Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Đại án Vinalines - Dương Chí Dũng

Trong lời cuối cùng trước khi HĐXX vào nghị án, Dương Tự Trọng đã không giữ được xúc động, bật khóc trước vành móng ngựa.



Lúc 17h11: HĐXX tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Trong lời cuối cùng trước khi HĐXX vào nghị án, Dương Tự Trọng đã không giữ được xúc động, bật khóc trước vành móng ngựa.
Trong lời nói sau cùng, Dương Tự Trọng xin cho anh trai Dương Chí Dũng và Mai Xuân Phúc được thoát án tử hình; đồng thời, cựu Phó Giám đốc CATP Hải Phòng cũng đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho những người anh em của mình, vì mình mà vướng vòng lao lý.
Dương Tự Trọng đứng lặng hồi lâu để lấy lại bình tĩnh sau khi khóc nấc
Dương Tự Trọng đứng lặng hồi lâu để lấy lại bình tĩnh sau khi khóc nấc
Lúc 17h04: Đại diện Viện kiểm sát cho rằng, thời điểm các bị cáo đưa Dương Chí Dũng đi trốn, Dương Chí Dũng bị khởi tố tội gì không quan trọng. Viện kiểm sát chỉ xét tính chất vụ việc xảy ra trong vụ án.
Lúc 16h41: Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, khi đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn, các bị cáo không hề biết hậu quả xảy ra tại Vinalines. Hơn nữa, khi khởi tố Dương Chí Dũng tội “Cố ý làm trái…”, tội này không phải tội tham nhũng. Vậy tại sao đại diện Viện kiểm sát lại đưa ra nhận định rằng dư luận quần chúng nghi ngờ về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Về vấn đề đồng phạm, sau khi nêu khái niệm “đồng phạm” được pháp luật quy định, luật sư Thiệp cho rằng, trong vụ án này, các bị cáo chỉ nhằm mục đích đưa Dương Chí Dũng ra nước ngoài, không mong muốn hậu quả khác, nên cầm xem xét lại việc quy kết đồng phạm.
Các bị cáo đứng nghe đại diện Viện KSND nêu ý kiến kết luận vụ án
Các bị cáo đứng nghe đại diện Viện KSND nêu ý kiến kết luận vụ án
Lúc 16h33: Đại diện Viện KSND nêu quan điểm đối với phần tranh luận của bị cáo Phạm Minh Tuấn và luật sư bào chữa cho rằng Tuấn bị oan. “Tại phiên tòa, trong quá trình thẩm vấn, bị cáo Tuấn đã thừa nhận khi đón Dương Chí Dũng, một quan chức cấp cao, ra đi ban đêm như vậy, Tuấn đoán là không bình thường nhưng vì quan hệ với Dương Tự Trọng mà vẫn giúp. Tuấn chưa biết Dương Chí Dũng dính vào vụ gì cụ thể nhưng thừa nhận cho dù hậu quả thế nào Tuấn vẫn làm. Cho nên, kết luận Tuấn là đồng phạm là chính xác, hợp lý.” – đại diện Viện KSND nói.
Đại diện VKS cũng cho rằng tại Tòa hôm nay Tuấn không xin giảm nhẹ tội nên không xem xét đề nghị xin giảm nhẹ tội.
Với Nguyễn Trọng Ánh, đại diện VKS lập luận Ánh đóng vai trò chính đi mượn xe là có cơ sở.
Đối với Trần Văn Dũng bị cáo phải chịu trách nhiệm về quá trình đưa Dương Chí Dũng đi trốn.
Lúc 16h23: Đại diện Viện KSND tranh luận, giữ nguyên quan điểm đánh giá về tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của vụ án. “Việc truy tố các bị cáo cùng một khung hình phạt trong trường hợp này là chính xác.” – đại diện Viện KSND nêu quan điểm.
Các bị cáo Trần Văn Dũng, Phạm Minh Tuấn, Đồng Xuân Phong, tại thời điểm đưa Dương Chí Dũng đi trốn chưa biết Dũng bị khởi tố, hành vi phạm tội của Dũng ra sao… Sau này, hành vi của Dương Chí Dũng bị đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng. Về điểm này, đại diện Viện KSND cho rằng đây là đánh giá trong vụ án có đồng phạm.
Trong số đồng phạm có thể chưa biết tường tận vụ việc ra sao nhưng sẵn sàng tiếp nhận, làm theo chỉ đạo của bị cáo đầu vụ. Nếu chưa biết rõ, chưa hình dung được vụ án ra làm sao mà vẫn làm như bị cáo Tuấn “anh Trọng nhờ thì giúp” thì luật quy định là lỗi cố ý gián tiếp.
Về vai trò chủ mưu của Dương Tự Trọng, đại diện Viện KSND lý giải, tình tiết người mật báo nếu như chứng minh được cũng chỉ là điều kiện thôi. Các bị cáo đều đã trưởng thành, có đầy đủ năng lực nhận thức, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Đại diện Viện KSND tranh luận tại tòa
Đại diện Viện KSND tranh luận tại tòa
Lúc 16h17: Bị cáo Vũ Tiến Sơn không có luật sư bào chữa được HĐXX yêu cầu tự tranh luận trước những cáo buộc của đại diện Viện KSND.
Bị cáo Vũ Tiến Sơn tự tranh luận bào chữa cho mình đề nghị Tòa xem xét về gia đình có công, bản thân cống hiến 27 năm cho ngành công an, thành khẩn khai báo và là nhân chứng khai báo đầu tiên.
Bị cáo Hoàng Xuân Phong cũng đề nghị xem xét điều khoản áp dụng.
Lúc 16h15: Hầu hết các bị cáo đều đồng tình với quan điểm “gỡ tội” cho mình của các luật sư.
Riêng bị cáo Phạm Minh Tuấn có bổ sung, cho rằng, đại diện Viện KSND đưa ra những cáo buộc rất khiên cưỡng đối với mình như “làm trong lĩnh vực hàng hải thì phải biết việc anh Dũng bị khởi tố bắt giam”…
Lúc 15h50: Luật sư của Phạm Minh Tuấn là Nguyễn Thái Hòa đề nghị HĐXX làm rõ thân chủ có đóng vai trò đồng phạm giúp sức như bản án sơ thẩm nêu hay không. Trước đó, luật sư này nhận định đây là vụ án có nhiều bị cáo là đồng nghiệp và thủ trưởng là Dương Tự Trọng. Bản thân Trọng và Tuấn có quan hệ khá thân thiết nên việc nhờ vả giúp đỡ nhau là bình thường mà bị cáo không hề được biết mình giúp sức cho Dương Chí Dũng trốn tội.
Lúc 15h45: Tòa hỏi bị cáo Nguyễn Trọng Ánh và Trần Văn Dũng có ý kiến gì về kết luận của VKS và phần tranh luận của các luật sư. Các bị cáo đều nói không có ý kiến phát biểu.
Lúc 15h40: Luật sư biện hộ cho bị cáo Nguyễn Trọng Ánh cho rằng cáo buộc của VKS tại tòa hôm nay về việc Ánh tham gia xuyên suốt quá trình đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài là không có cơ sở; đề nghị HĐXX xem xét.
Việc nhận lệnh lên đường là hoàn toàn do nhiệm vụ do yêu cầu của cấp trên của bị cáo Ánh là hoàn phù hợp với lời khai của Dương Tự Trọng sáng nay…
Luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét toàn bộ quá trình lai lịch cống hiến trong ngành của bị cáo, tuy rằng tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã cố gắng phấn đấu tu dưỡng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan. Bản thân hoàn cảnh của bị cáo bệnh tật và bố mẹ cũng có bệnh, đề nghị xét tách hành vi của bị cáo và xét các tình tiết giảm nhẹ.
Lúc 15h30: Luật sư Nguyễn Xuân Thiệp trước khi bổ sung quan điểm bào chữa cho thân chủTrần Văn Dũng chia sẻ sự đồng nhất về quan điểm với LS Đình Hưng về các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Dương Tự Trọng.
Quay lại vụ án, LS Thiệp cũng đề nghị xem xét không thể để các bị cáo gánh hậu quả của vụ án Vinalines vì thời điểm các bị cáo phạm tội trước khi khởi tố vụ án ở Vinalines.
“Tại thời điểm giúp Dương Chí Dũng bị cáo Trần Văn Dũng không hề biết ông Dương Chí Dũng là ai và mục đích việc ông Dũng ra nước ngoài nên không thể quy kết việc Trần Văn Dũng gây hậu quả nghiêm trọng cản trở quá trình điều tra. Vì thế, đề nghị xem xét khoan hồng giảm tội cho thân chủ của tôi”, LS Thiệp nói.
Lúc 15h10: Bào chữa cho bị cáo Trần Văn Dũng, luật sư cho rằng việc phạm tội của Dũng là ngoài tầm hiểu biết của bị cáo, vai trò của Dũng chỉ là thứ yếu.
Sau khi phân tích và lập luận luật sư cho rằng thân chủ mình phải được hưởng 2 tình tiết giảm nhẹ. Đề nghị HĐXX xem xét khách quan, đúng tội.
Lúc 15h00: Bị cáo Dương Tự Trọng không có ý kiến về phần luận tội của VKS và phần tranh luận của luật sư.
Lúc 14h45: Tranh luận tại tòa, Luật sư Nguyễn Đình Hưng - bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Dương Tự Trọng cho rằng HĐXX chưa xem xét một số bất cập trong bản sơ thẩm chưa phù hợp với diễn biến phiên tòa và hồ sơ.
Luật sư Hưng đề nghị xem xét lại điều khoản xét xử với Dương Tự Trọng và cho rằng kết luận vi phạm đặc biệt nghiêm trọng của tòa là không phù hợp thực tế. Các bị cáo đều không hề biết việc chạy tội nghiêm trọng của Dũng trong quá trình phạm tội. Ngoài ra cần xem xét tình tiết tổ chức trốn đi nước ngoài tinh vi và đặc biệt nghiêm trọng là chưa chính xác.
Ông Hưng cũng đề nghị HĐXX xem xét đánh giá đúng mức độ các tình tiết thành khẩn khai báo của bị cáo Trọng và loại trừ khái niệm chủ mưu của thân chủ như bản án sơ thẩm nêu.
Ngoài ra, vị luật sư này cũng cho rằng cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ như: thành tích đóng góp của bản thân Dương Tự Trọng trong ngành Công an Hải Phòng, đóng góp cho việc trấn áp tội phạm ở thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, bố mẹ họ hàng của bị cáo cũng là những người đóng góp cho ngành công an để từ đó điều chỉnh một số tình tiết nhận định của tòa sơ thẩm để giảm án cho bị cáo Trọng.
Lúc 14h30: Các bị cáo Đồng Xuân Phong, Trần Văn Dũng, VKS thấy rằng hơi nặng với bản lượng hình của tòa sơ thẩm đã tuyên và đề nghị giảm nhẹ.
Đối với Nguyễn Trọng Ánh đã tham gia xuyên suốt quá trình phạm tội với vai trò đồng phạm. Mức án 6 năm tù được tuyên tại phiên sơ thẩm, theo VKS hơi nặng so với việc phạm tội của Ánh, đề nghị HĐXX xem xét.
Đối với bị cáo Hoàng Văn Thắng tham gia vào cung đoạn đầu tiên giữ vai trò thấp nhất trong vụ án. Bản án sơ thẩm lượng hình mức án 5 năm tù do khai báo thành khẩn. VKS cho rằng hình phạt này hơi nặng, lẽ ra phiên tòa xem xét để giảm nhẹ nhưng bị cáo kêu oan nên tòa chỉ tập trung làm rõ vấn đề này.
Đối với bị cáo Phạm Minh Tuấn, VKS cho rằng bản lượng hình của tòa sơ thẩm đúng người đúng tội không oan.
Lúc 14h20: Bị cáo Vũ Tiến Sơn là mắt xích quan trọng giúp Trọng thực hiện đưa Dương Chí Dũng đi nước ngoài và đã bị tòa sơ thẩm tuyên 13 năm tù. Tại phiên tòa hôm nay, Sơn khai nhận thành khẩn, xét đơn kháng án của bị cáo bản thân có nhiều thành tích khi còn là công an, VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt.
Lúc 14h10: Kết lại, đại diện Viện KSND cho rằng, bản án sơ thẩm quy kết các bị cáo phạm vào khoản 3 Điều 275 Bộ luật hình sự có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật.
Về mức hình phạt, đại diện Viện KSND nêu quan điểm, Dương Tự Trọng giữ vai trò chính, chủ mưu, cầm đầu. Trọng là cán bộ công an cao cấp, biết Dũng bị khởi tố, có lệnh bắt và đang có ý định trốn nhưng đã không giữ lập trường, yêu cầu cấp dưới móc nối với các đối tượng hình sự tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài.
Dương Tự Trọng còn trực tiếp chuẩn bị, cung cấp tiền, điện thoại, tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Mặc dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ song các tình tiết này đã được bản án sơ thẩm áp dụng. Tại phiên tòa sơ thẩm, Dương Tự Trọng tỏ ra ngoan cố, khai báo không thành khẩn, thể hiện thái độ coi thường pháp luật.
Với mức hình phạt 18 năm tù dành cho Dương Tự Trọng, đại diện Viện KSND cho là cao.“Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay và trong đơn kháng cáo xin giảm án, Dương Tự Trọng đã khai báo thành khẩn. Viện KSND cho rằng cần thiết áp dụng điểm p khoản 1, Điều 46 Bộ luật tố tụng hình sự, xem xét giảm án cho Dương Tự Trọng.” – đại diện Viện KSND nêu.
Dương Tự Trọng quay xuống nói chuyện với các bị cáo
Dương Tự Trọng quay xuống nói chuyện với các bị cáo

Dương Chí Dũng trước phiên xử chiều nay
Dương Chí Dũng trước phiên xử chiều nay
Lúc 14h00: HĐXX Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm Dương Tự Trọng cùng đồng phạm trong vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Mở đầu buổi xử là phần tranh luận. Đại diện Viện KSND thực hành quyền công tố, nêu ý kiến kết luận.
Lược lại nội dung vụ án cũng như bản án sơ thẩm, đại diện Viện KSND nhấn mạnh, hành vi tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài của các bị cáo là nghiêm trọng. Các bị cáo thực hiện hành vi với thủ đoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi điện thoại để liên lạc.
Đại diện Viện KSND nhận định, mỗi bị cáo được giao từng phần việc nhưng các bị cáo đã kết hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện hành vi đưa Dương Chí Dũng trốn thoát. Đáng nói hơn, trong vụ án này có sự tham gia của các cán bộ công an. Những người này đã sử dụng nghiệp vụ công an trong quá trình phạm tội, câu kết với các đối tượng bị truy nã để thực hiện hành vi phạm tội.
“Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng. Bởi lẽ mặc dù các bị cáo biết Dương Chí Dũng đã bị khởi tố và có lệnh bắt tạm giam về tội “Cố ý làm trái…” và “Tham ô”, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, việc Dương Chí Dũng trốn trót lọt sang Campuchia không những gây khó khăn cho công tác phòng chống tham những, gây dư luận hoài nghi trong nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước; nếu không bắt được Dương Chí Dũng thì những khoản tiền tham ô và tiền gây thất thoát của Chí Dũng sẽ không thu hồi được, đồng thời gây tốn kém không ít tiền của và sức lực của cơ quan điều tra tổ chức bắt Dũng.” – đại diện Viện KSND nhấn mạnh.
Lúc 11h40: Tòa tạm nghỉ. Phiên xét xử tiếp tục diễn ra vào 14h chiều nay, 22/5.
Lúc 11h30: Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của mình lần lượt đặt câu hỏi với các bị cáo Ánh, Phong, Trọng, Sơn và Dương Chí Dũng, với vai trò nhân chứng.
Trước câu hỏi của luật sư về việc ai điều Trần Văn Dũng tham gia vào việc đưa Dương Chí Dũng sang Campuchia, các bị cáo Sơn, Ánh đều không xác định được.
Luật sư hỏi Trần Văn Dũng có biết Dương Chí Dũng là ai không thì bị cáo khai không biết và mãi sau này sau khi trao tiền ở Campuchia mới biết.
“Sau đó mới biết anh Dũng là ai và bị cáo vứt điện thoại không liên lạc cho đến ngày bị bắt”, Dũng nói.
Lúc 11h10: Tòa thẩm vấn các bị cáo Tuấn, Ánh, Dũng, Phong để làm rõ vai trò của từng bị cáo trong việc thực hiện chỉ đạo của Dương Tự Trọng giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
Lúc 11h00: Đại diện Viện Kiểm sát hỏi bị cáo Dương Tự Trọng để làm rõ hành vi nhờ các bị cáo khác giúp có phải là lạm dụng chức vụ và quyền hạn hay không. Tiếp đến đại diện VKS cũng đối chất một số vấn đề liên quan lời khai của Hoàng Văn Thắng.
Lúc 10h50: Tòa chuyển sang hỏi các nhân chứng Hằng (vợ Dương Tự Trọng) và Phạm Mai Phương (vợ Dương Chí Dũng). Hai người này nói không biết việc Dũng trốn đi nước ngoài và các bị cáo suốt thời gian Dũng bỏ trốn không có liên lạc.
Lúc 10h45: Tòa hỏi Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng trong vụ án này.
Dũng khai đầu tiên có ý định đi sang Trung Quốc nhưng bấm quẻ thấy không tốt. Trong túi lại có sẵn visa đi Mỹ vẫn còn hạn, lại có con gái đang học bên Mỹ nên quyết định đi Mỹ.
Dương Chí Dũng tại phiên xử phúc thẩm em trai.
Dương Chí Dũng tại phiên xử phúc thẩm em trai.
Tòa hỏi Dương Chí Dũng về những mối quan hệ khi ở tạm trong quá trình bỏ trốn. Dũng khẳng định quyết định đi Quảng Ninh và đi Hồ Chí Minh và quyết định trốn là do bản thân “còn chú Trọng chỉ đóng vai trò lo xe cộ và người đưa đón, ngay cả Phong cũng chỉ là người đi theo với tôi sang Singapore rồi mỗi người một ngả”.
Ngay cả nếu Trọng không giúp tôi cũng sẽ đi được và sẽ tìm cách để làm các thủ tục được. Tôi cho thấy thấm thía sai lầm về quyết định trốn đi nước ngoài của mình tôi rất khổ tâm.Trừ Trọng ra, các bị cáo đều không được hưởng lợi, Dương Chí Dũng nói.
Lúc 10h25: HĐXX chuyển sang xét hỏi bị cáo Hoàng Văn Thắng là bị cáo duy nhất trong 7 bị cáo không kháng cáo về quá quá trình tham gia cùng các bị cáo khác trong việc thực hiện để Dương Tự Trọng trốn đi nước ngoài.
Hoàng Văn Thắng (SN 1970), nguyên Cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường (Công an TP Hải Phòng) bị tòa sơ thẩm tuyên 5 năm tù.
Lúc 10h20: Bị cáo Dương Tự Trọng cho rằng việc áp dụng khoản 3 điều 275 Bộ luật hình sự là chưa đúng mà phải theo khoản 1 của điều này.
- Tòa kết án bị cáo tội Đưa người khác trốn đi nước ngoài đúng không?
Không đúng. Điều thì đúng, nhưng khoản không đúng. 3 căn cứ để khẳng định tội là dư luận là không đúng, chưa liệt kê được bao nhiêu báo, báo nào… Không thể nói chúng tôi tạo ra dư luận xấu.
Thứ hai, nói anh Dũng là đối tượng phạm tội nghiêm trọng, nhưng khi bỏ đi, anh Dũng mới khởi tố 1 tội và chẳng có quy định nào nói người bị đưa đi trốn là tội nghiêm trọng thì người đưa đi trốn cũng là nghiêm trọng. Cùng lắm chỉ là 5 năm tù.
Thứ ba, bảo cản trở điều tra thì cũng không quá 7 năm tù. Cộng với các văn bản dưới luật chưa chi tiết. Như thế là khách quan.
- Bị cáo đồng ý tội danh nhưng không đồng ý khoản?
Tôi cho là đưa vào khoản 3 không đúng, phải là khoản 1. Chúng tôi có mặt hay không có mặt trên cuộc đời cũng được, như tôi vào tù lại khỏe ra, chưa bao giờ tôi được nghỉ ngơi như thế, nhưng người khổ là người thân của chúng tôi. Chúng tôi luôn nghiêm túc chấp hành mọi phán quyết.
Điều 275. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Lúc 10h00: Trọng nói: “Chúng tôi là những người tham gia nhiều trận đánh án lớn, chúng tôi tự hào về điều đó. Và bây giờ chúng tôi là người phạm tội, bản thân tôi không hối tiếc. Theo suy nghĩ của tôi, anh Dũng có bị tử hình cũng không sao nhưng với gia đình con cái chúng tôi đây là một cú sốc”.
Bị cáo nhận toàn bộ hành vi của mình và cho biết do mình chỉ đạo. Bị cáo cho rằng quá trình phạm tội Vũ Tiến Sơn chỉ là người thực hiện hoàn toàn do mình chỉ đạo và dành một phần thời gian để nói về quan hệ cá nhân của mình với bị cáo Tuấn.
Lúc 9h45: Sau khi Dương Tự Trọng bình tĩnh trở lại đã đứng trước vành móng ngựa để trả lời HĐXX. Bị cáo có lời nói: “Tôi coi bố anh Sơn như bố tôi. Tôi hoàn toàn nhận trách nhiệm về việc mình làm. Nhưng tôi bác bỏ việc cáo buộc chúng tôi tổ chức việc đi nước ngoài tinh vi”.
Trọng cho rằng, việc đi sang Campuchia rất dễ dàng, bằng chứng là ai cũng có thể sang Campuchia để chơi ở các casino.
“Và việc đi nước ngoài hoàn toàn là do anh Dương Chí Dũng quyết định và tự mình làm vì anh Dũng đã đi nước ngoài quá nhiều lần”, Trọng nói.
Bên cạnh đó, việc sử dụng liên tục các số điện thoại là thói quen nghiệp vụ của cảnh sát hình sự.
Lúc 9h35: Khi được tòa xét hỏi, đứng trước vành móng ngựa bị cáo Dương Tự Trọng xin tòa cho mấy giây để tưởng nhớ đến bố của Vũ Tiến Sơn mới mất. Sau đó, do quá xúc động bị cáo không nói được và liên tục lấy khăn lau nước mắt.
Dương Tự Trọng bật khóc tại tòa.
Dương Tự Trọng bật khóc tại tòa.
Lúc 9h30: Bị cáo Phạm Minh Tuấn trả lời HĐXX cho rằng mình có tội chỉ là do kém hiểu biết nên bị cáo thay đổi lời khai và cho rằng mình bị oan. Bị cáo Tuấn không nhận tội như đã khai trước đó.
- Bị cáo có biết nhà của Hoàng Thị Nhung?
Biết ạ.
- Có nhiều lần đến chơi chưa?
Vì là người quen nên đến chơi.
- Bị cáo bao nhiêu lần vào nhà chị Nhung chơi?
Có vài lần.
- Đến một mình hay có Trọng?
Đến cùng Trọng.
- Còn nhà bố đẻ Nhung ở Quảng Ninh?
Bị cáo chưa đến, chỉ đi qua anh Trọng chỉ cho biết.
- Mấy giờ bị cáo cùng Dũng đến nhà ông Cường?
Tôi đi lơ mơ ngủ, không để ý, áng chừng 1-2 giờ đêm.
- Trên đường đi có trao đổi gì với nhau?
Dạ không. Tôi chỉ hỏi han anh Dũng vì lâu không gặp nhau.
- Trao đổi hỏi han về công việc như thế nào?
Dạ thưa anh Dũng hỏi tôi chứ tôi không hỏi anh Dũng.
- Lúc này bị cáo đã biết Dũng vi phạm pháp luật chưa?
Sau này qua ti vi thì tôi biết, trước đó không biết vì quan hệ với anh Dũng là quan hệ tình cảm thân thương chứ không quan tâm đến chức vụ của anh Dũng.
- Vào nhà ông Cường bị cáo nói gì với ông Cường?
Tôi giới thiệu với chủ gia đình, đây là anh Dũng, anh trai của anh Trọng.
- Đến phiên tòa hôm nay bị cáo không nhận tội, giữ nguyên kháng cáo bị oan đúng không?
Dạ vâng.
- Từ Hà Nội về Quảng Ninh, trên đường đi, Thắng và bị cáo có trao đổi gì không?
Bị cáo lên xe là ngủ ngay, không trao đổi gì.
- Bị cáo giữ nguyên kháng cáo kêu oan?
Vâng ạ.
Trước đó, phiên tòa sơ thẩm tuyên Phạm Minh Tuấn (SN 1961), nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng (Hải Phòng) (bạn thân của Dương Tự Trọng) 5 năm tù.
Lúc 9h25: Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh trả lời thẩm vấn của HĐXX và xin giảm án.
Nguyễn Trọng Ánh khai tại thời điểm đưa Dương Chí Dũng đi trốn hoàn toàn không biết Dũng phạm tội. Sau nay trở về cơ quan với mới được biết Dũng phạm tội.
Ánh cho rằng bản thân không mong muốn vi phạm pháp luật và sự việc xảy ra là ngoài ý muốn của bị cáo.
“Bị cáo không biết việc đưa anh Dương Chí Dũng đi trốn. Bị cáo không có liên lạc thường xuyên với anh Trọng, anh Sơn. Bị cáo không cố ý vi phạm”, Ánh nói.
Ánh cũng cho biết sức khỏe bị cáo không tốt do bị u chèn vòng họng, gia đình cũng có nhiều người có bệnh này, chú bị cáo cũng bị mất vì bệnh này. Hiện bị cáo sức khỏe đang suy sụp. Với bản án của tòa sơ thẩm là quá cao, xin được giảm nhẹ hình phạt.
Gia đình bị cáo đều là cán bộ đảng viên, bản thân bị cáo vào ngành với mục đích là bảo vệ Tổ quốc, mong được xem xét giảm nhẹ. Tòa có nhận được đơn xin giảm án của bố bị cáo, những tài liệu thể hiện bị cáo có công với cách mạng.”
Nguyễn Trọng Ánh (SN 1985), nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP. Hải Phòng) bị 6 năm tù tại phiên tòa sơ thẩm.
Lúc 9h20: Tòa hỏi bị cáo Đồng Xuân Phong về mối quan hệ của Phong với Trọng và mục đích đưa Dương Chí Dũng sang Campuchia để trốn và sử dụng hộ chiếu giả sau đó sang Singapore.
Phong khai làm theo chỉ đạo. Phong cũng cho rằng phải tới lần thứ 2 sau khi sang Campuchia để giúp Dương Chí Dũng sau khi không sang được Mỹ mới biết Dũng phạm tội.
“Bị cáo không oan nhưng chỉ vì tình cảm anh em mà phạm tội, bản thân gia đình có công với cách mạng. Xin tòa giảm án vì tòa sơ thẩm xử mức án cao quá”.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Đồng Xuân Phong (SN 1974), nguyên cán bộ Hải quan TP Hải Phòng bị tòa tuyên 7 năm tù.
Lúc 9h10: Tòa chuyển sang xét hỏi bị cáo Trần Văn Dũng, tức Dũng “Bắc Kạn”. Dũng cũng cho rằng mình phạm tội chỉ vì tỉnh cảm anh em quan hệ lâu năm. Dũng xin được giảm án.
Lúc 9h00: Sau đó, Sơn cho biết tối 23/5/2012 được thông báo Dương Chí Dũng đã sang Campuchia.
Bị cáo cho rằng hành vi phạm tội là do đi quá xa trong chuyện tình cảm nên đã mắc sai lầm. Thừa nhận việc phạm tội nhưng bị cáo một mực cho rằng mình đóng vai trò chỉ đạo mà chỉ thực hiện bổn phận do Trọng nhờ.
Sơn cho rằng mình thành khẩn khai báo, là nhân chứng đầu tiên khai báo vụ làm lộ bí mật nhà nước và mong muốn sớm được hưởng lượng khoan hồng. Nói đến đây bị cáo Sơn đã bật khóc, ngay lúc đó Dương Tự Trọng đã vỗ vai an ủi Sơn.
Lúc 8h50: Sơn khai có biết việc đến Phố Nối -Hưng Yên để đi đón Dương Chí Dũng nhưng hoàn toàn không chỉ đạo việc đi đón này.
Sơn nói việc đổi tên để nhằm tránh sự phát hiện. Sơn cũng hoàn toàn chối không biết việc ai đưa Dương Chí Dũng đi Quảng Ninh và việc vào TP HCM là đi công tác và để tiện cho công việc.
Lúc 8h35: Tòa chuyển sang phần xét hỏi. Bị cáo đầu tiên trả lời tòa là bị cáo Vũ Tiến Sơn.
Sơn cho biết, Trọng đề xuất đưa Dương Chí Dũng đi trốn vì có lệnh bắt và vì Dũng là con trưởng sợ bố mẹ biết tin sẽ không chịu được.
Lúc 8h30: Chủ tọa tóm tắt xong bản án sơ thẩm và đơn xin kháng cáo của các bị can để được nhận sự khoan hồng.
Bị cáo Dương Tự Trọng và các đồng phạm tại tòa
Bị cáo Dương Tự Trọng và các đồng phạm tại tòa
Tại phiên tòa sơ thẩm, chỉ riêng Dương Tự Trọng không nhận tội. Tuy nhiên, HĐXX phiên sơ thẩm cho rằng, xét thấy, hành vi phạm tội của 6 bị cáo (trừ Dương Tự Trọng), cùng với lời khai tại tòa, tài liệu tài liệu của cơ quan điều tra, đủ cơ sở khẳng định, việc phạm tội của các bị cáo theo sự chỉ đạo của Dương Tự Trọng.
Đối với Dương Tự Trọng, không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ vào lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra hoàn toàn phù hợp với lời khai của nhân chứng và các bị cáo tại tòa, HĐXX đủ căn cứ khẳng định Dương Tự Trọng là nhân vật chính trong vụ án. Việc quy kết theo Điều 275, Bộ Luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật. Dương Tự Trọng bị tuyên 18 năm tù.
Sau đó, Dương Tự Trọng có đơn kháng. Các bị cáo khác lần lượt có đơn kháng án với những lý do khác nhau, riêng Hoàng Văn Thắng không kháng cáo.
Lúc 8h20: Chủ tọa Hà Thị Xuyến tuyên bố chuyển sang xét xử và tóm tắt bản án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Lúc 8h10: Sau khi lấy ý kiến Viện kiểm sát và các luật sư về việc vắng mặt của một số nhân chứng, Tòa hội ý nhanh và tuyên bố tiếp tục xét xử vụ án này.
Lúc 8h00: Chủ tọa phiên tòa tuyên bố bắt đầu phiên tòa phúc thẩm xét xử công khai vụ án Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Tòa tiến hành làm thủ tục căn cước đối với các bị cáo
Lúc 7h00: Tòa làm các thủ tục kiểm tra căn cước bị cáo, nhân chứng và luật sư bào chữa cho các bị cáo
Lúc 6h30: Xe chở phạm nhân và nhân chứng có mặt tại sân Tòa án tối cao
Dương Tự Trọng tươi cười khi được đưa đến Tòa sáng nay (22/5)
Bị can Dương Tự Trọng và các đồng phạm được cán bộ tư pháp đưa vào phòng xử án.
Các đồng phạm trong vụ án Dương Tự Trọng giúp anh trai là Dương Chí Dũng bỏ trốn
Nhân chứng Dương Chí Dũng cũng có mặt được đưa vào phòng xử án.
Hai anh em Dũng và Trọng quay lại trò chuyện với nhau khá thoải mái.
Ngày 22/5, TAND tối cao mở phiên phúc thẩm xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc CATP Hải Phòng) và đồng phạm về tội danh “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo Điều 275 Bộ luật Hình sự. Dự kiến, phiên tòa phúc thẩm diễn ra trong 1 ngày.

Thiên Lý (Tổng Hợp)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: