Nguyễn Phước
Năm 41 sau Công Nguyên, vua Quang Vũ nước Đông Hán sai Mã Viện (tức Phục Ba Tướng Quân) sang đánh Giao Chỉ của Hai Bà Trưng. Với sự chiến đấu ngoan cường của Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương, Mã Viện phải tạm kí hòa ước, cắm trụ đồng làm mốc đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán ở động Cổ Sâm thuộc Khâm Châu. Trên trụ đồng Mã Viện cho khắc 6 chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là đồng trụ gãy thì Giao Chỉ mất. Như thế, biên giới cực nam của nước Hán nói riêng và của Trung Quốc nói chung kể từ thời Đông Hán đầu công nguyên cho tới tận thời đại nhà Hậu Lê trị vì nước Nam (1428 - 1789) vẫn được đánh dấu rõ ràng bằng cột mốc biên giới ở Khâm Châu (Khâm Châu trước thuộc Quảng Đông nay được Trung Quốc điều chỉnh thuộc về Quảng Tây).
Phần đất chứa trụ đồng – mốc biên giới xưa ấy - chỉ mất về tay người Trung Quốc khi vào năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng cháu và bề tôi vào cửa ải, dâng biểu xin hàng nhà Minh và xin cắt nhượng đất ở hai châu Như Tích, Chiêm Lãng cùng bốn động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát cho nhà Minh để được nhà Minh che chở khỏi sự truy diệt của chúa Trịnh đang giương cờ phò Lê diệt Mạc. (theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”)
Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc đều chép, cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm. Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Quý Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thước. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên”.
Núi Phân Mao ở đâu? Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết: “Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau vì tránh húy nên đổi thành Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng…” (Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, trang 202).
Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.
Cái gọi là ranh giới phía Nam của nước Hán tưởng đã quá rõ, vậy mà rất nhiều bậc học giả (không học thật) người Tàu đến tận hôm nay vẫn đang gân cổ cố cãi về một vùng biển lịch sử của Trung Quốc có từ thời nhà Hán để “hợp thức hóa”. phục vụ cho mưu đồ yêu sách đường lưỡi bò bao trùm gần hết Biển Đông!
Chuyện xưa thì thế. Còn gần đây là thời đường biên giới các quốc gia đã được "thế giới văn minh" công nhận.
Sau nhiều lần thương lượng gay cấn, ngày 9/6/1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc thêm bởi công ước ngày 26/6/1887 và công ước ngày 20/6/1895.
Thế nhưng, bất kể công ước của loài người văn minh nói trên thì chuyện tưởng không thể xảy ra vẫn xảy ra. Hãy xem những tấm ảnh chụp người Trung Quốc đào cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh 1885 – 1895 (đính kèm) để đem về trưng bày ở nhà bảo tàng. Nhìn kĩ, trên cột đá lại khắc hàng chữ “Đại Nam Quốc Giới”. Đại Nam quốc giới sao nay lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc?
Trong một ảnh khác là cột mốc ở Vân Nam. Trên cột còn ghi rõ một bên là lãnh thổ Chine (Trung Hoa) và một bên là Annam (Việt Nam). Rõ ràng như thế tại sao giờ lại nằm hẳn trong lãnh thổ Trung Quốc?
Cột đá tưởng vô tri vô giác nhưng hàng chữ “Đại Thanh Quốc Khâm Châu giới” làm rúng động lòng người. Lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra: Khâm Châu, Cổ Sâm, Mã Viện, Quang Vũ, ranh giới cực nam nước Đông Hán…rõ mồn một. Sao "Khâm Châu giới" nay lại nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc?
"Đại Nam quốc giới"? Cột mốc "Chine (và) Annam"? Sao lại nằm sâu trong lãnh thổ Tàu? Chả lẽ đường biên giới liên tục từ Vân Nam phía tây cho tới Quảng Đông phía đông đều bị thế hết ư?
Viết đến đây, bùi ngùi nhớ tới lời vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi cho Lê Cảnh Huy – viên quan trấn thủ biên giới: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” (“Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”).
Lòng đớn đau tự hỏi: Không kể phần đất nhà Mạc làm mất năm xưa thì thật ra: bao nhiêu tấc thước núi sông đã rơi vào tay giặc phương bắc..?
--
1) Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam:
- https://thoisucongnghe.wordpress.com/…/trung-quoc-nho-cot-…/
2) Trung Quốc nhổ cột mốc lịch sử ở biên giới phía Bắc:
- http://vietinfo.eu/…/trung-quoc-nho-cot-moc-lich-su-o-bien-…
3) Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới Việt Trung:
- https://tienggoicongdan.com/…/chan-may-chien-dich-thu-tieu…/
4) Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895:
- https://boxitvn.wordpress.com/…/tm-hi%E1%BB%83u-cc-m-hnh-m…/
5) Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì?
-https://www.bbc.com/…/09/130926_biengioi_viet_trung_minhbach
6) Việt Nam có nhượng bộ Trung Quốc về biên giới không?
-https://www.bbc.com/…/2013/09/130916_trao_doi_bien_gioi_vie…
Năm 41 sau Công Nguyên, vua Quang Vũ nước Đông Hán sai Mã Viện (tức Phục Ba Tướng Quân) sang đánh Giao Chỉ của Hai Bà Trưng. Với sự chiến đấu ngoan cường của Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương, Mã Viện phải tạm kí hòa ước, cắm trụ đồng làm mốc đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán ở động Cổ Sâm thuộc Khâm Châu. Trên trụ đồng Mã Viện cho khắc 6 chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là đồng trụ gãy thì Giao Chỉ mất. Như thế, biên giới cực nam của nước Hán nói riêng và của Trung Quốc nói chung kể từ thời Đông Hán đầu công nguyên cho tới tận thời đại nhà Hậu Lê trị vì nước Nam (1428 - 1789) vẫn được đánh dấu rõ ràng bằng cột mốc biên giới ở Khâm Châu (Khâm Châu trước thuộc Quảng Đông nay được Trung Quốc điều chỉnh thuộc về Quảng Tây).
Phần đất chứa trụ đồng – mốc biên giới xưa ấy - chỉ mất về tay người Trung Quốc khi vào năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng cháu và bề tôi vào cửa ải, dâng biểu xin hàng nhà Minh và xin cắt nhượng đất ở hai châu Như Tích, Chiêm Lãng cùng bốn động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát cho nhà Minh để được nhà Minh che chở khỏi sự truy diệt của chúa Trịnh đang giương cờ phò Lê diệt Mạc. (theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”)
Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc đều chép, cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm. Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Quý Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thước. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên”.
Núi Phân Mao ở đâu? Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết: “Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau vì tránh húy nên đổi thành Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng…” (Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, trang 202).
Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.
Cái gọi là ranh giới phía Nam của nước Hán tưởng đã quá rõ, vậy mà rất nhiều bậc học giả (không học thật) người Tàu đến tận hôm nay vẫn đang gân cổ cố cãi về một vùng biển lịch sử của Trung Quốc có từ thời nhà Hán để “hợp thức hóa”. phục vụ cho mưu đồ yêu sách đường lưỡi bò bao trùm gần hết Biển Đông!
Chuyện xưa thì thế. Còn gần đây là thời đường biên giới các quốc gia đã được "thế giới văn minh" công nhận.
Sau nhiều lần thương lượng gay cấn, ngày 9/6/1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc thêm bởi công ước ngày 26/6/1887 và công ước ngày 20/6/1895.
Thế nhưng, bất kể công ước của loài người văn minh nói trên thì chuyện tưởng không thể xảy ra vẫn xảy ra. Hãy xem những tấm ảnh chụp người Trung Quốc đào cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh 1885 – 1895 (đính kèm) để đem về trưng bày ở nhà bảo tàng. Nhìn kĩ, trên cột đá lại khắc hàng chữ “Đại Nam Quốc Giới”. Đại Nam quốc giới sao nay lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc?
Trong một ảnh khác là cột mốc ở Vân Nam. Trên cột còn ghi rõ một bên là lãnh thổ Chine (Trung Hoa) và một bên là Annam (Việt Nam). Rõ ràng như thế tại sao giờ lại nằm hẳn trong lãnh thổ Trung Quốc?
Cột đá tưởng vô tri vô giác nhưng hàng chữ “Đại Thanh Quốc Khâm Châu giới” làm rúng động lòng người. Lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra: Khâm Châu, Cổ Sâm, Mã Viện, Quang Vũ, ranh giới cực nam nước Đông Hán…rõ mồn một. Sao "Khâm Châu giới" nay lại nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc?
"Đại Nam quốc giới"? Cột mốc "Chine (và) Annam"? Sao lại nằm sâu trong lãnh thổ Tàu? Chả lẽ đường biên giới liên tục từ Vân Nam phía tây cho tới Quảng Đông phía đông đều bị thế hết ư?
Viết đến đây, bùi ngùi nhớ tới lời vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi cho Lê Cảnh Huy – viên quan trấn thủ biên giới: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” (“Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”).
Lòng đớn đau tự hỏi: Không kể phần đất nhà Mạc làm mất năm xưa thì thật ra: bao nhiêu tấc thước núi sông đã rơi vào tay giặc phương bắc..?
--
1) Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam:
- https://thoisucongnghe.wordpress.com/…/trung-quoc-nho-cot-…/
2) Trung Quốc nhổ cột mốc lịch sử ở biên giới phía Bắc:
- http://vietinfo.eu/…/trung-quoc-nho-cot-moc-lich-su-o-bien-…
3) Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới Việt Trung:
- https://tienggoicongdan.com/…/chan-may-chien-dich-thu-tieu…/
4) Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895:
- https://boxitvn.wordpress.com/…/tm-hi%E1%BB%83u-cc-m-hnh-m…/
5) Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì?
-https://www.bbc.com/…/09/130926_biengioi_viet_trung_minhbach
6) Việt Nam có nhượng bộ Trung Quốc về biên giới không?
-https://www.bbc.com/…/2013/09/130916_trao_doi_bien_gioi_vie…
"Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới", "Đại Nam Quốc Giới", cột mốc biên giới
mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?
Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung, đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa? Chữ Chine (Trung Hoa) & An Nam (Việt Nam) còn rành rành thế kia! Đau lòng.
"Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới", "Đại Nam Quốc Giới", cột mốc biên giới
mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?
Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét