Hải trình 3 đưa khách Việt Kiều ra cả một số nhà giàn ở Biển Đông
Trả lời BBC hôm 2/5/2014, sau chuyến đi với gần 200 khách gồm có cả nhiều Việt Kiều từ Hoa Kỳ và một số nước khác ra Trường Sa, ông nói: “Họ muốn tạo ra Hải trình 3 này là để muốn gióng lên một tiếng chuông mới, mở ra một trang sử mới, khép lại một trang sử đau buồn của VN cũ, đánh dấu một giai đoạn hòa hợp hòa giải dân tộc.”Ông Lý Kiến Trúc, người phụ trách Câu lạc bộ Văn hóa và Truyền thông tại quận Cam, Nam California mô tả:
"Phái đoàn đã đi khoảng 10 hòn đảo khác nhau, xa nhất là đảo Song Tử Tây, cách bờ 800 km,
Trên đường vòng về đất liền chúng tôi đã thăm chừng 10 hòn đảo nữa, gồm cả các đảo đá chìm nhưng đã được đổ bê-tông cốt sắt thành các cứ điểm,
Duy nhất chỉ đảo Trường Sa Lớn có vài hộ dân, có cả trẻ em, rất dễ thương, còn các đảo khác chỉ là những cứ điểm quân sự."
""Lữ đoàn 146 và Chiến hạm HQ571 lo lắng tận tình cho khách trên tàu, không có điều gì đáng phàn này cả. - Ông Lý Kiến TrúcNói về chuyến đi, ông cho hay hải trình lần này "êm ả, từ Cát Lái ra Vũng Tàu rồi ra Trường Sa, biển êm, có lúc phẳng lỳ".
Trước câu hỏi về sinh hoạt của dân và các lực lượng quân sự Việt Nam trên các hòn đảo, nhà giàn ngoài Biển Đông mà ông chứng kiến trong chuyến ra biển, ông Lý Kiến Trúc nói:
"Thực ra, sinh hoạt không vất vả, chế độ ăn uống, thực phẩm của họ đầy đủ, không vất vả lắm. Binh lính nuôi gà, nuôi vịt, trồng rau nữa,
"Sự kham khổ là sự hy sinh lâu dài. Có thủy thủ, binh lính đóng một năm mới được về thăm nhà,
Ông Lý Kiến Trúc (trái), và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
"Họ rất trẻ nhưng có thái độ rất rõ ràng, dứt khoát để bảo vệ tổ quốc."
Trước câu hỏi ông có biết về các vụ 'tàu lạ xâm nhập' vào vùng biển Việt Nam hay không, ông Lý Kiến Trúc nói ông chỉ có thể mô tả những gì ông thấy về việc phòng thủ:
"Phòng thủ rất mạnh, có giao thông hào chằng chịt ngoài bờ biển, súng lớn cũng có,
"Ngoài ra, ven bờ các đảo có cột chống xâm nhập, như cọc Bạch Đằng để bảo vệ đảo."
Trước những lời phê phán có phải ông tham gia một chiến dịch tuyên truyền cho chính quyền Việt Nam, ông Lý Kiến Trúc giải thích:
"Tôi khá bất ngờ khi nhận được lời mời từ ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn về chuyến đi thăm Trường Sa,
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Nhưng tôi không phổ biến tin này để tránh hiểu lầm."
Ông nói ông đã bay về Việt Nam vào phút chót và đã giao kết với ban tổ chức rằng ông đi với tư cách một nhà báo độc lập, một nhà nghiên cứu về Biển Đông.
Trong một thông cáo báo chí đã công bố, ông Lý Kiến Trúc viết: "Trong vai trò đó, tôi không đồng hành về tư tưởng, quan điểm chính trị, hoặc những phát biểu của một vài người ở nam Cali đi trong phái đoàn."
"Tôi muốn được nhìn tận mắt an ninh, tiềm năng kinh tế, yếu tố chủ quyền trên các hòn đảo đó", ông nói với BBC qua điện thoại từ Sài Gòn.
Tuy thế, ông Lý Kiến Trúc cũng thừa nhận rằng:
"Ở Nam Cali có những sự ồn ào về chuyến đi, có những người bạn của tôi nói họ sững sờ về chuyến đi của tôi."
"Cuối tháng Năm tôi sẽ mở cuộc họp báo để tường trình với quý vị về chuyến đi."
Trực thăng của Việt Nam đáp xuống một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa
Trước câu hỏi về chủ đề 'hòa hợp hòa giải dân tộc" ông nói, "Hải trình 3 là một cái mốc tiến tới hòa hợp hòa giải dân tộc là điều tốt. Tuy nhiên, vấn đề còn là thời gian".
Được biết đây là chuyến thăm thứ ba Nhà nước Việt Nam tổ chức cho người Việt ở nước ngoài ra Trường Sa từ 16/4 tới 28/4.
Trong khuôn khổ chuyến đi, đã có một lễ cầu siêu cho các liệt sỹ của cả miền Bắc lẫn Việt Nam Cộng hòa đã tử trận để bảo vệ Trường Sa - Hoàng Sa.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét