Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Nghĩa tử là nghĩa tận : Huy Đức bình luận về "bắt tay" và "biệt thự"


Lâu lâu không cập nhật các mẩu ngắn của Huy Đức, tính từ lần gặp ngẫu nhiên cuối năm 2018 (đã ghi chép nhanh ở đây).

Bây giờ, ở thời điểm theo phong tục thì là "nghĩa tử là nghĩa tận", thấy có một mẩu mới của anh. Về biệt thự của Đại tướng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (cụ Đại tướng vừa từ trần ở tuổi 100). Và cũng là về cái bắt tay với tướng Hoàng Kiền.

Chép nguyên mẩu đó từ Fb Huy Đức.

Có gì thêm thì cập nhật ở bên dưới như mọi khi.


---

Ngày 24/4/2019

"




Nghĩa tử nghĩa tận, giờ này mà ca ngợi cựu CTN Lê Đức Anh cũng là "truyền thống tốt đẹp của báo chí nhà nước ta". Nhưng, một tờ báo chính trị như Tuổi Trẻ, ghi lời của thiếu tướng Hoàng Kiền (Kien Hoang) nói, Tướng Lê Đức Anh nói với ông ấy - "Tôi sống trong một căn hộ ở đây. Tôi không có biệt thự nào" - là rất bất cẩn.



Cho dù, mục tiêu của đại tướng Lê Đức Anh không phải là tiền bạc - ông có một vẻ ngoài giản dị gần giống như những nhà lãnh đạo cộng sản cùng thời - nhưng, về nhà cửa ông cũng không thua kém ai cả. Các con của ông, từ con của bà lớn ông để lại miền Nam, hay con của bà sau ông cưới khi ra Bắc, ai đủ tiêu chuẩn đều được cấp nhà, cấp đất. Bản thân ông, từ những ngày đầu về Sài Gòn, đã ở dinh thự mênh mông ở Pasteur.

Khác với nhiều nhà lãnh đạo có quê từ Vĩ tuyến 17 trở vô. Khi về hưu, Lê Đức Anh không trả nhà công vụ. Ông vẫn ở một dinh thự "trong Thành", số 5a Hoàng Diệu. Chỉ thỉnh thoảng ông mới vào SG, ở căn nhà đã thuộc về mình, ở Pasteur. Tôi không nghĩ Lê Đức Anh nói dối với ông Kiền. Tôi cũng không nghĩ ông Hoàng Kiền nhớ nhầm. Cách nói của tướng Kiền cũng theo truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận". Vấn đề là, báo Tuổi Trẻ hoàn toàn có thể xác minh để không hăm hở đưa chi tiết đó. Khen nhau như thế cũng bằng hại nhau.
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2079433038758533&set=a.305706452797876&type=3&theater

.

---


BỐ SUNG



1.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần


Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20h10 tối nay tại nhà công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Lê Đức Anh, sinh năm 1920, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đã từ trần vào hồi 20h10 tối nay tại nhà công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Hà Nội.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh 
Lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ được thông báo sau.
Đại tướng Lê Đức Anh sinh năm 1920. Quê quán: xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Quá trình công tác của Đại tướng Lê Đức Anh:
Từ 1937 - 1945: Tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1938, Chỉ huy quân đội vũ trang ở Thủ Dầu Một; Trung đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Chính trị viên tiểu đoàn, Trung đoàn uỷ viên, Tỉnh uỷ viên Thủ Dầu Một, Ủy viên Ban Chấp hành cao su Nam Bộ.
Từ 10/1948 - 1950: Được cử giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8; Khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Quân khu uỷ viên.
Từ 1/1951 - 1975: Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Cục phó Cục Tác chiến, Cục phó thứ nhất Cục Quân lực, Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền, Tư lệnh Quân khu 9, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền, Trung tướng (1974).
Từ 1975 - 1976: Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh Quân khu 9, Bí thư Quân khu uỷ, Đại biểu Quốc hội khoá 6.
Từ 12/1976: Tại Đại hội 4 được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh kiêm chính uỷ Quân khu 7 (1978), Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thượng tướng (1980).
Từ 6/1981: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
Tại Đại hội 5 (3/1982) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, Đại tướng (1984).
Từ tháng 2/1987 - 9/1992: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Đại hội 6 (12/1986) và Đại hội 7 (6/1991) được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khoá 8.
Từ 1992: Được Quốc hội khoá 9 bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Tại Đại hội 8 (6/1996), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch nước.
Từ 12/1997: Được hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá 8) cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ 4/2001: Ông nghỉ hưu sau khi thôi chức vụ ủy viên Ban cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/nguyen-chu-tich-nuoc-le-duc-anh-tu-tran-525369.html




Fb Cô gái đồ long 
22/4/2019



Lê Đức Anh (1920) là một trong rất ít tướng trận đã trực tiếp tham gia 4 cuộc chiến: 9 năm kháng Pháp (1946 – 1954), miền Nam chống Mỹ (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia (1979 - 1986) và chiến tranh biên giới phía Bắc (1986 - 1989). 


- Đại tướng Lê Đức Anh, tượng đài cuối cùng của Quân Đội nhân dân Việt Nam được đưa từ Quân Y viện 108, Hà Nội về nhà Công vụ số 5A, phố Hoàng Diệu trưa 22.4 và qua đời lúc 20:10, thọ 99 tuổi!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: