Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

VIỆT NAM BẠO LỰC VÀ BẠO HÀNH.

Phùng Hoài Ngọc
********************
Cái ác và bạo lực diễn ra tràn lan trên mọi mặt.
Bạo hành gia đình
 Phần lớn phụ nữ và trẻ em phải chịu đựng lâu dài, án mạng đã xảy ra đây đó. Cái giá phải trả cho đàn ông vũ phu là án mạng giết chồng. Con giết bố mẹ ông bà. Bà nội giết cháu chỉ vì mê tín dị đoan.v.v…
Bạo lực nhà trường
 Nhiều năm nay.Còn bao nhiêu hiện tượng thầy cô trò đánh nhau, thầy cô hành hạ học trò, học trò đập nhau, đánh, hạ nhục và hành hạ bạn yếu hơn,… chưa bao giờ nở rộ như bây giờ.
Trong khi đó, các nhà trường không hề biết đến hai chữ “NHÂN QUYỀN”.
Bạo lực xã hội
 Lỡ đụng va quệt nhẹ trên đường giao thông, nhẹ nhất là chuyện người này nhắc nhở người kia đừng vượt đèn đỏ, thế là có đánh lộn, thậm  chí án mạng hoặc thương tật còn nặng nề hơn tai nạn giao thông. Tài xế lái xe bạt mạng giết người như ngóe hàng ngày.
Chủ nhà giàu nuôi cả chục con chó dữ, thả rông bất chấp pháp luật. Một em bé 8 tháng ở Hà Nội (2018) và cậu bé 7 tuổi ở Hưng Yên (2019) bị chó xé xác cách đây 3 ngày. Nguyên nhân “sâu sa bền vững ổn định” là các nhà cầm quyền địa phương bỏ mặc không phạt chủ chó … họ chính là đồng vi phạm nhân quyền.
Baọ lực công an
 Không ít vụ nhà báo bị đánh đập, phá máy quay… gây ra do công an.
Một số người là nghi phạm bị bắt giữ và chết ở đồn công an.
Nhiều cuộc biểu tình đúng Hiến pháp bị ngăn chặn trái pháp luật bởi công an.
Nhiều lần, nhà của những người đấu tranh nhân quyền, dân quyền đã bị tạt chất bẩn, từng bị khóa trái cửa, từng bị ném đá làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc.
… gần đây nhất:
Nhiều người đến bôi bẩn, quậy phá nhà Nguyễn Hữu Linh viện phó VKS Đà nẵng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư Đà Nẵng) cho biết, hành động ném chất bẩn vào nhà Nguyễn Hữu Linh là “không nên và pháp luật không cho phép”, rằng “có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167”, rằng “có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015”. Tuy nhiên, chưa có đại diện pháp luật nào lên tiếng cho những tiền lệ trước đó: rất nhiều lần, nhà của những người đấu tranh nhân quyền, dân quyền đã bị tạt chất bẩn, từng bị khóa trái cửa, từng bị ném đá làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc…chất bẩn được ném vào nhà họ là phân trộn nhớt hoặc phân pha với sơn; cửa nhà họ không chỉ bị khóa trái mà ổ khóa còn bị xịt keo dán sắt; cổng nhà họ cũng bị một nhóm “lạ mặt” hoặc “bịt mặt”nào đó đến quấy nhiễu, trước sự chứng kiến của con cái họ. Thủ phạm là những kẻ “khẩu trang”- không báo chí nào dám  lên án. Chúng ta biết “xã hội đen” chỉ thanh toán nhau vì mâu thuẫn làm ăn, không tham gia hoạt động chính trị. Vậy đám người này chính là “giả xã hội đen”. Ai đóng giả?
Tuổi trẻ thường có xu hướng bắt chước.
ĐỐI CHỨNG NHÂN QUYỀN VÀ PHI NHÂN QUYỀN
Câu chuyện trung tá đảng viên Nguyễn Chí Kiều đứng bên lề đường nhìn kẻ ác sắp đâm chết cô gái nhưng chỉ  đứng bên đường giơ cái que lên và ú ớ.
“Trung tá  Nguyễn Chí Kiều, CSGT tỉnh Ninh Bình đứng nhìn kẻ ác đâm chết người yêu, không can ngăn”.
Và đây là đối chứng ở một nước hiểu rõ hai chữ NHÂN QUYỀN
Eric – cảnh sát trẻ PCCC ở thủ đô Đan Mạch huy động toàn đơn vị đi khắp thành phố tìm cứu một bà già bị nạn gọi điện kêu cứu mà không thể nói được địa chỉ. Cảnh sát thông minh và trách nhiệm dễn đến cái kết có hậu.
CẢ MỘT HỆ THỐNG NGUYÊN NHÂN
NGUYÊN NHÂN LịCH Sử
 Nước ta trải qua chiến tranh quá dài, khắc nghiệt và tàn bạo, “không biết thương người”.
Dù chính nghĩa hay phi nghĩa thì lòng người cũng chai sạn.
(Nhạc sĩ Văn Cao quá vui mừng ngày chấm dứt chiến tranh, nhưng ông chẳng phải nhà khoa học nên hạn chế về nhận thức.
Ông hát ”Từ đây người biết yêu người” (từ đây là 1975)
Ông có tài nắn nót trên cung đàn những giai điệu du dương, khéo chọn những hợp âm và nhịp điệu thổn thức lòng người). Hậu quả chiến tranh vô cùng dai dẳng, không thể lường hết được. Chất độc màu da cam có thể đo được bằng máy móc hiện đại. Chất độc da “người”, “chất độc tâm hồn người” nó sẽ bộc phát khi có dịp. Bởi vì, giới khoa học xã hội- nhân văn nước ta không làm tròn phận sự, họ chỉ mắc bận những công trình nghiên cứu mì ăn liền và phần nào bưng bô vuốt ve chế độ để lấy kinh phí, lành hơn một chút là những công trình tầm chương trích cú tầm phào kiểu mọt sách, chẳng có hiệu quả gì cho cuộc sống này.
NGUYÊN NHÂN CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG 
Cụm từ “công cụ chuyên chính vô sản” là bài học chính trị cho nhiều lớp học trò chúng tôi từ hồi trẻ. Nó chính là sự bảo đảm về lý luận cho chế độ cai trị gần một thế kỷ tự tung tự tác. Cả một hệ thống tuyên giáo hơn nửa thế kẻ cổ vũ quyền độc tài và bạo lực.
NGUYÊN NHÂN GIÁO DỤC & VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
 Sách giáo khoa hơn nửa thế kỷ qua phần lớn cổ vũ bạo lực chiến tranh dưới các kiểu bình phong của hình tượng yêu nước (với những câu thơ tiêu biểu Chế Lan Viên: “Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất” tục gọi là “Cạm bẫy ca”). Tình trạng đó vẫn kéo dài hàng chục năm sau khi chấm dứt chiến tranh 1975 và thỉnh thoảng báo đài truyền thông lại “khuấy đục bạo lực” vô giới hạn trong các dịp lễ hội, ngày kỷ niệm…
NGUYÊN NHÂN HÀNH PHÁP KHÔNG NGHIÊM
Mọi trường hợp vi phạm nhân quyền xảy ra chỉ bị nhà chức trách xử lý qua loa, nhẹ hều, thậm chí bỏ qua.
Tại sao không bắt giam luôn các học sinh, thầy, cô và bất kỳ kẻ nào  đánh đập người  khác ?
Còng tay và tống giam bọn học sinh đánh bạn trong 24 giờ. Hậu xét.
Đưa lên truyền hình luôn.
Đố học sinh nào dám mắc phải.
Bốn SỞ GIÁO DỤC gian lận thi cử, bà cựu phó Nước Nguyễn Thị Doan còn lên tiếng khuyên ngăn “đừng nêu danh tính HỌC SINH CHẠY THI CỬ”.
Này chị Doan, đó là vi phạm quyền được học (nhân quyền) của những em thí sinh bị đánh rớt, BỊ MẤT CHỖ bởi thí sinh chạy điểm đấy.
 KẾT
TẠI SAO GIỚI TRUYỀN THÔNG, NGÀNH GIÁO DỤC NÉ TRÁNH HAI TIẾNG “NHÂN QUYỀN” ?
Nói luôn: vì thế giới thường lên án Việt Nam vi hạm nhân quyền. Hai chữ đó trỏ thành “kỵ húy”. Nếu báo chí VN nói từ đó e rằng thế giới lấy làm bằng chứng để phản đối và kết án chính phủ. Vậy,  tránh né con chữ đó là hơn.
 Mỗi khi có vụ nổi cộm bạo hành trẻ em, bạo hành học trò, các nhà báo lại vác máy đi phỏng vấn một số nhà nghiên cứu, nhà giáo, học giả, cán bộ lãnh đạo ngành, cục nọ cục kia, bộ nọ bộ kia, hoặc bàn tròn thảo luận trên ti vi, kể cả thảo luận nghị trường quốc hội .v.v… Mỗi vị đều tung ra “lý luận nghề nghiệp” của mình. Nào là con người bây giờ vô cảm, cán bộ thiếu trách nhiệm, nào là nhà trường không dạy kỹ năng sống, không có tổ tư vấn tâm lý cho học trò. v.v…
Thực ra, lý do đơn giản hơn nhiều.
Nhà trường không biết, không được dạy hai chữ ấy.
Mặt khác, nhà cầm quyền sợ hãi kiêng tránh hai chữ ấy.
Khi có hành vi vi phạm nhân quyền, pháp luật xử nhẹ hều, làm lơ bỏ qua.
KIẾN NGHị
Giới nghiên cứu xã hội- nhân văn hãy lập đề cương nghiên cứu đi. Đề tài cấp thiết và nóng hổi đấy.
Hãy bắt đầu từ hai chữ NHÂN QUYỀN, mặc dù đề tài này rất cũ, có tuổi thọ 230 năm kể từ năm 1789. Đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp đưa loài người chính thức bước vào thời kỳ hiện đại.
Ggiới nghiên cứu và giáo dục hãy bắt đầu từ BA BẢN TUYÊN NGÔN sau đây.
Lần lượt theo thời gian lịch sử.
Bắt đầu từ một văn bản cột mốc, đưa loài người vào thời kỳ hiện đại:
  1. TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN, 1789
(nguyên bản tiếng PhápDéclaration des droits de l’Homme et du citoyen) là văn bản nền tảng của Cách mạng Pháp, trong đó quy định các quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp là bình đẳng. Chịu ảnh hưởng bởi học thuyết các quyền tự nhiên, các quyền con người là bình đẳng: có giá trị tại mọi thời điểm và tại mọi không gian, gắn với bản chất con người. Dù văn bản này thiết lập các quyền cơ bản cho tất cả công dân Pháp và tất cả con người không ngoại lệ, dù chưa kịp đề cập đến vị trí của phụ nữ cũng như nô lệ; dù vậy, nó vẫn là tiền thâncủa các phương thức nhân quyền quốc tế.
Được chấp thuận bởi Quốc hội Pháp, 26 tháng 8 năm 1789
 TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYẾN, 1948
tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại ParisPháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt..
 Đây- văn bản mới nhất:
 CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966
 Chính phủ Việt Nam đã ký kết văn bản này.Tuy nhiên chưa muốn thưc hiện.
Công ước chỉ có 53 điều. Nếu giáo viên làm biếng thì chỉ cần nhớ một điều 7 củaCÔNG ƯỚC và giảng bài minh họa là đủ.
Điều 7 nói về quyền sống và bất khả xâm phạm của cá nhân.
Tất cả đều có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng và các thư viện lớn trong nước.

P/S: PHÊ PHÁN TIẾN SĨ NGUYỄN THỤY ANH

TS TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC NGUYỄN THỤY ANH TRẢ LỜI NHÀ BÁO:”MẤT NIỀM TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ, HỌC SINH CÓ XU HƯỚNG NỔI LOẠN”.

THỊ ĐÃ VIẾT MỘT CÂU VĂN VU VƠ (GIÁ TRỊ GÌ?), NHÀ KHOA HỌC CHỈ THẤY NGỌN MÀ KHÔNG THẤY GỐC, CHỈ THẤY CÂY MÀ KHÔNG THẤY RỪNG. PHÀM LÀ NGƯỜI BIẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, AI CŨNG ĐƯỢC DẠY “PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ THỐNG”, “LÝ THUYẾT HỆ THỐNG”.

CÓ HỌC MÀ CHẲNG CÓ HÀNH LÀ VẬY !

TIẾN SĨ CON KHỈ GÌ THẾ.



PHN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: