Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Kinh tế toàn cầu có thể suy thoái trong 3 quý nữa, nhưng các NHTW thậm chí còn chưa sẵn sàng để đối mặt



Kinh tế toàn cầu có thể suy thoái trong 3 quý nữa, nhưng các NHTW thậm chí còn chưa sẵn sàng để đối mặt

Một cuộc suy thoái là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là cuộc suy thoái sâu sắc và kinh hoàng như lần trước. Tuy nhiên, khả năng đưa ra những phản ứng mang tính quyết định như đã chứng kiến vào năm 2008 (dù hậu quả vẫn là tồi tệ) đã bị cản trở.

Những quan chức của ngân hàng trung ương có một câu "thần chú" ưa thích là: giải quyết rắc rối có nguy cơ xảy ra ngay khi có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, 10 năm sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) "chung tay" với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) để đưa nền kinh tế toàn cầu "sống sót" trở lại từ bờ vực thẳm, thì khả năng ngăn chặn đợt suy thoái tiếp theo của họ lại bị hạn chế.
Liệu các ngân hàng trung ương trên thế giới đã chuẩn bị để đối mặt với cuộc suy thoái khác hay không đang trở thành một câu hỏi ngày càng mù mờ khi kinh tế toàn cầu đang bộc lộ những dấu hiệu của sự căng thẳng. Khả năng Mỹ "bước vào" một cuộc suy thoái vào năm tới đã tăng lên, khi số liệu sản xuất kém đi và những bất ổn thương mại kéo dài. Tại Đức, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao và sản xuất công nghiệp cũng giảm tốc. Ở Nhật Bản, sản xuất nhà máy yếu kém và xuất khẩu chậm lại cũng khiến nền kinh tế nước này dễ bị ảnh hưởng hơn.
Một cuộc suy thoái là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là cuộc suy thoái sâu sắc và kinh hoàng như lần trước. Tuy nhiên, khả năng đưa ra những phản ứng mang tính quyết định như đã chứng kiến vào năm 2008 (dù hậu quả vẫn là tồi tệ) đã bị cản trở. Khi đó, các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất, tăng mua trái phiếu, mở rộng sự hỗ trợ của chính phủ đối với các sản phẩm tài chính, cung cấp các khoản vay cho ngân hàng và trong một số trường hợp là phối hợp với các cơ quan chính phủ để đảm bảo các gói cứu hộ không hoạt động với mục đích sai lệch. Đó là khoảng thời gian họ áp dụng những biện pháp chưa từng có, từng cứu các nền kinh tế khỏi sự sụp đổ.
Kinh tế toàn cầu có thể suy thoái trong 3 quý nữa, nhưng các NHTW thậm chí còn chưa sẵn sàng để đối mặt - Ảnh 1.
Nhưng hiện tại, lãi suất vẫn nằm dưới mức 0 ở Nhật Bản và châu Âu, tạo ít cơ hội để hạ xuống khi suy thoái diễn ra. Hầu hết các ngân hàng trung ương vẫn đang nắm giữ lượng trái phiếu và chứng khoán cực kỳ lớn nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong thời gian qua, điều này có thể khiến việc thực hiện những đợt mua khác khó khăn hơn và làm giảm hiệu quả của biện pháp đó.
Chính sách tiền tệ cũng đang thiếu đi độ tin cậy. Các ngân hàng trung ương lớn thất bại trong việc đạt được mục tiêu lạm phát là 2% trong quá trình phát triển, điều này sẽ làm tăng nguy cơ giá cả trượt dốc mạnh trong đợt suy thoái tiếp theo. Và trong khi những lời hứa hẹn về việc hạ lãi suất trong thời gian dài là nguồn kích thích lớn trong những năm gần đây, thì nó có thể sẽ "bay biến" ở một số nơi.
Những điểm hạn chế đó đặc biệt đáng lo ngại ở thời điểm các chính phủ tỏ thái độ không muốn hợp tác cùng nhau để đẩy lùi nguy cơ suy thoái toàn cầu. Mỹ và châu Âu đang mắc kẹt giữa cuộc chiến thương mại, do quyết định của Tổng thống Trump về việc áp thuế với nhôm và thép châu Âu, đe doạ đánh thuế với ô tô của Đức và các nước châu Âu khác.
Các quan chức của ngân hàng trung ương thì nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng có động thái mạnh mẽ nếu cuộc suy thoái khác bùng phát. ECB đã chuẩn bị sẵn sàng để kích thích khu vực đồng euro và Fed cũng đang phát tín hiệu rằng họ có thể sẽ sớm cắt giảm lãi suất để giải quyết những rủi ro đang gia tăng ở Mỹ. Dẫu vậy, các nhà kinh tế toàn cầu lại nói rằng ngân hàng trung ương không còn là vị cứu tinh duy nhất khi cuộc khủng hoảng tiếp theo diễn ra. Thực tế đó đang xung đột với tình trạng "political constraint" (tức không thể thực thi các chính sách dù tốt về mặt kinh tế nhưng bị giới chính trị phản đối nhằm bảo vệ lợi ích của mình) ở Mỹ và châu Âu - nơi các nhà lập pháp có thể đồng ý hoặc không trong việc nhanh chóng tung ra các gói kích thích kinh tế tốn kém.
Kinh tế toàn cầu có thể suy thoái trong 3 quý nữa, nhưng các NHTW thậm chí còn chưa sẵn sàng để đối mặt - Ảnh 2.
Olivier Blanchard, cựu kinh tế gia trưởng tại IMF, phát biểu hồi tháng trước: "Chính sách tài khoá hiện nay có vai trò đáng ra phải tích cực hơn và chưa sẵn sàng để làm điều đó." Nói đến chính sách tiền tệ, ông cho hay "chắc chắn không có đủ room để đối mặt ngay cả nếu đó là một cuộc khủng hoảng bình thường."
Christine Lagarde, chủ tịch IMF, đã cảnh báo rằng các ngân hàng trung ương có thể sẽ là "hàng phòng thủ" chính cho những hạn chế tài khoá. Bà nói: "Nợ công cao và lãi suất thấp là những điều khiến nhiều quốc gia có room chính sách hạn chế để huy động." Bà cho biết thêm rằng, trong thời kỳ suy thoái, các quốc gia sẽ cần phải cùng nhau sử dụng công cụ kinh tế, với "việc nới lỏng chính sách tiền tệ và kích thích tài chính một cách kiên quyết bất cứ khi nào có thể."
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã hồi phục sau thời gian chìm trong khủng hoảng, và đầu năm 2018 sự hợp tác phát triển trên toàn thế giới đã được tiến hành. Nhưng sự tiến bộ lại cho thấy những rạn nứt trong những tháng gần đây: dòng chảy thương mại sụt giảm và các chỉ số sản xuất yếu kém từ châu Á sang châu Âu.
Kinh tế gia của Morgan Stanley, Chetan Ahya, ước tính rằng nếu cuộc chiến thương Mỹ - Trung không được giải quyết và chính quyền vẫn không thay đổi quyết định tăng thuế, thì tăng trưởng sẽ sụt giảm ở mức mà "chúng ta có thể chứng kiến khủng khoảng toàn cầu trong 3 quý nữa". Rủi ro ấy dường như đã giảm bớt sau thoả thuận ngừng bắn tại Hội nghị G20 gần đây.
Dẫu vậy, những bất ổn vẫn còn tồn tại. Những cuộc đàm phán vẫn có thể sụp đổ một lần nữa và thuế quan bổ sung vẫn được áp dụng. Ngoài thương chiến Mỹ - Trung, mối đe doạ về việc Anh rời EU và kinh tế Trung Quốc giảm tốc cũng là nguy cơ rủi ro cho bức tranh kinh tế toàn cầu.
Chính những yếu tố đó đã khiến chủ tịch ECB - Mario Draghi phát đi tín hiệu hồi tháng 6 rằng ngân hàng trung ương đang lên kế hoạch khôi phục các biện pháp kích thích kinh tế từng được sử dụng trong cuộc khủng hoảng nợ của eurozone. Trong khi ông Draghi khẳng định rằng ngân hàng vẫn có "cơ hội đáng kể" để mua chứng khoán như một cách thức để bơm tiền vào nền kinh tế, thì một số nhà phân tích lại cho rằng ông ấy đang "cầm đèn chạy trước ô tô". Họ cho rằng đó là bởi ông Draghi biết khả năng của ngân hàng trung ương chỉ là hữu hạn, sử dụng nguồn lực giới hạn của ngân hàng trung ương khi nó vẫn còn phát huy tác dụng.
Kinh tế toàn cầu có thể suy thoái trong 3 quý nữa, nhưng các NHTW thậm chí còn chưa sẵn sàng để đối mặt - Ảnh 3.
Tại Mỹ, Fed cũng đang cân nhắc để hành động "sớm còn hơn muộn", khi đang cố gắng cân nhắc việc hạ lãi suất có đảm bảo hay không. Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng việc đưa ra động thái nhanh chóng và quyết đoán có thể là cách thức phòng thủ tốt nhất của ngân hàng trung ương này. Dù Fed đang ở tình trạng tương đối tốt bởi họ đã nâng lãi suất trước đó - ở mức 2,25 đến 2,5%, thì hiện tại họ chỉ còn một nửa room để cắt giảm lãi suất như các nhà hoạch định chính sách vào năm 2007.
Các quan chức Fed cho biết họ đã chuẩn bị để tái áp dụng các chương trình mua trái phiếu quy mô lớn để thúc đẩy hoạt động kinh tế khi suy thoái diễn ra. Fed cũng đang cân nhắc việc áp dụng các chính sách mới - sẽ đưa lãi suất xuống thấp hơn sau cuộc suy thoái. Nghiên cứu gần đây cho thấy những chính sách như vậy sẽ mang lại hiệu quả, nếu được áp dụng vào năm 2008, dù một trong số đó là những chính sách nhỏ.
Nhật Bản đưa ra một ví dụ cảnh báo rằng việc sẵn sàng hành động lại không đảm bảo cho sự thành công. Haruhiko Kuroda, đứng đầu BOJ thực hiện tất cả những biện pháp có thể thành công để "thổi lửa" cho nền kinh tế: hạ lãi suất xuống mức âm, mua trái phiếu và cổ phiếu chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường và củng cố niềm tin. Bất chấp tất cả những nỗ lực đó, lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu của Nhật Bản, đây là một tin xấu bởi nguy cơ giảm phát hoàn toàn sẽ khiến tăng trưởng suy yếu.
Ngân hàng trung ương của những nền kinh tế lớn đang ở trong tình trạng vai trò dần bị co hẹp, phần lớn do tăng trưởng, lạm phát và lãi suất đều suy giảm, có xu hướng ảnh hưởng đến các lực lượng cơ cấu lâu dài trong nền kinh tế bao gồm dân số già và năng suất sụt giảm.
Hương Giang
Theo Trí thức trẻ



Không có nhận xét nào: