Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Đại gia bí ẩn bỏ nghìn tỷ xây chùa Bái Đính


Ở Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chỉ chi tiền vào các dự án bất động sản để bán đất thu lời, lại đổ hàng đống tiền để xây khu du lịch tâm linh. Một người ở Ninh Bình xây chùa Bái Đính, còn một người “quen thuộc” xây lạc cảnh Đại Nam - ông Huỳnh Uy Dũng.
Ông Trường (người mặc áo trắng)
Theo Wiki, ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông hiện là ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa V - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổng giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, giám đốc Khách sạn Hoa Lư. Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)

Ông Nguyễn Văn Trường được coi là một đại gia ẩn mình, là người sùng đạo phật, có cuộc sống bình dị ăn chay trường từ nhiều năm nay..

Ông Trường ít khi xuất hiện trên báo chí và thường từ chối chụp ảnh với cả những người bạn làm báo thân thiết nhất, bởi theo ông, những việc mình làm “không có gì to tát”.

Cho đến nay, giới truyền thông chỉ nắm được ông là chủ nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình. Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường.

Ông cũng được biết đến là người chi 100.000 USD, đích thân sang Ấn Độ đón Ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, ông âm thầm đứng sau tài trợ.

Chia sẻ với báo giới, doanh nhân Trường cho biết: “có người đã đúc kết rất đúng rằng: Đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: