Bản quyền hình ảnhLINH PHAM
Reuters bình luận rằng việc tăng giá điện có thể gây áp lực lên lạm phát, nhưng cũng có thể giúp thúc đẩy đầu tư tư nhân để phát triển thêm các nhà máy điện tại Việt Nam. Việt Nam phải vật lộn để phát triển ngành công nghiệp năng lượng do thiếu vốn nhà nước. Tiềm năng thủy điện của Việt Nam gần như đã được khai thác triệt để, trữ lượng dầu khí đang cạn kiệt. Những năm vừa qua, Việt Nam từ một nhà xuất khẩu than đã chuyển sang thành nhập khẩu than.Ngân hàng Thế giới cho hay Việt Nam cần huy động tới 150 tỷ đô la vào năm 2030 để phát triển ngành năng lượng, và rằng Việt Nam nên cho phép các nhà đầu tư tư tham gia và đóng vai trò chính trong lĩnh vực điện năng.
Vì sao phải tăng giá điện?
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Có ít nhất bốn nguyên nhân chính khiến Bộ Thương tăng giá điện, theo thông tin ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực trả lời truyền thông Việt Nam.
Thứ nhất là do Luật Thuế Bảo vệ Môi trường chính thức được áp dụng năm 2019 khiến giá than dùng cho sản xuất điện tăng, đẩy chi phí phát điện năm nay tăng thêm 3.000 tỷ đồng.
Thứ hai, giá than được điều chỉnh tăng lần hai đồng thời với giá điện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, khiến chi phí phát điện năm nay tăng thêm 2.000 tỷ đồng.
Thứ ba, Việt Nam không đủ than nội nên phải nhập than ngoại để phát điện, làm tăng thêm chi phí phát điện lên hơn 1.000 tỷ đồng.
Thứ tư, nhiều chi phí của ngành điện hiện được tính bằng ngoại tệ, như vốn vay nước ngoài và giá khí trả bằng đô la. Do đó phải tính thêm vào giá điện các khoản chênh lệch, trượt tỷ giá, đẩy giá điện tăng thêm 1,36%.
Có ít nhất bốn nguyên nhân chính khiến Bộ Thương tăng giá điện, theo thông tin ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực trả lời truyền thông Việt Nam.
Thứ nhất là do Luật Thuế Bảo vệ Môi trường chính thức được áp dụng năm 2019 khiến giá than dùng cho sản xuất điện tăng, đẩy chi phí phát điện năm nay tăng thêm 3.000 tỷ đồng.
Thứ hai, giá than được điều chỉnh tăng lần hai đồng thời với giá điện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, khiến chi phí phát điện năm nay tăng thêm 2.000 tỷ đồng.
Thứ ba, Việt Nam không đủ than nội nên phải nhập than ngoại để phát điện, làm tăng thêm chi phí phát điện lên hơn 1.000 tỷ đồng.
Thứ tư, nhiều chi phí của ngành điện hiện được tính bằng ngoại tệ, như vốn vay nước ngoài và giá khí trả bằng đô la. Do đó phải tính thêm vào giá điện các khoản chênh lệch, trượt tỷ giá, đẩy giá điện tăng thêm 1,36%.
Dân sẽ phải trả thêm bao nhiêu tiền?
Cụ thể, người dân dùng điện sinh hoạt sẽ phải trả ít nhất khoảng 7 ngàn đồng đến 77 ngàn đồng một tháng tùy theo số điện sử dụng.
Với các hộ kinh doanh, ước tính mỗi khách hàng sẽ phải trả thêm ít nhất 500.000 đồng/tháng.
Hộ sản xuất sẽ phải trả ít nhất thêm 869 đồng/tháng.
Hiện Việt Nam vẫn áp dụng cách tính hóa đơn điện theo 6 bậc, thấp nhất 1.678 đồng một kWh và cao nhất 2.927 đồng một kWh đối với giá bán lẻ điện sinh hoạt. Giá điện bán buôn thấp nhất 1.646 đồng một kWh cho số điện từ 0 đến 50 kWh và cao nhất 2.871 đồng cho hộ dùng trên 400 kWh.
Ảnh hưởng ra sao?
Việc tăng giá điện có thể ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống, vẫn theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn được đăng tải trên truyền thông Việt Nam.
Giá điện tăng kéo theo giá thành phẩm tăng, đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Các doanh nghiệp sẽ phải tính toán lại cách sử dụng điện sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ, tận dụng ánh sáng, thông gió tự nhiên, sắp xếp sản xuất theo khung giờ thấp điểm, v.v.. Tuy nhiên việc này lại kéo theo người lao động phải làm ca ba, ảnh hưởng sức khỏe và hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, dù có tiết kiệm, xoay sở đến đâu thì nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, như với ngành dệt may, cần nhiều điện chiếu sáng.
Việc tăng giá điện và mức độ tăng nếu không được tính toán thận trọng sẽ làm tăng thêm gánh nặng chi phí quá lớn lên đầu doanh nghiệp.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47648683
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét