Không ai nhớ ông Cặc Sào bao nhiêu tuổi. Những người già nhất còn sống đều nói, khi họ là đứa con nít nghịch cát lấm lem đã thấy ông Cặc Sào lừng lững ở làng rồi. Người làng lại bình, ôngSào không phải cao mà dài, ông dài đến hai mét phẩy mười tám phân. Ông là một tay uống rượu khét tiếng, dai dẳng và thủy chung nhất ở làng. Hàng ngày, trông ông khênh khang bước, nhìn cũng chẳng khác mấy một chai rượu đang di chuyển, hơn nữa, do cái đầu của ông tóp lại, kéo thuổn lên, trọc lóc, hệt cái nút chai. Mình hỏi ông, ông ơi, sao ai cũng gọi ông là ông Cặc Sào, mà không gọi là ông Sào? Ông ấy nheo mắt: Vì cặc tao là cặc sào ngu ạ.
Cũng có kẻ tò mò hỏi tuổi ông, ông cầm tay dắt ra sau hồi nhà, chỉ vào đống vỏ chai lăn lóc, rỗng thóp, gọn lỏn: "Ta đã sáu mươi tư vỏ chai". Suy ra mới hay, cứ tết đến, năm nào cũng như năm nào, vào đúng đêm ba mươi, ông uống cạn chai rượu cuối cùng trong năm, thả xác chai ra hồi nhà, coi như thêm một tuổi. Đấy là nói chuyện ngày xửa ngày xưa, còn đã lâu lắm, ông không nhớ tuổi, đơn giản là xác chai rượu ông thả sau vườn vào đêm ba mươi tết đã chất thành đống, không đếm xuể. Thời trẻ, ông Cặc Sào có tung tin rằng, do người ông dài nên cái gì trong ông cũng dài. Lấp lửng thế mà được việc đáo để. Thậm thụt, lén lút, vào những đêm thanh vắng, một chút mưa, một chút gió lạnh, lích kích chai rượu mang theo, đàn bà trong làng liến láu vụng trộm với ông. Ai đến ông cũng chiều. Người làng hỏi gì ông cũng im thít. Không rõ sau đó, có bao nhiêu đàn bà dính con với ông. Ông trở nên ruột thịt với cả làng. Chuyện dèm pha tung tẩy với nhau lúc nào không biết, còn công khai, ông Cặc Sào rất được người làng tôn kính. Ông Cặc Sào không nấu rượu. Ngày ngày, nhà này nhà kia ới ông sang, nhờ vã ông nếm rượu cho họ, định giá bán cho họ. Nếm chừng mươi nhà thì ông say, chúi vào chân đòi cát ngủ một thôi, tỉnh, lại lê chân đi nếm tiếp, khi nào ông cũng tất bật, chuếng choáng, đắm mê trong rượu. Hồi còn Tây, một hôm, Tây bao vây ba du kích của làng đang kẹt cứng trong hầm. Lũ Tây hả hê, chuẩn bị quây rơm nướng du kích trong lửa. Ai cũng lo sợ nhưng không ai nghĩ được cách gì để cứu người đằng mình. Ông Cặc Sào bước thấp bước cao đến chỗ mấy thằng Tây. Ông chẳng nói chẳng rằng, ngồi xếp bằng trên đất, lôi quả bầu đựng rượu to tướng trong người ra, tu từng hơi dài, nhấm với mấy con nhái đồng nướng chín vàng. Hương rượu Ba Đồn từ lâu đã không cần phiên dịch. Lúc đầu, lũ Tây ngỡ ông tâm thần hoặc đại loại như vậy. Nhưng cái mùi rượu lững lơ thơm, lững lơ bay, quấn quýt dan díu vào mũi, thấm ngọt xuống cổ họng, nước miếng như được dịp trào ra. Tây mũi đỏ lân la đến, nheo mắt nhìn ông. Ông như mù như điếc, lại uống, lại tóp tép, lại nhót nhét nhai con nhái nướng vàng màu nghệ, lại ngửa cổ nuốt từng ngụm rượu, lại liếm láp chút nước rượu nhỡ vương trên tay. Lũ Tây xô ngã ông xuống đất. Ông nằm im. Lũ Tây đưa bầu rượu lên, nhìn nhìn ngửi ngửi rồi thử nếm, thử uống. Ông Sào nheo nheo mắt nhìn chúng. Rượu Ba Đồn chưa uống đã lấp lửng, uống vào không thể không say. Mấy thằng Tây say khừ, ngã vật ra đất, quờ tay ghì chặt lấy ông Cặc Sào, hôn hít, gật gù rồi khề khà hát, khề khà cười, cuối cùng thì lăn ra ngủ. Du kích cứ thế ra khỏi hầm, cứ thế trói gô mấy thằng Tây say, bắt chúng dễ như bắt gà què. Sau đó hai hôm, Việt Minh gửi về cho ông Cặc Sào một cái giấy khen. Ông nhờ người đọc giấy khen, thấy có dòng chữ ghi: Biểu dương đồng chí Nguyễn Văn Sào...Ông Cặc Sào không chịu, bảo người ta phải ghi rõ là đồng chí Cặc Sào, dứt khoát phải có chữ Cặc. Cuối cùng huyện chiều ông, ghi rõ, đồng chí Cặc Sào. Ông thích lắm, xem mãi, những dòng chữ đậm nhạt trên giấy, như nhảy, như múa trên giấy, ông gật gù ưng ý. Ông bắc thang, cất cái giấy khen tận nóc nhà, cho thò ra một đầu, thỉnh thoảng, ông nằm dang tay chạng chân giữa nền nhà, ngửa mặt nhìn lên cái giấy khen, lục khục cười.
Có một đận, làng buồn như có tang. Chính quyền cấm bán rượu. Có thể được nấu, được uống thỏa thuê trong nhà nhưng nếu ai đưa rượu ra chợ bán, rượu đó là rượu lậu, tịch thu, phạt nặng, ai chống thì bắt, xử tù, ngang với tội phá hoại. Một ngàn hai trăm tám mươi tư lò rượu trong làng đột ngột tắt lửa. Đây là ngày đầu tiên từ thuở khai thiên lập đất, làng không nấu rượu. Cả làng chết lặng trong sự im ắng hoang tàn, sự im ắng nghĩa địa. Lâu nay, đêm ngày gì cũng nghe tiếng người làng la hét mắng chửi nhau vì say, tưởng thế là khó chịu, nào hay, không rượu, cả làng thoi thóp chuyện trò, thoi thóp đi lại, không còn cớ gây sự, không còn cớ gì để toác miệng chửi nhau, cả làng nói năng nhỏ nhẹ có một ngày mà tưởng như là người làng khác, tưởng như mình đang thất lạc đi đâu, không còn ở làng mình... Ông Cặc Sào nằm lì trong góc nhà, buồn đến độ cũng chẳng màng uống rượu. Ông thấy ông già tuổi nhất làng, không ai ngoài ông phải đứng ra cứu làng khỏi cơn thống khổ này. Nửa đêm ông phải ra khỏi nhà. Ông đến, thì thầm với từng hộ, nhắn nhe từng hộ, lào thào, to nhỏ... Rùng rùng cả làng lại nổi lửa. Hương rượu đánh thức mọi người. Rượu xô tiếng cười ào ạt, rổn rảng khắp làng. Làng cháy rực xênh xang bởi cả mấy trăm lò rượu đồng loạt nổi lửa. Ông Cặc Sào đi từ đầu làng đến cuối làng, ưng ý.
Mờ sáng, đã thấy người xách rượu đến nhà ông. Không thể nấu nhiều như trước, mỗi nhà gửi tạm ông vài chai. Ông tỉ mẩn bó hàng chục chai rượu vào quanh người, khoác bên ngoài bộ áo quần rộng thùng thình, xốc xốc mấy nhịp làm chắc, rồi bước ra khỏi làng, nhằm về phố chợ. Hóa ra người ta cấm bán rượu nhưng không cấm uống, không cấm say. Gặp ông vào, lũ sâu rượu xô tới, đè ngửa ông ra đất, giật chai nào trả tiền chai đó, không cò kè thêm bớt, tăng giá cũng mặc, miễn là có rượu uống. Mỗi ngày ông ra chợ năm bận, bán vèo vèo. Hễ gặp bạn hàng, ông lại chìa ống chân, vén quần, chai rượu lòi ra ngoài, hể hả cười, tiền trao rượu đưa, mặn mua mặn bán, dập dìu sau một ngày cũng ối rượu, ối tiền. Ông giúp người làng, không tính công, cũng là cốt làm sao cho lò rượu của làng đừng tắt. Thuế vụ không tha. Một lần ông sa vào tay họ. Họ dẫn ông về trụ sở kiểm kê số chai rượu lén lút dấu trong người, nếu ít thì phạt, nhiều thì bắt giam, ông biết vậy. Trên đường về trụ sở thuế, ông vừa đi vừa vén ống quần, lôi từng chai rượu đưa lên miệng uống hết. Tới nơi, vật chứng không còn, người ta đành tha. Ông lết được về làng, ngã người ngay chân đồi vú cát, say gục hai ngày, nhưng lòng vui phơi phới.
Một đận, thanh niên trai tráng trong làng tòng quân giết giặc. Làng chỉ toàn đàn bà. Mỗi ông Cặc Sào là tráng kiện nhưng luống tuổi, còn vài chục ông già khác ốm yếu gần đất xa trời cả. Trước khi lên đường, trai tráng trong làng nhìn ông Cặc Sào tự dưng không ai yên tâm. Biết đâu, còn mình ông tráng kiện, lũ đàn bà con gái chã nhòm nhèm, ai lường hết. Thế là lũ trai làng chuốc rượu cho ông say, khiêng ông lên động cát, thuê vị bác sỹ thú y thiến cặc của ông. Tỉnh rượu, ông đau điếc tai, bỏ ăn ba ngày thì tạm nhúc nhắc đi lại, vẫn không hiểu sao bụng dưới của mình lại bị ai lấy dao rạch toác một đường. Rồi ông quên. Đêm đêm, ông lại đi nếm rượu từng nhà. Hàng ngày, cánh đàn bà nhờ ông đủ thứ việc trên đời, ông làm hết, mình ông thay chồng của lũ đàn bà cả làng, thay luôn cả chuyện chăn gối. Chín tháng một năm sau, một số đàn bà trong làng vắng chồng vẫn đẻ. Chồng nhào về, súng lên đạn, lùng sục tìm địch tình. Ông Cặc Sào cũng xăng xái giúp họ đi tìm. Không ai nghi ngờ ông. Còn gì nơi ông nữa để nghi ngờ. Tìm mãi không thấy kẻ thù, cánh trai làng cho vợ vài cái bạt tai rồi lên đường, coi như qua chuyện. Sau này lũ đàn bà về già mới kháo lại chuyện xưa. Biết chồng con mình sắp thuê người thiến của quý ông Cặc Sào, nửa đêm các bà họp nhau, đồng lòng nhất trí cứu ông. Họ góp tiền cho tay bác sỹ thú y. Anh ta tham nhưng không nỡ mất lòng trai làng, trước khi đến, anh ta mang theo cặc của một con bò. Rồi cũng dao kéo, cũng phanh ruột, cắt cắt, thiến thiến nhưng không làm gì, lén đưa cặc của con bò ra làm chứng cho lũ trai làng yên tâm. Nhờ vậy, của quý nơi ông không bị sây suyển gì, toàn vẹn cho đến hôm nay.Chuyện này về ông Cặc Sào mới đáng kể;Đấy là thời kỳ làng cát ngập chìm trong bom rơi đạn nổ
của máy bay Mỹ. Không ai hiểu vì lý do gì mà làng của họ lại thường xuyên bị máy bay đánh phá đến thế. Nơi này không có kho tàng, cơ sở quân sự cũng không, thậm chí cũng không là nơi đông người. Làng mảnh dài bên động cá
Cũng có kẻ tò mò hỏi tuổi ông, ông cầm tay dắt ra sau hồi nhà, chỉ vào đống vỏ chai lăn lóc, rỗng thóp, gọn lỏn: "Ta đã sáu mươi tư vỏ chai". Suy ra mới hay, cứ tết đến, năm nào cũng như năm nào, vào đúng đêm ba mươi, ông uống cạn chai rượu cuối cùng trong năm, thả xác chai ra hồi nhà, coi như thêm một tuổi. Đấy là nói chuyện ngày xửa ngày xưa, còn đã lâu lắm, ông không nhớ tuổi, đơn giản là xác chai rượu ông thả sau vườn vào đêm ba mươi tết đã chất thành đống, không đếm xuể. Thời trẻ, ông Cặc Sào có tung tin rằng, do người ông dài nên cái gì trong ông cũng dài. Lấp lửng thế mà được việc đáo để. Thậm thụt, lén lút, vào những đêm thanh vắng, một chút mưa, một chút gió lạnh, lích kích chai rượu mang theo, đàn bà trong làng liến láu vụng trộm với ông. Ai đến ông cũng chiều. Người làng hỏi gì ông cũng im thít. Không rõ sau đó, có bao nhiêu đàn bà dính con với ông. Ông trở nên ruột thịt với cả làng. Chuyện dèm pha tung tẩy với nhau lúc nào không biết, còn công khai, ông Cặc Sào rất được người làng tôn kính. Ông Cặc Sào không nấu rượu. Ngày ngày, nhà này nhà kia ới ông sang, nhờ vã ông nếm rượu cho họ, định giá bán cho họ. Nếm chừng mươi nhà thì ông say, chúi vào chân đòi cát ngủ một thôi, tỉnh, lại lê chân đi nếm tiếp, khi nào ông cũng tất bật, chuếng choáng, đắm mê trong rượu. Hồi còn Tây, một hôm, Tây bao vây ba du kích của làng đang kẹt cứng trong hầm. Lũ Tây hả hê, chuẩn bị quây rơm nướng du kích trong lửa. Ai cũng lo sợ nhưng không ai nghĩ được cách gì để cứu người đằng mình. Ông Cặc Sào bước thấp bước cao đến chỗ mấy thằng Tây. Ông chẳng nói chẳng rằng, ngồi xếp bằng trên đất, lôi quả bầu đựng rượu to tướng trong người ra, tu từng hơi dài, nhấm với mấy con nhái đồng nướng chín vàng. Hương rượu Ba Đồn từ lâu đã không cần phiên dịch. Lúc đầu, lũ Tây ngỡ ông tâm thần hoặc đại loại như vậy. Nhưng cái mùi rượu lững lơ thơm, lững lơ bay, quấn quýt dan díu vào mũi, thấm ngọt xuống cổ họng, nước miếng như được dịp trào ra. Tây mũi đỏ lân la đến, nheo mắt nhìn ông. Ông như mù như điếc, lại uống, lại tóp tép, lại nhót nhét nhai con nhái nướng vàng màu nghệ, lại ngửa cổ nuốt từng ngụm rượu, lại liếm láp chút nước rượu nhỡ vương trên tay. Lũ Tây xô ngã ông xuống đất. Ông nằm im. Lũ Tây đưa bầu rượu lên, nhìn nhìn ngửi ngửi rồi thử nếm, thử uống. Ông Sào nheo nheo mắt nhìn chúng. Rượu Ba Đồn chưa uống đã lấp lửng, uống vào không thể không say. Mấy thằng Tây say khừ, ngã vật ra đất, quờ tay ghì chặt lấy ông Cặc Sào, hôn hít, gật gù rồi khề khà hát, khề khà cười, cuối cùng thì lăn ra ngủ. Du kích cứ thế ra khỏi hầm, cứ thế trói gô mấy thằng Tây say, bắt chúng dễ như bắt gà què. Sau đó hai hôm, Việt Minh gửi về cho ông Cặc Sào một cái giấy khen. Ông nhờ người đọc giấy khen, thấy có dòng chữ ghi: Biểu dương đồng chí Nguyễn Văn Sào...Ông Cặc Sào không chịu, bảo người ta phải ghi rõ là đồng chí Cặc Sào, dứt khoát phải có chữ Cặc. Cuối cùng huyện chiều ông, ghi rõ, đồng chí Cặc Sào. Ông thích lắm, xem mãi, những dòng chữ đậm nhạt trên giấy, như nhảy, như múa trên giấy, ông gật gù ưng ý. Ông bắc thang, cất cái giấy khen tận nóc nhà, cho thò ra một đầu, thỉnh thoảng, ông nằm dang tay chạng chân giữa nền nhà, ngửa mặt nhìn lên cái giấy khen, lục khục cười.
Có một đận, làng buồn như có tang. Chính quyền cấm bán rượu. Có thể được nấu, được uống thỏa thuê trong nhà nhưng nếu ai đưa rượu ra chợ bán, rượu đó là rượu lậu, tịch thu, phạt nặng, ai chống thì bắt, xử tù, ngang với tội phá hoại. Một ngàn hai trăm tám mươi tư lò rượu trong làng đột ngột tắt lửa. Đây là ngày đầu tiên từ thuở khai thiên lập đất, làng không nấu rượu. Cả làng chết lặng trong sự im ắng hoang tàn, sự im ắng nghĩa địa. Lâu nay, đêm ngày gì cũng nghe tiếng người làng la hét mắng chửi nhau vì say, tưởng thế là khó chịu, nào hay, không rượu, cả làng thoi thóp chuyện trò, thoi thóp đi lại, không còn cớ gây sự, không còn cớ gì để toác miệng chửi nhau, cả làng nói năng nhỏ nhẹ có một ngày mà tưởng như là người làng khác, tưởng như mình đang thất lạc đi đâu, không còn ở làng mình... Ông Cặc Sào nằm lì trong góc nhà, buồn đến độ cũng chẳng màng uống rượu. Ông thấy ông già tuổi nhất làng, không ai ngoài ông phải đứng ra cứu làng khỏi cơn thống khổ này. Nửa đêm ông phải ra khỏi nhà. Ông đến, thì thầm với từng hộ, nhắn nhe từng hộ, lào thào, to nhỏ... Rùng rùng cả làng lại nổi lửa. Hương rượu đánh thức mọi người. Rượu xô tiếng cười ào ạt, rổn rảng khắp làng. Làng cháy rực xênh xang bởi cả mấy trăm lò rượu đồng loạt nổi lửa. Ông Cặc Sào đi từ đầu làng đến cuối làng, ưng ý.
Mờ sáng, đã thấy người xách rượu đến nhà ông. Không thể nấu nhiều như trước, mỗi nhà gửi tạm ông vài chai. Ông tỉ mẩn bó hàng chục chai rượu vào quanh người, khoác bên ngoài bộ áo quần rộng thùng thình, xốc xốc mấy nhịp làm chắc, rồi bước ra khỏi làng, nhằm về phố chợ. Hóa ra người ta cấm bán rượu nhưng không cấm uống, không cấm say. Gặp ông vào, lũ sâu rượu xô tới, đè ngửa ông ra đất, giật chai nào trả tiền chai đó, không cò kè thêm bớt, tăng giá cũng mặc, miễn là có rượu uống. Mỗi ngày ông ra chợ năm bận, bán vèo vèo. Hễ gặp bạn hàng, ông lại chìa ống chân, vén quần, chai rượu lòi ra ngoài, hể hả cười, tiền trao rượu đưa, mặn mua mặn bán, dập dìu sau một ngày cũng ối rượu, ối tiền. Ông giúp người làng, không tính công, cũng là cốt làm sao cho lò rượu của làng đừng tắt. Thuế vụ không tha. Một lần ông sa vào tay họ. Họ dẫn ông về trụ sở kiểm kê số chai rượu lén lút dấu trong người, nếu ít thì phạt, nhiều thì bắt giam, ông biết vậy. Trên đường về trụ sở thuế, ông vừa đi vừa vén ống quần, lôi từng chai rượu đưa lên miệng uống hết. Tới nơi, vật chứng không còn, người ta đành tha. Ông lết được về làng, ngã người ngay chân đồi vú cát, say gục hai ngày, nhưng lòng vui phơi phới.
Một đận, thanh niên trai tráng trong làng tòng quân giết giặc. Làng chỉ toàn đàn bà. Mỗi ông Cặc Sào là tráng kiện nhưng luống tuổi, còn vài chục ông già khác ốm yếu gần đất xa trời cả. Trước khi lên đường, trai tráng trong làng nhìn ông Cặc Sào tự dưng không ai yên tâm. Biết đâu, còn mình ông tráng kiện, lũ đàn bà con gái chã nhòm nhèm, ai lường hết. Thế là lũ trai làng chuốc rượu cho ông say, khiêng ông lên động cát, thuê vị bác sỹ thú y thiến cặc của ông. Tỉnh rượu, ông đau điếc tai, bỏ ăn ba ngày thì tạm nhúc nhắc đi lại, vẫn không hiểu sao bụng dưới của mình lại bị ai lấy dao rạch toác một đường. Rồi ông quên. Đêm đêm, ông lại đi nếm rượu từng nhà. Hàng ngày, cánh đàn bà nhờ ông đủ thứ việc trên đời, ông làm hết, mình ông thay chồng của lũ đàn bà cả làng, thay luôn cả chuyện chăn gối. Chín tháng một năm sau, một số đàn bà trong làng vắng chồng vẫn đẻ. Chồng nhào về, súng lên đạn, lùng sục tìm địch tình. Ông Cặc Sào cũng xăng xái giúp họ đi tìm. Không ai nghi ngờ ông. Còn gì nơi ông nữa để nghi ngờ. Tìm mãi không thấy kẻ thù, cánh trai làng cho vợ vài cái bạt tai rồi lên đường, coi như qua chuyện. Sau này lũ đàn bà về già mới kháo lại chuyện xưa. Biết chồng con mình sắp thuê người thiến của quý ông Cặc Sào, nửa đêm các bà họp nhau, đồng lòng nhất trí cứu ông. Họ góp tiền cho tay bác sỹ thú y. Anh ta tham nhưng không nỡ mất lòng trai làng, trước khi đến, anh ta mang theo cặc của một con bò. Rồi cũng dao kéo, cũng phanh ruột, cắt cắt, thiến thiến nhưng không làm gì, lén đưa cặc của con bò ra làm chứng cho lũ trai làng yên tâm. Nhờ vậy, của quý nơi ông không bị sây suyển gì, toàn vẹn cho đến hôm nay.Chuyện này về ông Cặc Sào mới đáng kể;Đấy là thời kỳ làng cát ngập chìm trong bom rơi đạn nổ
của máy bay Mỹ. Không ai hiểu vì lý do gì mà làng của họ lại thường xuyên bị máy bay đánh phá đến thế. Nơi này không có kho tàng, cơ sở quân sự cũng không, thậm chí cũng không là nơi đông người. Làng mảnh dài bên động cá
t, hiền như mặt người đang ngủ, cớ sao lại thành tọa độ của máy bay? Làng ức lắm. Mới phát động tham gia dân quân du kích bắn máy bay Mỹ, già trẻ lớn bé xung phong ngót mấy trăm. Ngoài đại đội dân quân chính quy, làng lập một trung đội lão dân quân. Nài nỉ mỏi mồm, ông Cặc Sào mới được vào đơn vị các cụ. Ngày ngày, khẩu đội 12 li 7 của các cụ chiếm ngự đỉnh cao của động cát, mắt dõi trời xanh, khi máy bay đến ném bom, nhất loạt nổ súng. Có một ngày chẳng hiểu thế nào, hàng chục tốp máy bay xổ bom xuống đỉnh cát. Trung đội lão dân quân thương vong gần hết, số còn lại cũng bị sức ép, mất sức chiến đấu. Còn mình ông Cặc Sào chưa hề hấn gì. Một tốp máy bay ụp bom xuống làng, sau khi nhả bom, ba chiếc vọt lên, lia đít về động cát. Ông Cặc Sào một mình một súng bóp cò. Ông kéo hết một băng đạn, đau nhức răng. Bùng lên trên trời cao một ngọn lửa lớn bám chặt lấy chiếc máy bay. Cả làng hét to cho ông Cặc Sào biết máy bay đã cháy. Ông cười ha hả. Ông dốc cả chai rượu vào người, chuếng choáng chạy về làng, rơi vào tiếng hoan hô vang trời dậy đất. Ông không dành thành tích một mình, ông chia đều cho các cụ cùng hưởng. Đang hoan hỉ, đang tưng bừng phấn khởi thì có đứa thối mồm trong làng loan báo rằng, cái máy bay ông Cặc Sào bắn rơi không phải do ông bắn rơi, nó rơi là vì hết xăng. Ông uất đến nghẹn cả ngụm rượu đang uống. Mẹ cha chúng nó nói điêu. Nói điêu vậy, trúng trật không cần biết nhưng mất sướng. Ông và các cụ họp gấp, tuyên bố biếu không máy bay cháy cho huyện đội, các cụ quyết chí bắn chiếc khác. Nửa tháng sau, lúc nhập nhoạng tối, trung đội các cụ lại bắn rơi chiếc thứ hai như nguyện vọng. Hỉ hả cả làng. Các cụ rồng rắn đi báo cáo thành tích trên huyện, tiếng thơm lan rộng khắp vùng. Ông Cặc Sào còn chưa hết hả hê thì lại tin thối mồm loang ra: Chiếc máy bay thứ hai các cụ vừa bắn là loại máy bay không người lái, mà đã không người lái thì chả ai bắn nó cũng rơi. Tức sôi máu. Tức đến nửa tháng vẫn chưa nguôi ngoai. Các cụ lại họp. Bắn lại. Nhất định là phải nhân chứng vật chứng cho bẻ miệng đứa thối mồm.
Gần hai mươi ngày không có chiếc máy bay nào lượn qua làng. Trung đội ông Cặc Sào cay đắng nhìn nhau. Chẳng lẽ cái thằng thối mồm thuộc quân địch, rút lui máy bay để hạ uy thế của các lão dân quân? Ông Cặc Sào hết kiên nhẫn. Ông vặt lông một con gà trống, xách chai rượu, nắm hương, lùi lũi vào giờ chính ngọ lên thẳng đỉnh cát. Ông sụp lạy, ông cầu khẩn, ông gọi vong linh năm Ngài Thần hoàng của làng khai sáng cõi lòng, yểm trợ các lão dân quân, xui khiến máy bay đến ném bom để ông và các cụ có dịp trả hận cho đứa thối mồm thối miệng. Có khẩn cầu ắt có thần linh phù hộ, mơ được ước thấy. Hai ngày sau, khi cơn giông vừa tan, đàn đàn lũ lũ máy bay từ biển hộc tốc lao vào, cắt bom bừa bãi. Cả trung đội lão dân quân được một ngày xả súng. Cho đến băng đạn cuối cùng thì chiếc F4 dính đạn đằng đuôi. Bùng ra giữa nền trời xanh một cánh dù của phi công Mỹ. Ông Cặc Sào gào to: "Để tui đi bắt thằng phi công". Ông dắt nửa chai rượu vào lưng quần, tay quờ vội con rựa, lao thẳng giữa trùng trùng cồn cát, đuổi theo thằng phi công đang vỗng đít bay trên trời cao. Chiếc F4 trúng đạn của các cụ đang bốc cháy ngay chân đồi cát. Hóa ra không dễ bắt phi công. Nhìn thế mà xa vời. Ông Cặc Sào chạy đứt hơi vẫn còn xa tít mới ngang tầm dù rơi. Ông dừng, tợp một ngụm rượu. Đột nhiên ngừng gió. Cánh dù chao một vòng rồi lao vun vút xuống đồi cát trước mặt. A ha. Trời cho thì tao lấy. Ông Cặc Sào xách chai rượu, lao vầm vập đến thằng phi công. Hắn đang luống cuống như gà mắc tóc giữa bụi cây xương rồng mọc gai tua tủa. Hắn nhìn ông, ngẩn người trước một ông già còn cao hơn hắn một cái đầu. Hắn xổ ra một tráng tiếng Mỹ. Kệ. Ông lấy thuốc ra vấn. Hắn lết đến trước mặt ông, lại xổ ra một tràng tiếng Mỹ. Ông móc con rựa vào thắt lưng thằng phi công kéo thẳng về làng. Huyện đội xuống nhận thằng phi công. Ông Cặc Sào yêu cầu huyện bắt thằng phi công phải xác nhận rõ ràng rằng, máy bay F4 của hắn bị các cụ bắn rơi và hắn bị đồng chí Cặc Sào bắt sống. Huyện chiều ông, đã giúp ông có giấy xác nhận theo yêu cầu. Ông dắt giấy xác nhận vào lưng quần, sãi chân bước về trung đội lão dân quân của mình, cười khùng khục. Từ bữa đó không còn thằng thối mồm nào dám vu chuyện. Tuy vậy, các cụ trong trung đội dân quân đã thống nhất với ông Cặc Sào, mặc dù các cụ chính thức bắn rơi ba máy bay, nhưng chiếc đầu vì mang tiếng là máy bay hết xăng, không tính. Chiếc thứ hai lại có lý do máy bay không người lái nên cũng không cần tính. Đến chiếc thứ ba, nhân chứng vật chứng đầy đủ, tính, thế mà cũng lĩnh gọn một cái huân chương về cho làng. Hôm đó làng say mất nửa ngày, say vì chiến công của các cụ.
Đến ngày thống nhất, đội dân quân giải thể, ông Cặc Sào lại về, ngày ngày đi nếm rượu cho từng nhà.
Ông chết năm ngoái, vào đúng đêm bà mươi tết, khi ông theo thói quen, uống cạn chai cuối cùng trong năm, vứt xác chai ra sau hồi nhà tính tuổi. Người làng chôn ông trên đỉnh cát, chôn cùng đống xác chai tính tuổi của ông. Sau khi ông chết, nhiều chuyện về ông, người làng mang ra kể cho nhau, không biết đâu là thật, đâu là thêu dệt. Ông như thần hoàng, kể mãi không hết chuyện. Càng nhớ, càng trọng ông bao nhiêu, người làng càng có lý do để thêu dệt những câu chuyện về ông bấy nhiêu.
Bà con Ba Đồn khẳng định: Chỉ có những chuyện do thằng Cu Vinh đã kể chính thức ở trên về ông Cặc Sào là chính xác.
Gần hai mươi ngày không có chiếc máy bay nào lượn qua làng. Trung đội ông Cặc Sào cay đắng nhìn nhau. Chẳng lẽ cái thằng thối mồm thuộc quân địch, rút lui máy bay để hạ uy thế của các lão dân quân? Ông Cặc Sào hết kiên nhẫn. Ông vặt lông một con gà trống, xách chai rượu, nắm hương, lùi lũi vào giờ chính ngọ lên thẳng đỉnh cát. Ông sụp lạy, ông cầu khẩn, ông gọi vong linh năm Ngài Thần hoàng của làng khai sáng cõi lòng, yểm trợ các lão dân quân, xui khiến máy bay đến ném bom để ông và các cụ có dịp trả hận cho đứa thối mồm thối miệng. Có khẩn cầu ắt có thần linh phù hộ, mơ được ước thấy. Hai ngày sau, khi cơn giông vừa tan, đàn đàn lũ lũ máy bay từ biển hộc tốc lao vào, cắt bom bừa bãi. Cả trung đội lão dân quân được một ngày xả súng. Cho đến băng đạn cuối cùng thì chiếc F4 dính đạn đằng đuôi. Bùng ra giữa nền trời xanh một cánh dù của phi công Mỹ. Ông Cặc Sào gào to: "Để tui đi bắt thằng phi công". Ông dắt nửa chai rượu vào lưng quần, tay quờ vội con rựa, lao thẳng giữa trùng trùng cồn cát, đuổi theo thằng phi công đang vỗng đít bay trên trời cao. Chiếc F4 trúng đạn của các cụ đang bốc cháy ngay chân đồi cát. Hóa ra không dễ bắt phi công. Nhìn thế mà xa vời. Ông Cặc Sào chạy đứt hơi vẫn còn xa tít mới ngang tầm dù rơi. Ông dừng, tợp một ngụm rượu. Đột nhiên ngừng gió. Cánh dù chao một vòng rồi lao vun vút xuống đồi cát trước mặt. A ha. Trời cho thì tao lấy. Ông Cặc Sào xách chai rượu, lao vầm vập đến thằng phi công. Hắn đang luống cuống như gà mắc tóc giữa bụi cây xương rồng mọc gai tua tủa. Hắn nhìn ông, ngẩn người trước một ông già còn cao hơn hắn một cái đầu. Hắn xổ ra một tráng tiếng Mỹ. Kệ. Ông lấy thuốc ra vấn. Hắn lết đến trước mặt ông, lại xổ ra một tràng tiếng Mỹ. Ông móc con rựa vào thắt lưng thằng phi công kéo thẳng về làng. Huyện đội xuống nhận thằng phi công. Ông Cặc Sào yêu cầu huyện bắt thằng phi công phải xác nhận rõ ràng rằng, máy bay F4 của hắn bị các cụ bắn rơi và hắn bị đồng chí Cặc Sào bắt sống. Huyện chiều ông, đã giúp ông có giấy xác nhận theo yêu cầu. Ông dắt giấy xác nhận vào lưng quần, sãi chân bước về trung đội lão dân quân của mình, cười khùng khục. Từ bữa đó không còn thằng thối mồm nào dám vu chuyện. Tuy vậy, các cụ trong trung đội dân quân đã thống nhất với ông Cặc Sào, mặc dù các cụ chính thức bắn rơi ba máy bay, nhưng chiếc đầu vì mang tiếng là máy bay hết xăng, không tính. Chiếc thứ hai lại có lý do máy bay không người lái nên cũng không cần tính. Đến chiếc thứ ba, nhân chứng vật chứng đầy đủ, tính, thế mà cũng lĩnh gọn một cái huân chương về cho làng. Hôm đó làng say mất nửa ngày, say vì chiến công của các cụ.
Đến ngày thống nhất, đội dân quân giải thể, ông Cặc Sào lại về, ngày ngày đi nếm rượu cho từng nhà.
Ông chết năm ngoái, vào đúng đêm bà mươi tết, khi ông theo thói quen, uống cạn chai cuối cùng trong năm, vứt xác chai ra sau hồi nhà tính tuổi. Người làng chôn ông trên đỉnh cát, chôn cùng đống xác chai tính tuổi của ông. Sau khi ông chết, nhiều chuyện về ông, người làng mang ra kể cho nhau, không biết đâu là thật, đâu là thêu dệt. Ông như thần hoàng, kể mãi không hết chuyện. Càng nhớ, càng trọng ông bao nhiêu, người làng càng có lý do để thêu dệt những câu chuyện về ông bấy nhiêu.
Bà con Ba Đồn khẳng định: Chỉ có những chuyện do thằng Cu Vinh đã kể chính thức ở trên về ông Cặc Sào là chính xác.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét