Một đặc điểm nổi bật trong vụ HD-981 là sự hung hăng của TQ. Người ta kinh ngạc tự hỏi: Vì sao TQ lại tỏ ra hung hăng đến thế ? Kỳ lạ hơn nữa, TQ lại nhắm vào VN – một đồng minh chiến lược, cùng chung ý thức hệ ? Điều gì đã làm cho TQ chọn chiến thuật hung hăng đó ? Và sự hung hăng của TQ sẽ dẫn tới cái gì – phải chăng là một cuộc xung đột quân sự ? Chẳng lẽ, VN và thế giới khoanh tay chịu thua trước sự hung hăng của TQ ?
Sự hung hăng của TQ phản ánh tâm lý “nổi loạn” trong chính sách đối ngoại của TQ. Điều rất rõ ràng, hung hăng chẳng qua là vì lợi ích của TQ. TQ muốn chứng tỏ với thế giới, giờ đây, TQ là một người khổng lồ, cả về kinh tế lẫn chính trị, quân sự. TQ hung hăng vì nghĩ mình là vô địch – “thiên triều”. Hung hăng sẽ dễ dàng đè bẹp sự nhún nhường, mềm mỏng – càng dễ dàng hơn với sự nhu nhược. Còn nữa, TQ sợ thế giới chê cười họ, tỷ như trong lịch sử, TQ đã từng bị người nước ngoài nhiều lần bắt nạt đó sao ? Chỉ cần 100 lính Nhật là đủ để áp giải 50 ngàn tù binh TQ đi xử bắn ? Năm chục ngàn người, chưa nói đến chống lại, ngay chuyện bỏ chạy mà cũng không dám nữa kia. Trong trường hợp tương tự, không và sẽ không bao giờ có chuyện đó xảy ra đối với người VN.
Nhưng, hung hăng vẫn là một “thuộc tính” khó thay đổi của giới cầm quyền TQ. Vừa mới lập nước, TQ đã lao ngay vào cuộc chiến tranh Triều Tiên. TQ hung hăng đến mức, Bắc Triều Tiên chưa yêu cầu, họ đã chuẩn bị xuất quân rồi. TQ muốn thử sức với người Mỹ. Họ muốn tạo ra một vùng đệm an toàn ở phía Bắc. TQ đã đưa sang chiến trường Triều Tiên 1,34 triệu quân gồm: 27 quân đoàn bộ binh, 15 sư đoàn pháo binh, 12 sư đoàn không quân, 3 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn công binh, 10 sư đoàn đường sắt, 2 sư đoàn công an.
Sự hung hăng của TQ đã phải trả giá rất đắt: Phía Trung – Triều thương vong 1,03 triệu người, riêng TQ thương vong trên 30 vạn người (có 11,5 vạn chết trận), thương vong phi chiến đấu trên 41 vạn người.
Thế nhưng, ngay sau khi cuộc chiến Triều Tiên vừa kết thúc, Quân uỷ Trung ương TQ họp ở Hàng Châu. Người ta thấy Mao vừa say sưa hút thuốc vừa chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng khẽ gật đầu, đôi khi lại cười nhạt.
Báo cáo vừa xong, Mao đột nhiên nói:
- Triều Tiên đình chiến, gánh nặng trên vai chúng ta nhẹ đi rất nhiều, nhưng e rằng chưa thể lơ là, phải chuẩn bị sẵn sàng, đề phòng ngọn lửa chiến tranh lại bùng lên, phòng trước thì sau không mắc họa. Chúng ta hiện nay đã có thể rảnh tay, tôi thấy cần tập trung lực lượng giải quyết vấn đề Đài Loan. Ngay từ bây giờ phải bắt tay vào chuẩn bị, muốn được yên ổn lâu dài, không giải phóng Đài Loan không xong.
- Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của Chủ tịch. Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài, như thường lệ đi đầu ủng hộ ý kiến của Mao.
Chu Đức:
- Ý kiến của Chủ tịch và Tổng tư lệnh Bành, tôi đều tán thành. Tôi cho rằng có thể chia làm hai bước, bước thứ nhất “dọn sạch cửa ngõ”, tức là giải phóng những đảo ven biển còn bị Quốc dân Đảng chiếm, quét dọn cửa ngõ ta cho sạch sẽ. Như vậy, vừa loại bỏ được mối đe doạ đối với vùng duyên hải Đông Nam của ta, đánh thông được đường hàng hải Nam – Bắc, mà cũng chặt đứt được tay chân của Đài Loan, không còn mối lo sau lưng khi chúng ta đi bước thứ hai giải phóng Đài Loan.
- “Dọn sạch cửa ngõ”, nói rất hay – Mao thích thú. Tôi tán thành cả hai tay.
Trần Nghị:
- Tôi cho rằng “dọn sạch cửa ngõ” có thể bắt đầu từ đảo Đại Trần, nó là trung tâm chỉ huy và trọng tâm phòng ngự của quân Quốc dân Đảng đóng ở các đảo ven biển Đông Nam tỉnh Chiết Giang. Chiếm được Đại Trần tức đánh trúng chỗ hiểm của địch, tất cả những đảo khác ở ven biển Đông Nam tỉnh Chiết Giang có thể không đánh mà tan. Như vậy quân ta có thể bằng một giá tương đối rẻ đổi được một thắng lợi tương đối lớn.
- Đảo Đại Trần giao cho đồng chí Trần Nghị. Mao ra lệnh. Quân khu Hoa Đông các vị trước hết vạch kế hoạch tác chiến, sau khi được Quân ủy phê chuẩn, sẽ thực hiện.
Dưới sự chỉ đạo của Mao, TQ hung hăng lao vào chuẩn bị trận đánh. Trong khi đó, Mỹ và Đài Loan gấp rút ký kết Hiệp ước phòng thủ chung. TQ được tin càng hung hăng hơn, lập tức lệnh cho quân đội mặt trận Phúc Kiến, “hãy dùng bom đạn tỏ rõ thái độ và lập trường của chúng ta”. Chỉ trong hai tháng, TQ đã pháo kích 47 lần vào các đảo Kim Môn lớn, Kim Môn nhỏ và Đại Trần.
Nhưng sự hung hăng của TQ đã vấp phải bức tường thép Hoa Kỳ, đành phải dừng lại.
Không phải TQ cứ hung hăng là thành công. Nhớ lại tháng 11.1949, TQ hung hăng mở hai cuộc tấn công lên đảo ven biển Triết Giang và đảo Kim Môn, ven biển Phúc Kiến bị thảm bại – tổn thất trên 9 ngàn người. Mao đã nhận được một bài học xương máu.
Sự hung hăng của TQ lại chuyển sang Liên Xô, sau khi Xtalin qua đời. Mao coi thường Khơrútsốp, muốn làm lãnh tụ cộng sản thế giới mà hung hăng gây sự với Liên Xô.
Ngày 31.7.1958, Khơrútsốp thăm TQ. Mao bất chấp mọi lễ nghi ngoại giao tối thiểu, bố trí hội đàm với Khơrútsốp ngay cạnh bể bơi riêng trong Trung Nam Hải. Khi được mời vào, Khơrútsốp thấy Mao mặc quần tắm, khoác khăn tắm, nhàn nhã hút thuốc lá, giống như Quốc vương Roma gặp sứ thần thuộc quốc. Rõ ràng, đây là sự cố ý chọc tức nhằm buộc Liên Xô trở mặt trước – sự hung hăng cộng với sự thâm hiểm kiểu Tàu.
( Theo mình hình như tác giả bỏ lửng đoạn kết. Chẳng biết có phải không? )
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét