Đây là bài viết của tác giả Lý Tường Khuê, được đăng trên trang Boxun. Bài viết có nói: “Mới đây, tôi có bạn về Mỹ sau khi thăm người thân ở Tân Cương, trong bữa cơm, anh ấy kể với chúng tôi về tình hình Tân Cương hiện tại, về cách quản lý của chính phủ và cuộc sống của người dân, tôi cũng đã hiểu được một vài điều và cảm thầy cần phải viết ra cho mọi người biết.”
Dưới đây là nội dung bài viết:
Nhà của bạn tôi ở Bắc Cương, cách thủ phủ Urumqi thuộc tỉnh Tân Cương 1 giờ lái xe, anh ấy sinh ra và lớn lên ở Tân Cương, là một người Tân Cương gốc Hán, sau này anh di cư đến Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên anh đưa vợ con về thăm người thân sau nhiều năm đến Mỹ. Hiện tại anh ấy đã có hộ chiếu Trung Quốc, thẻ xanh của Mỹ, vợ và con anh thì đều có quốc tịch Mỹ.
Vào buổi tối về đến Tân Cương, anh bạn tôi được họ hàng đón từ sân bay Urumqi về nhà. Trên đường từ Urumqi về đến gần nhà, họ bị chặn lại tại một trạm kiểm soát 24 giờ, vì tối hôm đó nhiệt độ xuống khá thấp, vợ anh bế con chỉ mới 1 tuổi ngồi trên xe, chứ chưa xuống xe tiến hành đăng ký, chỉ có bạn tôi xuống xe làm thủ tục đăng ký.
Do bạn tôi đã lâu không về nước nên nhân viên làm thủ tục không tìm thấy thông tin có liên quan đến anh ấy trên hệ thống, họ phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần những câu như, anh đã đi đâu, những năm qua đã làm gì, vì sao mãi không về nước v.v… Sau đó cho phép họ thông quan vào thị trấn.
Cảnh sát tuần tra trên phố tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương.
Sau khi về đến nhà, bạn tôi đi thăm bạn bè người thân và đi du lịch thăm thú phong cảnh địa phương. Khoảng hơn 10 ngày sau khi về nhà, họ ra khỏi huyện để đi du lịch ở ngoại ô, trên đường về huyện lỵ, anh ấy lại một lần nữa phải qua trạm kiểm soát, vì là ban ngày nên tất cả mọi người phải xuống xe để đăng ký, lần này vợ con anh ấy cũng không ngoại lệ.
Cảnh sát tuần tra trên phố tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương.
Sau khi về đến nhà, bạn tôi đi thăm bạn bè người thân và đi du lịch thăm thú phong cảnh địa phương. Khoảng hơn 10 ngày sau khi về nhà, họ ra khỏi huyện để đi du lịch ở ngoại ô, trên đường về huyện lỵ, anh ấy lại một lần nữa phải qua trạm kiểm soát, vì là ban ngày nên tất cả mọi người phải xuống xe để đăng ký, lần này vợ con anh ấy cũng không ngoại lệ.
Khi đăng ký cho vợ con anh, nhân viên không tìm thấy thông tin đăng ký vì vợ con anh đều là người có quốc tịch nước ngoài, họ bèn hỏi vợ con anh đến từ khi nào, đã ở mấy ngày rồi. Khi biết gia đình anh đã ở đó được mười mấy ngày rồi, nhân viên làm thủ tục tỏ ra rất hoảng hốt, bởi vì trong hệ thống hoàn toàn không có thông tin đăng ký của người nước ngoài nào, bản thân họ có thể cũng sẽ bị điều tra vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày hôm đó, nhân viên làm thủ tục lập tức báo với cấp trên. Sau khi nhận được thông báo, cấp trên chỉ thị cho một người đi theo gia đình anh bạn tôi về nhà, sau đó quan chức cấp trên sẽ đến để gặp gia đình và tìm hiểu sự việc.
Theo lời bạn tôi nói, hiện nay ở Tân Cương, tất cả những người không có hộ khẩu địa phương (bất luận là người trong nước hay nước ngoài) đều phải làm thủ tục đăng ký trong vòng 24 giờ khi vào các khu vực thành phố cấp huyện, nếu không sẽ bị xem là cư trú bất hợp pháp.
Sau khi gia đình anh bạn tôi và nhân viên làm thủ tục về nhà, một viên chức lãnh đạo cơ quan quản lý xuất nhập cảnh địa phương cùng nhân viên an ninh quốc gia địa phương đã đến nhà để kiểm tra. Cả quá trình kiểm tra kéo dài gần 3 giờ đồng hồ, bao gồm vòng kiểm tra chung và riêng với những câu hỏi rất cặn kẽ như “Anh đến Mỹ làm gì?”, “Đi Mỹ bao nhiêu năm?”, “Đang làm công việc gì?”, “Tiếp xúc với những ai khi ở Mỹ?”, “Có tiếp xúc với các thế lực ly khai bên ngoài hay không?”, “Có tham gia bất cứ tôn giáo nào hay không?”, “Lần này quay về để làm gì?”, “Ở bao lâu?”, “Gặp những ai?”, “Đi đâu?” v.v. Sau khi ghi chép, họ thu hộ chiếu của hai người với lý do là mang về nghiên cứu xem phải giải quyết ra sao và sẽ trả lại sau khi thông báo kết quả xử lý.
Mười mấy ngày trôi qua, bạn tôi vẫn không nhận được câu trả lời của cơ quan địa phương, bởi vì họ còn phải đến các thành phố khác để thăm người thân nên vợ anh cần hộ chiếu để đi máy bay, bạn tôi bèn đến hối thúc.
Câu trả lời mà anh ấy nhận được của cơ quan chấp pháp là, bởi vì họ đã vi phạm điều khoản quản lý xuất nhập cảnh địa phương, nên phải tịch thu hộ chiếu và chịu phạt. Do là lần đầu vi phạm nên sẽ được trả lại hộ chiếu, nhưng sau khi đến các thành phố khác thì không được quay lại đó nữa.
Nghe đến đây, bạn tôi tỏ ra rất kinh ngạc, không ngờ rằng quê hương mà mình đã sống hơn 30 năm, nay vì vợ là người Mỹ gốc Hoa mà cả gia đình không được vào huyện nữa. Họ đành sống ở bên ngoài quê cho đến khi về Mỹ.
Bên cạnh đó, trong hơn 20 ngày ở nhà, anh nhận thấy rằng đi bất cứ đâu cũng đều phải quét chứng minh thư khi ra vào, ví dụ như khu nhà, siêu thị, KTV, nhà hàng v.v… Nếu không mang theo chứng minh thì phải quét mặt để xác định thân phận. Việc ra vào của mọi người đều được ghi chép lại. Mọi người xuất hiện trong hệ thống kiểm soát khổng lồ mà chính quyền ĐCS Trung Quốc thành lập ở địa phương.
Bất cứ ai thuộc bất cứ chủng tộc nào, nếu thảo luận các chủ đề có liên quan đến cách thức quản lý, dân chủ, tự do, tôn giáo v.v. đều sẽ bị đưa đến trung tâm cải tạo địa phương để được giáo dục tư tưởng. Người dân ở đó dù là người Hán hay người Duy Ngô Nhĩ đều phải sống trong môi trường xã hội ngột ngạt, căng thẳng.
Tân Cương đang chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của chính quyền ĐCS Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)
Cuối cùng, Lý Tường Khuê đã viết: “Chính sách đàn áp mà ĐCSTQ áp dụng ở Tân Cương sớm muộn cũng sẽ phản tác dụng, dù là người Hán hay người Duy Ngô Nhĩ cũng có sẽ ngày xuống đường biểu tình, lên tiếng vì sự tự do, chống đối chế độ nô lệ và chuyên chế của ĐCSTQ đối với người dân.”
Tân Cương đang chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của chính quyền ĐCS Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)
Cuối cùng, Lý Tường Khuê đã viết: “Chính sách đàn áp mà ĐCSTQ áp dụng ở Tân Cương sớm muộn cũng sẽ phản tác dụng, dù là người Hán hay người Duy Ngô Nhĩ cũng có sẽ ngày xuống đường biểu tình, lên tiếng vì sự tự do, chống đối chế độ nô lệ và chuyên chế của ĐCSTQ đối với người dân.”
Minh Ngọc biên dịch
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét