Bàn về mối quan hệ giữa Facebook với triết học, thật ra, đã có hẳn một cuốn sách như ở dưới.
Còn mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã cho biết triết học của Fb hiện đã lỗi thời. Cần phải viết một mạng xã hội cho riêng Việt Nam với một triết học mới.
Một ít bài luận bình về mạng xã hội và triết học.
---
1.
Vào FB bạn xem gì trước nếu không phải là số like. Nhiều like nhiều tiền, đó là “triết lý vị bạc” của anh Zuckerberg mà từ lúc lập trình không ngờ tới. Tay nào hay triết lý cao siêu thường nghèo lõ đít. Mạng XH phải hấp dẫn sao cho trai gái mê đếm like quên cả yêu.
Trong một cuộc gặp gỡ với cộng đồng doanh nghiệp CNTT tại Sài Gòn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng 4T, nói về ý tưởng VN nên phát triển MXH riêng. "Tại sao không nghĩ đến việc tạo ra mạng xã hội mới thay Facebook vì triết lý của Facebook giờ không còn phù hợp với thế giới nữa. Đã đến lúc cần một mạng xã hội mà giá trị do cộng đồng tạo ra được chia sẻ chứ không đổ về cho một người", ông Hùng nói.
Không rõ ông Hùng nhắc “triết lý FB” là ý gì, nhưng lịch sử của FB thì không có triết lý nào cả. FB sinh ra ngẫu nhiên do trò chơi của lũ sinh viên “tài” có nhưng chẳng biết ném “năng” vào đâu, vớ vẩn nghịch dại nên khôn.
Số là vào năm 2003, tay sinh viên IT năm thứ 2 của đại học Harvard có tên Mark Zuckerberg đang mài đũng quần trên ghế nhà trường TBCN, y lập trình cho một trang website gọi là Facemash. Y chọc ngoáy vào máy chủ của trường, ăn cắp toàn bộ ảnh của sinh viên và đưa lên Facemash với câu hỏi “Hot or Not – có nóng hay không?” với mục đích đùa vui.
Trong 4 tiếng đầu tiên khi Facemash hoạt động có tới 450 người xem và 22 ngàn lượt duyệt ảnh, do cánh trẻ thích so bản thân với tay bên cạnh “mình Hot còn hắn Not”. Trường Harvard đã phải hạ trang xuống, buộc tội Zuckerberg đã xâm phạm đời tư, vi phạm bản quyền và suýt bị đuổi học. May quá, chi bộ đảng của trường không kỷ luật “do đồng chí này không là con đồng chí nào”
Sau đó vài tháng, trước kỳ thi cuối cùng về mỹ thuật của trường, tay Zuck ngợm còn đưa ảnh nghệ thuật lên trang với phần comment bên dưới cho bạn học tha hồ còm và chia sẻ chóng mặt.
Phần gọi là Facebook – “album mặt mẹt” – do Zuck phát triển, bao gồm ảnh cá nhân và thông tin của từng người được đưa lên trang trong khi trường này chỉ có bản thông tin trên giấy. Khi so sánh, Zuck bảo, tớ làm việc này trong một tuần trong khi trường mất vài năm mới xong. Zuck gọi đó là Thefacebook ra đời năm 2004.
Ý tưởng đó được đầu tư 1000$ và cùng mấy ông thanh niên “không có tính đảng” tụ tập đông người là Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz, và Chris Hughes, tạo ra Facebook như hôm nay. Họ có công lớn là bỏ chữ Thế (THE) trong tên web Thefacebook và sau đó cánh đầu tư nhảy vào, mua domain (tên miền facebook.com) với giá 200.000 đô.
Dân thế giới dùng FB là do khả năng chia sẻ, like, tag liên kết bạn bè, hiện có tới 2,5 tỷ tài khoản hoạt động ngày đêm. Tiền thu được do quảng cáo bán hàng trong lúc dân tính like. Giá trị cổ phiếu của FB năm 2004 là 0,4$, năm 2005 tăng 9$ (2150%), 2006 đã lên 48$ và năm 2018 là 200.
Từ 0,4$ lên 200 đô, kinh khủng, công ty có tài sản net khoảng 140 tỷ đô, Zuck sở hữu 71 tỷ đô do nghịch ngợm mà nên. Giờ có tiền y đi chém gió, cưỡi trâu cũng thành sự kiện truyền thông mà không nhớ suýt bị đuổi học.
Hàng đêm VN có nửa dân số thức đếm like trên FB, nghe nói quốc gia này mang lại cho FB tới 500 triệu đô/năm. Những Fbker thuộc câu lạc bộ ngàn like kiếm tiền nuôi bồ là do những người like đóng góp. Huy San bảo bắt ai là người đó bị bắt, dân sướng rên nên like tặng tiền. Thảo Mượt văng tục cũng ra tiền do bạn đếm l** tặng like.
Muốn có mạng XH kiểu Zuckerberg có lẽ bắt đầu bằng trò đơn giản kiểu “nóng hay không nóng” như đám sinh viên Harvard để dân chúng bỏ việc ngồi “thík”, càng đông càng nhiều tiền. “Triết lý FB” nghe xa quá, với lại dân ta nghe triết gần thế kỷ đủ rồi.
Phát triển mạng XH phải hấp dẫn để trai gái yêu nhau, thay vì rủ rỉ tâm sự ven hồ cho lãng mạn, thì chúng dán mắt vào smartphone...vầy
“Gái yêu dở dại dở khôn//Đêm dăm ba bận dạng l*n đếm like//Trai yêu dở sống dở die (chết)//Ngày dăm ba lượt dí like vào l*n”.
Đảm bảo tiền về hơn Facebook, nói thật ý.
Cua Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét