Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Vợ chồng Trương Duy Nhất, Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”! (Phần 4)


Tiếp theo phần 1 — phần 2 và phần 3
Năm 2001, Trương Duy Nhất đã là Trưởng đại diện báo Đại Đoàn kết, Ủy ban Mặt trận đóng tại 25 Phan Bội Châu, Đà Nẵng. Nhưng văn phòng làm việc chính, vẫn trong khuôn viên UBMT Tổ Quốc TP, số 70 Bạch Đằng.
Cùng năm này, trụ sở Ủy ban Mặt trận sữa chữa, kinh phí gần 700 triệu, Vũ “nhôm” thầu thi công. Tại đây, Nhất và Vũ gặp nhau, kết nghĩa anh em. Cả hai cùng đầu quân dưới “trướng” Nguyễn Bá Thanh.
Rồi công ty I.V.C ra đời như đã nói ở phần 1. Ai cũng biết phần vốn tại I.V.C do Vũ đứng tên, chính là phần của Nguyễn Bá Thanh. Hầu hết công sản Vũ thâu tóm giai đoạn trước năm 2014 là “kinh tài” cho Bá Thanh, Vũ “nhôm” cũng chỉ là đầu sai mà thôi. Nhưng từ trước đến nay, không có bất kỳ văn bản điều tra nào, hay báo chí đề cập đến; điều đó cho, thấy Bá Thanh cao tay đến cỡ nào.
Công ty I.V.C sau này tăng vốn từ 10 tỷ lên đến 50 tỷ, do Vũ “nhôm” làm chủ tịch HĐTV theo Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD số 24/TB-CT ngày 26/9/2009. Sau đó, nâng vốn lên lần nữa thành 60 tỷ.
Cuối năm 2011, blog “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất tấn công các đối thủ chính trị và ca ngợi Bá Thanh quá lộ liễu. Thêm nữa, “phe nhóm chính trị ” còn làm ngòi bút Trương Duy Nhất “chọc ngoáy” các lãnh đạo cấp cao.
Thấy bất lợi, nguy hiểm cho mình và cả việc “kinh tài” của Vũ “nhôm”, Bá Thanh chỉ đạo Nhất rút ra khỏi cổ phần I.V.C. Ngày 3/01/2012, Trương Duy Nhất đã lập Hợp đồng để chuyển nhượng toàn bộ phần vốn 500 triệu của mình cho Lê Văn Sáu (tên CMND khác của Vũ “nhôm”). Cho nên, đến tận bây giờ, nhiều người vẫn cho rằng Trương Duy Nhất nắm rất nhiều bí mật. Đúng, đó là bí mật về chuyện “làm ăn” của Bá Thanh, Vũ “nhôm” cùng các sĩ quan tình báo cao cấp của Bộ Công an.
Năm 2012, Vũ “nhôm” đã lên lon “trung tá tình báo”, đệ tử ruột của cả Trần Đại Quang và Nguyễn Bá Thanh. Vì vậy, Vũ cậy thế và ngang tàng.
Vũ “nhôm” và Phạm Quý Ngọ và Trần Đại Quang. Photo Courtesy
Năm 2012, Thanh tra Chính phủ vào làm việc với UBND Đà Nẵng, có mời Vũ “nhôm” đến họp về vấn đề liên quan đến dự án lấn biển Đa Phước. Vũ “nhôm” đến với vẻ lầm lỳ, và nói tại cuộc họp: “Dự án này tôi đứng tên cho anh Bá. Các anh cần gì cứ găp anh Bá mà hỏi“, rồi đùng đùng bỏ ra về.
Ngày Bá Thanh còn sống, đã “chấm” địa điểm cho công ty I.V.C xây Dự án nhà hàng, bến du thuyền (Memory 2) ngay sát chân cầu Rồng, trước mặt đài Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (VTV8). Sau khi Nguyễn Bá Thanh qua đời, bí thư kế nhiệm là Trần Thọ chỉ đạo thu hồi giấy phép, không cho xây Memory 2. Vũ “nhôm” đã đến nhà riêng ông Thọ để “ăn thua đủ”, lật bàn và doạ đánh đương kim Bí thư Thành uỷ.
Ông Trần Thọ nghỉ hưu, Nguyễn Xuân Anh lên thay, “bật đèn xanh” cho Memory 2 triển khai. Được Thường trực thành uỷ phê duyệt, ngày 23/12/2015, UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định số 9517/QĐ-UBND và QĐ số 6199/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 cho Công ty TNHH I.V.C thuê đất xây dựng nhà hàng và bến du thuyền có diện tích 4.082 m2, trong đó diện tích đất là 2.147m2, diện tích lấp sông Hàn là 1.935m2. Thời hạn sử dụng đất 50 năm và hình thức thuê đất là trả tiền thuê hàng năm. Giá cho thuê là 23.500 đồng/ 1 m2/ năm, tương đương với một ổ bánh mì.
Một số người vẫn còn nhớ, đầu năm 2016 tại Văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng, Ban Thường vụ tổ chức họp để duyệt dự án Memory trên sông Hàn của Công ty I.V.C, Vũ “nhôm” được mời dự. Trước khi vào họp, Vũ “nổ” dằn mặt:
– “Vừa rồi em ra Hà Nội, có gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở sân bay. Thủ tướng nói với em, anh ủng hộ Vũ “nhôm”, Vũ cố gắng làm tốt lên nhé.”
Thế là, kết quả ai cũng biết, Ban thường vụ Thành uỷ duyệt, Vũ xây Memory 2.
Memory 1 và Memory 2 của Vũ “nhôm”
Về phần Trương Duy Nhất, quá tự tin vào thế lực của phe mình, Nhất tấn công Ba Dũng quá đà và Nhất đã trả giá. Vũ “nhôm”, thậm chí Trần Đại Quang cũng không cứu nổi Nhất. Nhất bị bắt khẩn cấp ngày 26/5/2013, lãnh án 2 năm tù giam.
Từ ngày Trương Duy Nhất đi tù đến ngày ra tù là 26/5/2015, Vũ là người thăm nom Nhất nhiều nhất. Nhất ra tù, Vũ cấp tiền bạc cho Nhất đi nước ngoài vi vu. Chiếc Toyota Carmy của Nhất đi lại hàng ngày là do Vũ trang bị.
Cty IVC lúc Nhất tham gia cổ phần, đươc duyệt mua nhiều nhà công sản: Số 45 Nguyễn Thái Học, nhiều công sản trên tuyến đắt địa Bạch Đằng – sông Hàn; nhà số 34 Hoàng văn Thụ, gần 4 héc ta đất trên đường Trường Sa. Riêng lô đất ký hiệu F11 ở An Cư 3 của vợ chồng Nhất, mà Cao Thị Xuân Phượng viết “đơn xin mua đất” gửi Nguyễn Bá Thanh duyệt, đã được nêu ở phần 1 trong loạt bài này, hiện nay có giá khoảng 30 tỷ đồng.
Trương Duy Nhất bên xe Camry và Vũ “nhôm”
Nguyễn Xuân Anh bị loại bỏ; Vũ “nhôm” bị khởi tố, bắt giam; Trương Duy Nhất vẫn bình chân như vại.
Ngày 10/01/2019, Nhất thấy động, biết mình sẽ bị sờ gáy vụ công sản 82 Trần Quốc Toản, nên xin xuất cảnh đi Nhật, nhưng đã bị cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ngăn chặn. Nhất ra Vinh, lên cửa khẩu Cầu Treo – Namphao (biên giới Việt – Lào) tìm cách trốn khỏi Việt Nam bằng đường bộ, nhưng không lọt.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, ngày 14/01/2019, một số người đưa Nhất sang Attapeu, Lào theo lối Cửa khẩu Bờ Y (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Từ đây, Nhất vượt sông trốn sang Thái Lan. Nhất nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan ngày 19/1/2019. Sau đó, Nhất có đến trụ sở của RFA tại tỉnh Udon Thani.
Ngày 25/1, Trương Duy Nhất đến Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tỵ nạn tại Bangkok, ghi danh xin tỵ nạn chính trị. Ngày 26/1, khi đến khu mua sắm có tên Future Park ở quận Rangsit, thủ đô Bangkok, Nhất bị cảnh sát Thái Lan mặc thường phục bắt giữ. Địa điểm mà Nhất bị giữ trước khi giao cho 3 sỹ quan an ninh Việt Nam vào khoảng 20 giờ cùng ngày là iBerry Café. Trương Duy Nhất bị an ninh Việt Nam đưa lên một chiếc xe mang biển số Thái Lan và chạy ra ngoài biên giới xứ Chùa Vàng.
Địa điểm cảnh sát Thái lan bắt Trương Duy Nhất
(Còn nữa)
@ Tieng Dan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: