Đặng Văn Sinh
(Dịch từ nguyên tác “江澤民其人” đăng toàn văn bằng tiếng Hoa trên trang “Đại Kỷ Nguyên”
(Dịch từ nguyên tác “江澤民其人” đăng toàn văn bằng tiếng Hoa trên trang “Đại Kỷ Nguyên”
LỜI NÓI ĐẦU
GIANG TRẠCH DÂN LÀ AI (VẬT GÌ)?
Nếu như người ta có số định sẵn, lịch sử đã an bài, đương nhiên, trong cộng đồng dân tộc sẽ có một số người nguồn gốc xuất thân chẳng vinh quang gì.
GIANG TRẠCH DÂN LÀ AI (VẬT GÌ)?
Nếu như người ta có số định sẵn, lịch sử đã an bài, đương nhiên, trong cộng đồng dân tộc sẽ có một số người nguồn gốc xuất thân chẳng vinh quang gì.
Ngày 12 tháng 3 năm 2003, Giang Trạch Dân tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại) với tư cách đại biểu tỉnh Hồ Bắc. Ông ta phát biểu: “Từ năm 1966 đến năm 1970, tôi là giám đốc Xưởng cơ khí Chế tạo nồi hơi thành phố Vũ Hán, đúng vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa (Văn Cách). Phái tạo phản đã điều tra lý lịch và đã kết luận lý lịch của tôi trong sạch.
Người nghe không để ý nhưng người nói có ẩn ý. Bản thân đã là Tổng Bí thư, vì sao lại còn muốn người ta biết mình có lý lịch trong sạch?
Bởi lẽ lý lịch cá nhân của Giang Trạch Dân không có ràng. Bố đẻ Giang là Giang Thế Tuấn, còn gọi là Giang Quán Thiên, những năm Nhật chiếm đóng là Hán gian. Giang Trạch Dân từng học Đại học Nam Kinh, nhưng trong hồ sơ, ông ta khai là con nuôi một người đã chết. Thời kỳ lưu học ở Liên Xô, Giang say mê một cô gái Nga nên đã bị KGB mua chuộc. Đó chính là nguyên nhân làm cho lý lịch của ông ta mập mờ.
Phe tạo phản thời Văn Cách từng ra sức tìm kiếm những bí mật trong hồ sơ Giang nhưng cuối cùng vẫn bị ông ta qua mặt. Vậy những chi tiết Giang che giấu là gì?
Phe tạo phản thời Văn Cách từng ra sức tìm kiếm những bí mật trong hồ sơ Giang nhưng cuối cùng vẫn bị ông ta qua mặt. Vậy những chi tiết Giang che giấu là gì?
Đầu năm 2005, Giang Trạch Dân ủy quyền cho Kuhn, một thương nhân người Mỹ viết cuốn hồi ký “Truyện Giang Trạch Dân”, công khai công bố trước thiên hạ về sự man trá của mình.
Cổ nhân có câu ngạn ngữ “Lạy ông tôi ở bụi này”. Trong hồi ký, Giang Trạch Dân đã tự đánh bóng mình với từ “yêu nước” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thậm chí, ngay cả thời kỳ học tập ở Nam Kinh cũng được biến thành hành động yêu nước. Tuy nhiên, một thực tế không thể chối cãi là, thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc, Giang Thế Tuấn là một tên Hán gian. Trong hồ sơ Giang viết gửi các tổ chức Đảng, chính quyền, đến mục người bố, bao giờ cũng chỉ có vài dòng sơ sài.
Giang Trạch Dân trơ tráo ngụy tạo, năm 13 tuổi đã tham gia cách mạng, kế tục sự nghiệp của người chú là đảng viên Cộng sản đã hy sinh là Giang Thượng Thanh. Năm 21 tuổi, Giang tốt nghiệp đại học, vậy trong 8 năm, từ 13 đến 21 tuổi, ai đã nuôi nấng ông ta? Căn cứ lời Giang Trạch Tuệ, con gái Giang Thượng Thanh nói với Kuhn, khi ấy, nhà của cô vô cùng bần hàn, vậy làm sao có thể chu cấp cho ông anh họ học Trung học rồi Đại học Nam Kinh? Ai có thể bảo trợ để Giang rèn luyện các môn cầm, kỳ, thư họa ở vào thời chiến loạn gạo châu củi quế? Và cuối cùng là, sau khi tốt nghiệp đại học, ai đã tạo điều kiện cho Giang về Thượng Hải sống như một thiếu gia công tử sở hữu chiếc xe hơi Mỹ sang trọng?
Hơn hai mươi năm nuôi dưỡng Giang phải chăng chính là người bố Hán gian? Điều này có liên quan gì đến Giang Thượng Thanh, người đã từ giã cõi trần từ 8 năm trước?
Sinh hoạt của Giang Trạch Dân, về cơ bản không phải là hoàn cảnh con nuôi. Sau này, Đảng Cộng sản chiếm được Đại Lục, Giang Trạch Dân chợt nghĩ đến, trong gia tộc có một liệt sĩ, vì thế ông ta mới nảy ra ý tưởng, từ bỏ người cha ruột, nhận làm con nuôi người đã chết. Chuyện ấy sau này sẽ nói.
Sinh hoạt của Giang Trạch Dân, về cơ bản không phải là hoàn cảnh con nuôi. Sau này, Đảng Cộng sản chiếm được Đại Lục, Giang Trạch Dân chợt nghĩ đến, trong gia tộc có một liệt sĩ, vì thế ông ta mới nảy ra ý tưởng, từ bỏ người cha ruột, nhận làm con nuôi người đã chết. Chuyện ấy sau này sẽ nói.
Chúng tôi không có ý định điều tra thân thế và sự nghiệp của Giang Trạch Dân, nhưng chân tướng đã tự nó lộ ra qua sự che đậy một các thô thiển của đương sự. Bản chất dối trá của Giang, ngay cả khi về già vẫn không thay đổi.
Qua cuốn hồi ký, người ta thấy, thói dối trá của họ Giang có lúc được thông qua miệng lưỡi cô em họ Giang Trạch Tuệ: “Cả gia đình tôi đều làm cách mạng, tất cả đàn ông đều tham gia chiến đấu chống phát xít Nhật và tay sai Quốc dân đảng”.
Ngày 11 tháng 12 năm 1999, tờ “Nhân dân nhật báo” đưa tin, Giang Trạch Dân cùng Yeltsin ký nghị định thư về biên giới Trung – Nga. Đáng ngạc nhiên là, trong hồi ký mà Giang giao cho Kuhn viết, hoàn toàn không thấy đề cập đến. Mọi người đều biết, cuốn sách hầu như ghi chép tất cả những chuyện vụn vặt liên quan đến Giang, vậy vì sao một sự kiện quan trọng như vậy lại bỏ sót? Nguyên do là, trong Hiệp định Biên giới, Giang đã công nhận hoàn toàn các hiệp ước bất bình đẳng Trung – Nga chưa được các chính phủ Trung Quốc kế tiếp thời Mãn Châu thừa nhận. Như vậy, Giang đã đặt bút ký vào một hiệp ước bán nước, loại trừ mọi cơ sở pháp lý để các thế hệ tương lai có thể giành lại phần lãnh thổ bị mất. Với hiệp định này, Giang đã nhượng cho cho nước Nga hơn một triệu Km2 đất đai màu mỡ, rộng gấp 10 lần diện tích Đài Loan. Đứng trước sự phẫn nộ của nhân dân Trung Hoa và đồng bào hải ngoại về tội bán nước, Giang Trạch Dân đương nhiên phải ngụy tạo lịch sử, lược bớt những phần không có lợi cho sự nghiệp chính trị của ông ta. Thực chất Giang là một kẻ bán nước.
Ngày 11 tháng 12 năm 1999, tờ “Nhân dân nhật báo” đưa tin, Giang Trạch Dân cùng Yeltsin ký nghị định thư về biên giới Trung – Nga. Đáng ngạc nhiên là, trong hồi ký mà Giang giao cho Kuhn viết, hoàn toàn không thấy đề cập đến. Mọi người đều biết, cuốn sách hầu như ghi chép tất cả những chuyện vụn vặt liên quan đến Giang, vậy vì sao một sự kiện quan trọng như vậy lại bỏ sót? Nguyên do là, trong Hiệp định Biên giới, Giang đã công nhận hoàn toàn các hiệp ước bất bình đẳng Trung – Nga chưa được các chính phủ Trung Quốc kế tiếp thời Mãn Châu thừa nhận. Như vậy, Giang đã đặt bút ký vào một hiệp ước bán nước, loại trừ mọi cơ sở pháp lý để các thế hệ tương lai có thể giành lại phần lãnh thổ bị mất. Với hiệp định này, Giang đã nhượng cho cho nước Nga hơn một triệu Km2 đất đai màu mỡ, rộng gấp 10 lần diện tích Đài Loan. Đứng trước sự phẫn nộ của nhân dân Trung Hoa và đồng bào hải ngoại về tội bán nước, Giang Trạch Dân đương nhiên phải ngụy tạo lịch sử, lược bớt những phần không có lợi cho sự nghiệp chính trị của ông ta. Thực chất Giang là một kẻ bán nước.
Ta hãy xem, trong hồi ký, Giang Trạch Dân quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân như thế nào, hãy nhìn vào trận lũ lụt năm 1998.
Vào trung tuần tháng 9, hàng triệu người dân đang phải vật lộn chống chọi với cái đói và cái chết do trận lũ lụt lịch sử gây ra, Giang Trạch Dân lại mời các nghệ sĩ điện ảnh đến Trung Nam Hải dự tiệc. Kuhn dẫn lời Giang như sau: “Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời tôi”. Trong bữa tiệc chiêu đãi, Giang và một nữ diễn viên song ca bản tình ca Nga “Chiều ngoại ô Mát xcơ va”. Vào lúc hưng phấn, Giang cùng mọi người đồng ca bài “Biển lớn quê hương”. Kuhn viết tiếp, “lúc này, giọng ông ta cao lanh lảnh”. Thật mỉa mai…
Vào trung tuần tháng 9, hàng triệu người dân đang phải vật lộn chống chọi với cái đói và cái chết do trận lũ lụt lịch sử gây ra, Giang Trạch Dân lại mời các nghệ sĩ điện ảnh đến Trung Nam Hải dự tiệc. Kuhn dẫn lời Giang như sau: “Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời tôi”. Trong bữa tiệc chiêu đãi, Giang và một nữ diễn viên song ca bản tình ca Nga “Chiều ngoại ô Mát xcơ va”. Vào lúc hưng phấn, Giang cùng mọi người đồng ca bài “Biển lớn quê hương”. Kuhn viết tiếp, “lúc này, giọng ông ta cao lanh lảnh”. Thật mỉa mai…
Giang Trạch Dân để cho Kuhn phác thảo hình ảnh mình như là một người giản dị, chất phác, luôn luôn chống tham nhũng. Thế nhưng, ai ai cũng biết, những năm gần đây, tham nhũng ngày càng phát triển. Nói cách khác, nạn tham nhũng bắt nguồn từ chính Giang Trạch Dân và gia đình ông ta. Con cái Giang đều bất tài, vô đức nhưng đều được Giang bố trí vào những chức vụ cao cấp hái ra tiền. Thế lực họ Giang ngày càng hùng mạnh, đến nỗi thiên hạ đặt cho một hỗn danh “Đệ nhất tham quan Trung Quốc”.
Trong dân gian đã sớm lưu truyền câu chuyện khôi hài về việc Giang Trạch Dân đội tuyết mang bánh đến mừng sinh nhật vợ bé Lý Tiên Niệm. Lúc ấy, nhà Lý đang có nhiều khách, Giang phải đứng chờ ở cửa mấy tiếng đồng hồ để biểu thị lòng trung của mình. Sự việc thật sự rất ly kỳ nhưng xem ra khó có thể khảo chứng.
Tục ngữ có câu “Làm hỏng việc lại nghi thần nghi quỷ”. Sự việc chầu chực chờ đưa bánh sinh nhật, tự nó giải thích, người ta chẳng cần phải suy nghĩ cũng hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Cuốn hồi ký của Giang luôn sử dụng mỹ từ “quan tâm lãnh đạo”, gọi cái bánh Gâteau mà Giang mua được là “chiếc bánh cuối cùng” của khách sạn, với mục đích tiếp cận Chủ tịch Lý Tiên Niệm mưu cầu danh lợi. Những chuyện đáng xấu hổ như vậy không chỉ riêng Giang mà là hành vi phổ biến của các quan chức Trung Cộng núp dưới danh nghĩa “quan tâm lãnh đạo”.
Thật ra, sự thăng tiến của Giang Trạch Dân là dựa vào hai điều kiện, một là, khai man lý lịch nhận là con nuôi liệt sĩ Giang Thượng Thanh, hai là, dựa vào sự bợ đỡ, nịnh hót các lão thành cách mạng, trong đó có Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý Tiên Niệm.
Sau khi lên cầm quyền, lần lượt xuất hiện ở các hội nghị ngoại giao, Giang Trạch Dân chỉ thích thích ca hát, khiêu vũ mà hoàn toàn không để ý đến danh dự quốc gia và sự tôn nghiêm của truyền thống văn hóa Trung Hoa, khiến cho hình ảnh đất nước bị méo mó đi, vì thế bị người đời tặng cho biệt danh “con rối”.
Trong chuyến viếng thăm Tây Ban Nha, trước mặt nhà vua và các quan chức ngoại giao, Giang thản nhiên rút lược ra chải đầu. Khi được trạo tặng Huân chương Hữu nghị, không đợi chủ nhà gắn cho theo nghi lễ mà ông ta gần như giật lấy rồi tự gài lên ngực mình. Thậm chí, có lúc đang ngồi bên bàn tiệc, bỗng nhiên Giang đứng phắt lên cất cao giọng hát bài “Mặt trời của tôi” hoặc nhìn trừng trừng vào cô gái đang chơi đàn piano. Đương nhiên, những hành vi khiếm nhã bất chấp nghi lễ ngoại giao ấy đều bị truyền thông phương Tây bêu riếu.
Đơn cử trường hợp họ Giang tiếp Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Giang và Clinton đã nhiều lần hội kiến. Năm 1993, 1997, Giang thăm Mỹ, năm 1998, Clinton thăm Trung Quốc, mỗi lần như vậy Giang đều đề nghị được chơi đàn hoặc hát. Có lần, sau khi “biểu diễn” xong, ông ta yêu cầu Clinton thổi kèn saxophone nhưng bị từ chối.
Năm 1997, khi Giang thăm Mỹ, một phóng viên truy hỏi về vùng đất Tây Tạng , Tổng bí thư của đất nước hơn một tỷ dân không trả lời mà đứng lên véo von ca bài “Nhà ta ở mục trường”. Trò diễn này làm cho đám ký giả phương Tây không thể giải nào thích nổi.
Năm 1997, khi Giang thăm Mỹ, một phóng viên truy hỏi về vùng đất Tây Tạng , Tổng bí thư của đất nước hơn một tỷ dân không trả lời mà đứng lên véo von ca bài “Nhà ta ở mục trường”. Trò diễn này làm cho đám ký giả phương Tây không thể giải nào thích nổi.
Giang Trạch Dân luôn coi Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincohn là một bài diễn thuyết kinh điển. Nói chuyện với học sinh Giang cũng đề cập đến Lincohn, họp báo, tiếp xúc ký giả cũng yêu cầu Lincohn, đi thăm nước ngoài cũng nhắc đến diễn văn của Lincohn. Những nơi cử tọa không hưởng ứng ông ta cũng chủ động nói về Lincohn. Nơi nào nhiệt tình chấp nhận, Giang trở nên vui vẻ, hòa nhã, dễ thương.
Nhưng kinh khủng hơn vẫn là chuyện Giang bị “tẩu hỏa nhập ma” khi nói bằng ngoại ngữ. Đó là lần Giang chuẩn bị đi thăm Châu Mỹ Latin. Tuy tuổi đã cao, lưỡi cứng, phản xạ kém, nhưng Giang lại tự đặt ra kế hoạch, trong vài tháng phải học bằng được tiếng Tây Ban Nha, không ngó ngàng gì đến việc điều lý quốc gia. Việc học ngoại ngữ cấp tốc của một ông gìa hơn 60 tuổi chẳng khác gì những trò chơi tùy hứng của một tên đại vương cầm đầu toán lục lâm trên núi vậy.
Nhưng kinh khủng hơn vẫn là chuyện Giang bị “tẩu hỏa nhập ma” khi nói bằng ngoại ngữ. Đó là lần Giang chuẩn bị đi thăm Châu Mỹ Latin. Tuy tuổi đã cao, lưỡi cứng, phản xạ kém, nhưng Giang lại tự đặt ra kế hoạch, trong vài tháng phải học bằng được tiếng Tây Ban Nha, không ngó ngàng gì đến việc điều lý quốc gia. Việc học ngoại ngữ cấp tốc của một ông gìa hơn 60 tuổi chẳng khác gì những trò chơi tùy hứng của một tên đại vương cầm đầu toán lục lâm trên núi vậy.
Giang hùng hồn tuyên bố, “nếu anh không thể giao tiếp với người khác vì khác biệt ngôn ngữ thì làm thế nào có thể trao đổi ý tưởng hoặc đạt được thỏa thuận?”.
Như mọi người bình thường đều biết, dựa vào thứ ngoại ngữ “mèo ba chân” của Giang, làm sao có thể tự mình giao tiếp khi mà ông nói gà bà nói vịt? Trên thế giới có biết bao nhiêu nguyên thủ quốc gia, phần lớn đều nói bằng ngôn ngữ nước mình, nếu theo quan điểm của Giang, chắc họ khó có thể đạt được nhưng thỏa thuận ngoại giao?
Như mọi người bình thường đều biết, dựa vào thứ ngoại ngữ “mèo ba chân” của Giang, làm sao có thể tự mình giao tiếp khi mà ông nói gà bà nói vịt? Trên thế giới có biết bao nhiêu nguyên thủ quốc gia, phần lớn đều nói bằng ngôn ngữ nước mình, nếu theo quan điểm của Giang, chắc họ khó có thể đạt được nhưng thỏa thuận ngoại giao?
Cho dù là thể chế cộng sản độc tài đi nữa thì các nhà lãnh đạo quốc gia xưa nay đều nghiêm túc, chỉ có kẻ tâm thần Giang Trạch Dân là ngoại lệ. Các chính khách Phương Tây biết rõ điều này nên họ chỉ cười khoái chí mỗi khi nhìn thấy họ Giang ra sức “diễn xuất”.
Người thực sự hùng tài đại lược không bao giờ để hết tâm trí vào việc đánh bóng mình. Sở dĩ Giang Trạch Dân luôn nhảy cẫng lên như một kẻ phát rồ, bởi lẽ, trình độ của ông ta chỉ ngang với một thành viên Ban Văn nghệ nhà trường. Các chính trị gia phương Tây trải thảm đỏ đón Giang chẳng phải vì ông ta có năng lực cao của một nhà chính trị, điều họ quan tâm là những đơn đặt hàng bỏ túi và tiềm năng thị trường Đại Lục.
Động cơ của sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong hơn 20 năm qua là do hơn 50 tỷ USD của Mỹ đầu tư và lực lượng lao động giá rẻ của nhân dân Đại Lục. Có đầu tư lớn, có lao động giá rẻ, lại có nhân tài, tất nhiên sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm xã hội, thế nhưng Giang Trạch Dân là kẻ bất tài, chuyên quyền, bảo thủ và đố kỵ, chính là chiếc phanh hãm làm cho quá trình cải cách chính trị ở Trung Quốc bị đình trệ. Từ đó kéo theo những hệ lụy như, đạo đức xã hội xuống cấp, tham nhũng hủ bại ra sức hoành hành, nó cũng làm cho các nguồn lực phát triển kinh tế, môi trường sinh thái, xã hội bị thổn thương nghiêm trọng.
Giang Trạch Dân còn là kẻ có tội đồ với tương lai đất nước. Ngoài việc chủ động làm đình trệ công cuộc cải cách toàn diên, ông ta còn thẳng tay xiết chặt nhân quyền, hạn chế tự do tín ngưỡng, một việc làm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Vẫn trong hồi ký của mình, Giang lên giọng khoe khoang có khả năng làm được nhiều việc lớn. Sự thật là, sau mỗi sự kiện lớn như trận lũ lụt lịch sử, Tòa Đại sứ Trung Quốc bị đánh bom, Đài Loan tổng tuyển cử hay dịch Sars v.v…, Giang đều đẩy người khác lên phía trước, còn mình thì rúc đầu như con rùa đen. Thời kỳ dịch Sars, Giang tỏ ra là kẻ tham sống sợ chết chạy về Thượng Hải “tị nạn”, vậy mà, trong hồi ký, ông ta lai leo lẻo nói “luôn sống ở Thượng Hải” để biện hộ cho hành vi chạy trốn của mình. Nên nhớ rằng, vài ngày trước đó, Tung Quốc vừa kết thúc Hội nghị Chính trị Hiệp thương, Giang Trạch Dân đã lên diễn đàn phát biểu, làm sao một người “luôn sống ở Thượng Hải” mà lại có thể đến Bắc Kinh nói chuyện?
Trừ những việc kết bè kéo cánh, trang điểm, đàn đúm xướng ca, Những việc Giang Làm toàn là phản dân hại nước, một trong số đó là bức hại Pháp luân công. Cộng đồng thế giới đều biết sự kiện này bởi Giang luôn luôn dùng các phương tiện truyền thông, kể cả cách phát tờ rơi công kích Lý Hồng Chí tiên Sinh và các học viên của ông. Thế nhưng, thế giới lại không biết phản ứng dữ dội của Giang khi các học viên Pháp luân công Trường Xuân công bố sự thật cùng lúc trên 8 kênh truyền hình cable với thời lượng 45 phút vào buổi chiều ngày 5 tháng 3 năm 2002. Trong cuốn hồi ký, Kuhn dẫn lời các bạn bè của Giang, một người cho biết, chỉ sau 10 phút, khi Pháp luân công kết thúc chương trình truyền hình, Giang đã gọi điện cho ông ta, giọng vô cùng giận dữ. Giang truy vấn danh tính các phần tử Pháp luân công và hỏi Bí thư thành ủy Trường Xuân là ai. Qua thái độ của Giang, người ta dự đoán, Giang sẽ mở chiến dịch đàn áp Pháp luân công do chính ông ta làm tổng chỉ huy, trực tiếp nghe báo cáo và ra mệnh lệnh. Cũng chính vì kế hoạch bức hại Pháp luân công mà sự kiện Tòa Đại sứ Trung Quốc bị đánh bom mấy ngày trước đó bị Giang ỉm đi.
Trong hồi ký của mình, Giang Trạch Dân luôn dùng thủ đoạn tự tô vẽ để chứng minh với thiên hạ ông ta là ai. Chúng ta đều biết, những quan chức cao cấp hủ bại trước khi “ngã ngựa”, trong bất cứ hội nghị lớn nhỏ nào, đều lên giọng dạy dỗ về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, hô hào triệt để chống tham nhũng. Có điều, người dân từ lâu đã không muốn nghe bọn người đó nói gì, mà muốn nhìn tận mắt họ đã làm những gì, đặc biệt là đối với Giang Trạch Dân.
Bất hiếu với cha, bất trung với tổ tiên, bất thành với nhân dân, tóm lại, Giang Trạch Dân là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất trí, bất tín, là một hình ảnh rất xấu gây họa loạn cho đất nước Trung Quốc.
Bất hiếu với cha, bất trung với tổ tiên, bất thành với nhân dân, tóm lại, Giang Trạch Dân là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất trí, bất tín, là một hình ảnh rất xấu gây họa loạn cho đất nước Trung Quốc.
Nếu chúng ta chấp nhận sự nói láo của Giang Trạch Dân, để ông ta tự xây tượng đài cho mình, điều này sẽ gây di hại cho các thế hệ tương lai.
Cuốn hồi ký của Giang Trạch Dân hầu hết là dối trá và mâu thuẫn bởi cuộc đời Giang Trạch Dân cũng hoàn toàn dối trá và mâu thuẫn.
Trả lại chân tướng Tổng Bí thư Giang chính là trách nhiệm vụ của nhân dân Trung Quốc, bởi chúng ta là nhân chứng lịch sử, cần trả lại công bằng cho lịch sử.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét