XƯỚNG CA VÔ LOÀI
Một người bắt người khác
Tâng bốc mình đến trời
Là biểu hiện thấp kém,
Ngoi mãi chửa thành người.
Thằng Ủn là như vậy.
Thế mà ở nước ta
Một ca sĩ xúc động
Khi được hắn tặng hoa.
Bắt hát thì đành hát,
Vì mình là ca nô.
Hát xong thì nên biến,
Còn mở miệng làm trò.
Hay không lẽ không biết
Rằng bàn tay trao hoa
Dính máu người vô tội,
Cả máu người trong nhà?
Người nghệ sĩ chân chính
Không phụng sự độc tài.
Vì đó là thân phận
Của xướng ca vô loài.
*
Cô, nghệ sĩ của đảng,
Không phải của nhân dân.
Hãy đem danh hiệu ấy
Khoe với đảng, nếu cần.
Thái Bá Tân là một nhà thơ , nhà văn , nhà dịch thuật được rất nhiều người ngưỡng mộ . Thơ của ông là thơ thế sự viết bằng thể thơ 5 chữ . Nguồn mạch cảm xúc của bài thơ trên xuất phát từ cảm xúc lạc loài , khác lạ của một nữ ca sĩ " vẫn chưa hết xúc động khi bất ngờ được Kim Jong Un tặng hoa , sau khi cô hát khúc ca " Đam mê" bằng tiếng Triều Tiên . Cô còn cho biết " đã hát nhiều lần trong nhiều cuộc tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia nhưng chưa bao giờ đong đầy cảm xúc như hôm nay . Cảm xúc đặc biệt này đã truyền cảm hứng cho nhà thơ Thái Bá Tân sáng tác bài " xướng ca vô loại " .
Nhân có cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều về giải giới hạt nhân , tổ chức tại Hà Nội , chủ tịch Bắc Hàn mới có dịp tới Việt Nam . Chủ tịch VN chào mừng bằng một tiệc quốc yến . Chương trình văn nghệ có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ , trong đó có ca sĩ Thái Bảo - người hát ca khúc " đam mê bằng tiếng Triều Tiên " . Ngay cái tựa đề bài thơ cũng đủ làm cho người đọc tò mò ngạc nhiên lẫn thắc mắc . Bởi cụm từ xướng ca vô loại từ lâu đã trôi vào quên lãng...Ngược dòng lịch sử , loại hình ca hát , diễn xướng đã xuất hiện vào thế kỷ thứ III. Đến đời vua Lý Thái Tông được công nhận là bộ môn nghệ thuật . Rồi đến đời Vua Lý Thánh Tông bộ môn này không những phổ biến trong dân gian mà còn được trọng vọng trong chốn cung đình . Thế nhưng vào thời hậu Lê độc tôn Nho giáo ( do bọn ngụy Nho chủ trương ) cho rằng những người xướng ca , diễn tấu không nằm trong 4 nghề ( sĩ , nông , công , thương ) nên gọi là "vô loại " . Bọn Vua quan ngụy Nho nhà Lê rẻ rúng , coi khinh cả dòng họ , con cháu của những người này . Họ còn liệt những người ca hát , diễn tấu vào hạng cờ bạc , rượu chè , ác nghịch ,... nên cấm đi thi , không được lấy người quyền quý . Từ đó , dần dần dân chúng bị ảnh hưởng nên có thói quen ác cảm với người làm nghề ca hát . Sau này , xã hội ngày càng rộng mở , phóng khoáng và bộ môn nghệ thuật sân khấu ngày càng phát triển và được tôn vinh .
Một lý do khác ngoài lý do không có tên trong 4 nghề là việc đóng vai " treó hèo " trên sân khấu : hôm nay đóng vai cha , ngày mai đóng vai chồng , ngày kia đóng vai con , vv... nên bị gọi là " vô loại " !
Có lẽ tựa đề bài thơ " xướng ca vô loại " của tác giả Thái Bá Tân nằm trong ngữ nghĩa thứ hai này . Về phương diện nghệ thuật , việc nhập vai đóng giả là điều kiện cần và đủ . Vì nghệ thuật mà các nghệ sĩ phải nhập nhiều vai , có khi trai giả gái , khi thì gái giả trai , .. Nhập vai rồi phải diễn sâu mới hay . Ca sĩ Thái Bảo đã nhập vai người con dân của Bắc Hàn , của 3 đời lãnh tụ họ Kim khi hát ca khúc " Đam mê " ! Cô hát quá hay nhờ cô diễn sâu khiến Kim Jong Un ngồi xem xúc động ra mặt . Và sau đó ông ta đã tặng hoa ca sĩ với lời cảm ơn !
Điều khác thường là khi rời khỏi sân khấu mà cô vẫn CÒN MANG THEO VAI DIỄN . Nên Thái Bá Tân phải khinh ghét :
" Bắt hát thì đành hát
Vì mình là ca nô
Hát xong thì nên biến
Còn mở miệng làm trò "
Ca sĩ Thái Bảo đã đạt danh hiệu " Nghệ sĩ Nhân dân " và hiện là ca sĩ của nhà hát ca múa nhạc VN . Tên tuổi của cô luôn gắn liền với nhiều ca khúc " cách mạng " . Gọi cô là văn công hay ca nô thì cũng thế thôi ! Đã là văn công thì phải hát theo chỉ thị của tuyên giáo . Chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới có được những hoạt động văn nghệ tự do , chân chính . Nghệ sĩ chân chính là những nghệ sĩ không bán mình cho ai cả - không nhận lệnh của ai trong sinh hoạt sân khấu - chỉ hát bài mình thích , diễn vai mình thích !
Người nghệ sĩ chân chính
Không phụng sự độc tài
Vì đó là thân phận
Của xướng ca vô loài
Phụng sự độc tài , suy tôn kẻ ác , tụng ca cái xấu , ... thuộc về thân phận của kẻ tự đánh mất chủ quyền bản thân . Hàng triệu người dân Bắc Triều Tiên bị đói rách trong khi lãnh tụ , quan chức cao cấp thì chẳng những no thừa mà lại còn có cả 1 lữ đoàn nữ binh xinh đẹp " phục vụ niềm vui " ! Những vụ thanh trừng , xử tử đẫm máu từng diễn ra ở Bắc Hàn lẽ nào cô ca sĩ Thái Bảo lại không biết ! Vậy hà cớ gì lại " vẫn chưa hết xúc động " , " vẫn đong đầy cảm xúc " khi được lãnh tụ này tặng hoa ?!
Ca sĩ Thái Bảo mang danh là Nghệ sĩ Nhân dân mà lại gần Đảng hơn gần dân . Phải gọi cô là ca sĩ của Đảng mới đúng . Gọi cảm xúc của cô là cảm xúc lạc loài là vì vậy !
" Cô , nghệ sĩ của Đảng
Không phải của nhân dân
Hãy đem danh hiệu ấy
Khoe với Đảng , nếu cần "
Thân phận của xướng ca vô loài cũng như thể mệnh của giới Văn nghệ sĩ nói chung thật là chông chênh , chìm nổi . Nếu bảo vệ chính kiến , lên tiếng chống bất công , độc tài thì dễ gặp phiền hà , nguy hại . Còn nếu buông mình làm công cụ ru ngủ quần chúng thì chịu mang tiếng ca nô , văn nô ...
Phàm ở đời , để độ nhật mưu sinh phải có một nghề . Nghề nào cũng tốt quý hồ giữ được cái đạo , cái hạnh của nghề đó . Không có nghề xấu chỉ có con người làm cho nghề xấu . Thông điệp của bài thơ phải chăng muốn nhắc nhở mọi người hãy làm chủ bản thân , đừng đánh mất chủ quyền bản thân để rồi cam tâm làm nô lệ !
Tâng bốc mình đến trời
Là biểu hiện thấp kém,
Ngoi mãi chửa thành người.
Thằng Ủn là như vậy.
Thế mà ở nước ta
Một ca sĩ xúc động
Khi được hắn tặng hoa.
Bắt hát thì đành hát,
Vì mình là ca nô.
Hát xong thì nên biến,
Còn mở miệng làm trò.
Hay không lẽ không biết
Rằng bàn tay trao hoa
Dính máu người vô tội,
Cả máu người trong nhà?
Người nghệ sĩ chân chính
Không phụng sự độc tài.
Vì đó là thân phận
Của xướng ca vô loài.
*
Cô, nghệ sĩ của đảng,
Không phải của nhân dân.
Hãy đem danh hiệu ấy
Khoe với đảng, nếu cần.
Thái Bá Tân là một nhà thơ , nhà văn , nhà dịch thuật được rất nhiều người ngưỡng mộ . Thơ của ông là thơ thế sự viết bằng thể thơ 5 chữ . Nguồn mạch cảm xúc của bài thơ trên xuất phát từ cảm xúc lạc loài , khác lạ của một nữ ca sĩ " vẫn chưa hết xúc động khi bất ngờ được Kim Jong Un tặng hoa , sau khi cô hát khúc ca " Đam mê" bằng tiếng Triều Tiên . Cô còn cho biết " đã hát nhiều lần trong nhiều cuộc tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia nhưng chưa bao giờ đong đầy cảm xúc như hôm nay . Cảm xúc đặc biệt này đã truyền cảm hứng cho nhà thơ Thái Bá Tân sáng tác bài " xướng ca vô loại " .
Nhân có cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều về giải giới hạt nhân , tổ chức tại Hà Nội , chủ tịch Bắc Hàn mới có dịp tới Việt Nam . Chủ tịch VN chào mừng bằng một tiệc quốc yến . Chương trình văn nghệ có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ , trong đó có ca sĩ Thái Bảo - người hát ca khúc " đam mê bằng tiếng Triều Tiên " . Ngay cái tựa đề bài thơ cũng đủ làm cho người đọc tò mò ngạc nhiên lẫn thắc mắc . Bởi cụm từ xướng ca vô loại từ lâu đã trôi vào quên lãng...Ngược dòng lịch sử , loại hình ca hát , diễn xướng đã xuất hiện vào thế kỷ thứ III. Đến đời vua Lý Thái Tông được công nhận là bộ môn nghệ thuật . Rồi đến đời Vua Lý Thánh Tông bộ môn này không những phổ biến trong dân gian mà còn được trọng vọng trong chốn cung đình . Thế nhưng vào thời hậu Lê độc tôn Nho giáo ( do bọn ngụy Nho chủ trương ) cho rằng những người xướng ca , diễn tấu không nằm trong 4 nghề ( sĩ , nông , công , thương ) nên gọi là "vô loại " . Bọn Vua quan ngụy Nho nhà Lê rẻ rúng , coi khinh cả dòng họ , con cháu của những người này . Họ còn liệt những người ca hát , diễn tấu vào hạng cờ bạc , rượu chè , ác nghịch ,... nên cấm đi thi , không được lấy người quyền quý . Từ đó , dần dần dân chúng bị ảnh hưởng nên có thói quen ác cảm với người làm nghề ca hát . Sau này , xã hội ngày càng rộng mở , phóng khoáng và bộ môn nghệ thuật sân khấu ngày càng phát triển và được tôn vinh .
Một lý do khác ngoài lý do không có tên trong 4 nghề là việc đóng vai " treó hèo " trên sân khấu : hôm nay đóng vai cha , ngày mai đóng vai chồng , ngày kia đóng vai con , vv... nên bị gọi là " vô loại " !
Có lẽ tựa đề bài thơ " xướng ca vô loại " của tác giả Thái Bá Tân nằm trong ngữ nghĩa thứ hai này . Về phương diện nghệ thuật , việc nhập vai đóng giả là điều kiện cần và đủ . Vì nghệ thuật mà các nghệ sĩ phải nhập nhiều vai , có khi trai giả gái , khi thì gái giả trai , .. Nhập vai rồi phải diễn sâu mới hay . Ca sĩ Thái Bảo đã nhập vai người con dân của Bắc Hàn , của 3 đời lãnh tụ họ Kim khi hát ca khúc " Đam mê " ! Cô hát quá hay nhờ cô diễn sâu khiến Kim Jong Un ngồi xem xúc động ra mặt . Và sau đó ông ta đã tặng hoa ca sĩ với lời cảm ơn !
Điều khác thường là khi rời khỏi sân khấu mà cô vẫn CÒN MANG THEO VAI DIỄN . Nên Thái Bá Tân phải khinh ghét :
" Bắt hát thì đành hát
Vì mình là ca nô
Hát xong thì nên biến
Còn mở miệng làm trò "
Ca sĩ Thái Bảo đã đạt danh hiệu " Nghệ sĩ Nhân dân " và hiện là ca sĩ của nhà hát ca múa nhạc VN . Tên tuổi của cô luôn gắn liền với nhiều ca khúc " cách mạng " . Gọi cô là văn công hay ca nô thì cũng thế thôi ! Đã là văn công thì phải hát theo chỉ thị của tuyên giáo . Chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới có được những hoạt động văn nghệ tự do , chân chính . Nghệ sĩ chân chính là những nghệ sĩ không bán mình cho ai cả - không nhận lệnh của ai trong sinh hoạt sân khấu - chỉ hát bài mình thích , diễn vai mình thích !
Người nghệ sĩ chân chính
Không phụng sự độc tài
Vì đó là thân phận
Của xướng ca vô loài
Phụng sự độc tài , suy tôn kẻ ác , tụng ca cái xấu , ... thuộc về thân phận của kẻ tự đánh mất chủ quyền bản thân . Hàng triệu người dân Bắc Triều Tiên bị đói rách trong khi lãnh tụ , quan chức cao cấp thì chẳng những no thừa mà lại còn có cả 1 lữ đoàn nữ binh xinh đẹp " phục vụ niềm vui " ! Những vụ thanh trừng , xử tử đẫm máu từng diễn ra ở Bắc Hàn lẽ nào cô ca sĩ Thái Bảo lại không biết ! Vậy hà cớ gì lại " vẫn chưa hết xúc động " , " vẫn đong đầy cảm xúc " khi được lãnh tụ này tặng hoa ?!
Ca sĩ Thái Bảo mang danh là Nghệ sĩ Nhân dân mà lại gần Đảng hơn gần dân . Phải gọi cô là ca sĩ của Đảng mới đúng . Gọi cảm xúc của cô là cảm xúc lạc loài là vì vậy !
" Cô , nghệ sĩ của Đảng
Không phải của nhân dân
Hãy đem danh hiệu ấy
Khoe với Đảng , nếu cần "
Thân phận của xướng ca vô loài cũng như thể mệnh của giới Văn nghệ sĩ nói chung thật là chông chênh , chìm nổi . Nếu bảo vệ chính kiến , lên tiếng chống bất công , độc tài thì dễ gặp phiền hà , nguy hại . Còn nếu buông mình làm công cụ ru ngủ quần chúng thì chịu mang tiếng ca nô , văn nô ...
Phàm ở đời , để độ nhật mưu sinh phải có một nghề . Nghề nào cũng tốt quý hồ giữ được cái đạo , cái hạnh của nghề đó . Không có nghề xấu chỉ có con người làm cho nghề xấu . Thông điệp của bài thơ phải chăng muốn nhắc nhở mọi người hãy làm chủ bản thân , đừng đánh mất chủ quyền bản thân để rồi cam tâm làm nô lệ !
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét