Quế Hương
14-6-2019
Tiếp theo phần 1
Về phía Bá Thanh, ông ta tạo thế độc tôn sau khi thắng được “phe nhóm năm 2000” (chữ của Bá Thanh dùng), với kết quả Bá tái đắc cử chủ tịch Đà Nẵng nhiệm kỳ thứ hai và Giám đốc CA Đà Nẵng Trần Văn Thanh phải ra đi.
Người thay ông Trần Văn Thanh là đại tá Lê Ngọc Nam, một bạn học cùng lớp của Bá tại trường Học sinh miền Nam số 1, Đông Triều, Quảng Ninh, niên khoá 1970-1973.
Không còn đối thủ chính trị, Bá chỉ lo “sắp” lại đội hình của mình, từ đây Bá trở thành “lãnh chúa miền Trung” với đúng nghĩa đen và nghĩa bóng.
Về Phan Văn Anh Vũ, dù chỉ học đến lớp 10, là một thợ nhôm, nhưng Vũ có tài hùng biện, ăn nói lưu loát, nhất là cực kỳ ranh mãnh.
Từng tham gia buôn bán xe gian và bị khởi tố năm 1997, nhưng Vũ ngoại giao tốt, quen biết nhiều sĩ quan công an, bố vợ là giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, nên Vũ chẳng hề hấn gì. Xã hội “đỏ” lẫn xã hội “đen” Vũ đều chơi được hết. Vì vậy, nhiều lần tiếp cận Bá Thanh, Vũ lọt vào “mắt xanh” của Bá.
Làm kinh tài cho Bá, Vũ được Bá giao trọn quyền thâu tóm công sản, đất vàng trên địa bàn Đà Nẵng. Vũ được chia phần nhà số 11 Phạm Hồng Thái và 32 Lê Hồng Phong.
Để hợp thức hoá và thuận lợi trong việc chiếm nhà công sản, Vũ lập Cty Cổ phần xây dựng 79, vào tháng 10/2002, tại địa chỉ 32 Lê Hồng Phong, phường Phước Ninh, quận Hải Châu. Giấy phép Kinh doanh và Mã số thuế có cùng một số: 0400434770.
Dựa thế Bá Thanh, lúc này đã là Bí thư thành uỷ, chỉ tịch HĐND Thành phố, Trương Duy Nhất và Vũ Nhôm bắt đầu “đánh quả”. Phi vụ đầu tiên là công sản 82 Trần Quốc Toản.
Ngày 17/9/2003, Trương Duy Nhất (lúc này là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết khu vực Trung Trung bộ) có Công văn số 53/CV-TTB, xin mua nhà theo diện công sản Nhà nước.
Ngày 9/12/2003, UBND TP Đà Nẵng có Quyết định số 7792/QĐ-UB thu hồi nhà, đất tại 82 Trần Quốc Toản.
Ngày 13/7/2004, UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 3351/UB-VP, bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại 82 Trần Quốc Toản cho Văn phòng Báo Đại Đoàn Kết theo giá công sản; tổng giá trị 674.483.400 đồng.
Trương Duy Nhất “phù phép” cùng lãnh đạo BBT báo Đại Đoàn Kết, để Công ty Xây dựng 79 của Vũ Nhôm nộp tiền và được UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận (GCN).
Ngày 13/3/2006, Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ của Vũ Nhôm, nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản gắn liền trên đất tại số 82 Trần Quốc Toản từ Công ty Xây dựng 79 (Vũ làm Chủ tịch HĐQT) và được Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố đăng ký GCN số AB 002002.
Và thế là, từ chủ nhân của căn nhà, Văn phòng báo Đại Đoàn Kết phải đi thuê lại một phòng của căn nhà 82 Trần Quốc Toản của vợ chồng Vũ Nhôm.
Được sự tin cậy, từ một cây bút có chút tên tuổi, Trương Duy Nhất đã lấn sân buôn bán bất động sản. Bộ ba Trương Duy Nhất (sinh năm 1964, CMND số 201358941), Vũ Nhôm (sinh năm 1975, CMND số 201293660) và người anh em của Vũ là Phan Minh Cương (sinh năm 1971, CMND số 201189748) đã hùn nhau thành lập Cty TNHH I.V.C vào tháng 8/2006 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Trong đó Nhất bỏ ra 500 triệu, Vũ 7,5 tỷ và Cương 2 tỷ.
(Còn nữa)
______
Một số ảnh chụp hồ sơ Công ty TNHH I.V.C của tác giả Quế Hương gửi tới:
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét