước muốn hợp tác trong việc đối phó với Trung Quốc, một nhà phân tích cho biết.
Hãng thông tấn Bernama chính thức của Malaysia đăng bài “Nhật Bản, Việt Nam đồng ý tăng cường hợp tác an ninh hàng hải” dẫn nguồn tin từ hãng Jiji Press của Nhật Bản cho rằng ông Onodera cũng tiết lộ phía Việt Nam yêu cầu Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra để tằng cường khả năng thực thi chấp pháp trên biển cho lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam. Ông Onodera sẽ truyền đạt yêu cầu của phía Việt Nam lên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các Bộ ngành có liên quan.
Tàu tuần tra cỡ lớn của Cảnh sát biển Nhật Bản tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong chuyến thăm tới Việt Nam.
Tàu tuần tra cỡ lớn của Cảnh sát biển Nhật Bản tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong chuyến thăm tới Việt Nam.
Việc Thủ tướng Việt Nam trực tiếp đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trợ giúp tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, cho thấy Việt Nam đang tìm kiếm sự trợ giúp của Nhật Bản và các nước khác để đối phó với sự lấn át vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo trang “Tiếng nói nước Nga” đăng bài “Hổ Việt Nam có “móng vuốt” Nhật Bản“, theo đó, ông Vladimir Evseyev, Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu xã hội chính trị của Nga đã bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản: Nhật Bản đang tìm thêm các điểm tựa ở châu Á, bởi dường như sự câu kết với Mỹ là chưa đủ. Về phần mình, “con hổ” Việt Nam đang cần tới “móng vuốt” Nhật Bản cũng như Mỹ, nhằm củng cố sự tự tin trong cuộc tranh giành chủ quyền đảo trên biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã được đón tiếp với nghi lễ nhà nước cấp cao. Nhưng điều này có lẽ không chỉ vì những yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong việc xử lý bom mìn chưa được phá hủy sau cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai đặt kỳ vọng vào tình hữu hảo với Việt Nam và Philippines. Đây là các quốc gia mà ông Abe thực hiện thăm vào tháng Giêng năm nay trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Tình hữu nghị với Tokyo cũng cần thiết và quan trọng đối với Hà Nội và Manila.
Kết thúc chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, hai bên đã công bố sự tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. Có thể thấy rõ qua đó mối quan ngại của hai nước trước các quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, – giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu xã hội chính trị, ông Vladimir Evseyev nói:
“Tất nhiên, nhiệm vụ chính là đối đầu với Trung Quốc. Nhưng có thể đồng thời dựa vào các đối tác trong cuộc đối kháng. Tôi nghĩ rằng, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc không phải là yếu tố cuối cùng. Có lẽ sẽ nảy sinh cả một số vấn đề khác. Quan hệ với Trung Quốc sẽ ngày một phức tạp. Đòi hỏi những chỗ dựa bổ sung ở khu vực.”
Cũng theo ông Evseyev, liên minh quân sự với Hoa Kỳ không còn cung cấp cho Nhật Bản điểm tựa vững chắc như trước.
“Một trong những lý do đẩy Nhật Bản tích cực liên lạc với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng như các nước ASEAN là sự thiếu tin tưởng của người Nhật trong việc bảo đảm an ninh nếu xung đột vũ trang xảy ra. Nhật Bản bắt đầu cảm thấy những yếu điểm. Cũng từ đó mà tồn tại các tranh luận về nhu cầu chế tạo vũ khí hạt nhân, bất chấp hậu quả nặng nề ở Fukushima. Chỉ một chỗ dựa vào Mỹ là chưa đủ. Và Nhật Bản bắt đầu tìm kiếm các đối tác khác mà họ có thể hợp tác.”
Thiên hướng quân sự-chính trị phủ bóng đen lên các ưu tiên kinh tế trong chính sách của Tokyo. Các doanh nghiệp Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc và chuyển sản xuất đến các nước châu Á láng giềng. Dẫn đầu ở đây là Philippines và Việt Nam. Tăng trưởng đầu tư của Nhật Bản vào hai nước này trong nửa đầu năm nay đạt 80 và 34 phần trăm. Đứng thứ ba là Indonesia, với 19 phần trăm. Đồng thời, dòng vốn của Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc đã tụt đi 31 phần trăm.
***
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại hô hào lớn tiếng khi cho rằng “Việt Nam lấy Vịnh Cam Ranh làm mồi nhử Mỹ – Nhật để kiềm chế Trung Quốc, Nhật – Việt mưu đồ làm nóng tranh chấp Trường Sa, hòng phân tán lực lượng của Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư”. Liên quan đến thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đi khảo sát căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh, Trung Quốc cho rằng Vịnh Cam Ranh thực sự là mảnh đất quý rất có sức hấp dẫn đối với các đối tác, vị trí địa lý ưu việt của Vịnh Cam Ranh rất thích hợp làm nơi neo đậu tối quan trọng của tàu quân sự. Hiện nay, Vịnh Cam Ranh chưa lọt vào tay ai, nhưng Việt Nam đã lôi kéo được các nước lớn đến hợp tác.
Nhật Bản đang căng mình kiểm soát đảo Điếu Ngư trước sức ép từ Trung Quốc.
Nhật Bản đang căng mình kiểm soát đảo Điếu Ngư trước sức ép từ Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng Nhật Bản có ý đồ phân tán lực lượng Trung Quốc, từ đó khiến Trung Quốc không tập trung vào đảo Điếu Ngư. Nhật Bản có thể cung cấp tàu tuần tra cho Phillipines, thì việc cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, Nhật Bản rất thành thạo trong tác chiến và huấn luyện, hiệp đồng trên biển và trên không, rất có kinh nghiệm về chấp pháp và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thông qua hợp tác huấn luyện, nâng cao năng lực chấp pháp và bảo vệ chủ quyền của lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam ở Biển Đông, sẽ giúp nâng cao sức đối kháng với Trung Quốc. Nhật Bản có ý đồ làm nóng tranh chấp ở biển Đông để Trung Quốc không tập trung được ở đảo Điếu Ngư.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin ông Onodera cho biết khi đang ở Cam Ranh: “Tình hình của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông cũng tương tự như Việt Nam ở Biển Đông”, “Có rất nhiều điều mà Nhật Bản nên học hỏi từ Việt Nam.”
Sau Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sẽ đến Thái Lan tiếp tục vòng công du Đông Nam Á của ông.
Trường Sa

(Tổng Hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: