“Ăn vóc, học hay”, ấy là người xưa dạy thế. Nhưng giữa thời buổi người người đang choáng váng với thực phẩm bẩn, rồi sóng gió chao đảo chốn học đường những bạo lực, những quan hệ bất chính, chưa nói sự loay hoay hoay về một bộ sách giáo khoa, thì lời cổ nhân lại càng khó thực hiện.
Nói mãi nơi người, cũng phải đến lúc phê bình chính mình, về một số người cầm bút. Nhưng cũng chỉ tạm nêu mấy điều vụn vặt, nhân Hội báo xuân 2019, phía sau rất nhiều lời ca tụng.
Nói đi nói lại, ngày mỗi ngày, khi mâm cơm của hầu hết mỗi gia đình được dọn lên, VTV lại cho người ta thưởng thức thêm món “phân bón Hà Lan”. Có lẽ đây là một trong những sản phẩm độc đáo nhất thế giới sau “sữa cô gái Hà Lan”.
Nó càng độc đáo hơn bởi cái sự quát tháo, phùng mang trợn mắt của nhân vật quảng cáo. Không biết do nghệ thuật của đạo diễn, chủ ý của doanh nghiệp hay sở thích riêng của ai đó. Dù sao nó cũng đủ làm cho không ít người bị “sốc”.
Rồi đến ngày áo dài, có bao nhiêu ngôn từ có cánh của quý đài, như là niềm tự hào, hãnh diện của cả dân tộc, rồi đặt ra bao yêu cầu lớp trẻ phải phát huy truyền thống của cha anh… Chỉ có điều, những người dẫn chương trình đều diện… váy ngắn.
Giữa một đất nước tự do, chẳng ai dám ngăn cản ai mặc quần dài hay váy ngắn, chỉ có điều nó hợp thời hay không.
Trước đây, dân gian có câu đố vui này: “Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu/ Bên Ta thì có bên Tàu thì không”. Cái gì? Cái váy! Xem ra cũng đầy ngụ ý.
Nhân ngày hội của những người làm báo toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã đến dự và đề nghị các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và những người làm báo lưu ý thực hiện tốt 3 nhiệm vụ, trong đó nhấn mạnh, báo chí phải tập trung tuyên truyền các vấn đề thời sự của đất nước, đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, để tạo niềm tin, sự phấn khởi, lạc quan trong xã hội. Không để tình trạng báo chí giật tít giật gân, kích động, ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển đất nước. Báo chí cần thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan, trung thực, vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, vừa phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng của người dân…
Nhưng điểm qua các mặt báo, thì không khó bắt gặp những hạt sạn không đáng có.
Việc trích dẫn sai lặp đi lặp lại đến khó chịu. Ví như “Ra ngô ra khoai” (Đúng phải là “Ra môn ra khoai”, chứ ngô với khoai thì cần gì phân biệt), hay như “Chân nam đá chân xiêu” vẫn cứ hồn nhiên (“Chân đăm đá chân chiêu” chứ. Đơn giản, “đăm” là “phải”, “chiêu” là “trái”, có thế thôi). Hoặc ngay những cái “tít” vừa nôm na lại không rõ ràng cho lắm: “Đôi vợ 65 tuổi chồng 28 tuổi thụ tinh nhân tạo” (Express, 21/12/2018), “TP.HCM cấm cán bộ đi nước ngoài từ nay đến Tết” (Vietnamnet 20/12/2018). Nó không khác gì “phân bón Hà Lan” bày giữa bữa ăn thịnh soạn.
Việc tuyên truyền về dịch tả lợn châu Phi mặt trước - mặt sau cũng chưa hẳn là kín kẽ.
Có những lỗi chưa hẳn tại truyền thông, nhưng lỗi của báo chí cũng không phải là ít.
Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ TT&TT, và cao hơn là Luật Báo chí, Luật Xuất bản đều có quy định “nhắc nhớ” về những vấn đề này. Báo chí mà tiếng Việt còn sai, nói gì đến sứ mệnh lớn lao của người cầm bút. “Ăn vóc, học hay” mà như thế sao?
Những hạt sạn kia dù nhỏ nhưng đó là biểu hiện một phần của căn bệnh lười biếng, tùy tiện phải dẹp bỏ, chứ không nên ngụy biện, và càng không thể đổ lỗi cho kỹ thuật hoặc dùng ngôn từ thông dụng lâu nay là “lỗi đánh máy”.
Nói mãi nơi người, cũng phải đến lúc phê bình chính mình, về một số người cầm bút. Nhưng cũng chỉ tạm nêu mấy điều vụn vặt, nhân Hội báo xuân 2019, phía sau rất nhiều lời ca tụng.
Nói đi nói lại, ngày mỗi ngày, khi mâm cơm của hầu hết mỗi gia đình được dọn lên, VTV lại cho người ta thưởng thức thêm món “phân bón Hà Lan”. Có lẽ đây là một trong những sản phẩm độc đáo nhất thế giới sau “sữa cô gái Hà Lan”.
Nó càng độc đáo hơn bởi cái sự quát tháo, phùng mang trợn mắt của nhân vật quảng cáo. Không biết do nghệ thuật của đạo diễn, chủ ý của doanh nghiệp hay sở thích riêng của ai đó. Dù sao nó cũng đủ làm cho không ít người bị “sốc”.
Rồi đến ngày áo dài, có bao nhiêu ngôn từ có cánh của quý đài, như là niềm tự hào, hãnh diện của cả dân tộc, rồi đặt ra bao yêu cầu lớp trẻ phải phát huy truyền thống của cha anh… Chỉ có điều, những người dẫn chương trình đều diện… váy ngắn.
Giữa một đất nước tự do, chẳng ai dám ngăn cản ai mặc quần dài hay váy ngắn, chỉ có điều nó hợp thời hay không.
Trước đây, dân gian có câu đố vui này: “Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu/ Bên Ta thì có bên Tàu thì không”. Cái gì? Cái váy! Xem ra cũng đầy ngụ ý.
Nhân ngày hội của những người làm báo toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã đến dự và đề nghị các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và những người làm báo lưu ý thực hiện tốt 3 nhiệm vụ, trong đó nhấn mạnh, báo chí phải tập trung tuyên truyền các vấn đề thời sự của đất nước, đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, để tạo niềm tin, sự phấn khởi, lạc quan trong xã hội. Không để tình trạng báo chí giật tít giật gân, kích động, ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển đất nước. Báo chí cần thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan, trung thực, vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, vừa phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng của người dân…
Nhưng điểm qua các mặt báo, thì không khó bắt gặp những hạt sạn không đáng có.
Việc trích dẫn sai lặp đi lặp lại đến khó chịu. Ví như “Ra ngô ra khoai” (Đúng phải là “Ra môn ra khoai”, chứ ngô với khoai thì cần gì phân biệt), hay như “Chân nam đá chân xiêu” vẫn cứ hồn nhiên (“Chân đăm đá chân chiêu” chứ. Đơn giản, “đăm” là “phải”, “chiêu” là “trái”, có thế thôi). Hoặc ngay những cái “tít” vừa nôm na lại không rõ ràng cho lắm: “Đôi vợ 65 tuổi chồng 28 tuổi thụ tinh nhân tạo” (Express, 21/12/2018), “TP.HCM cấm cán bộ đi nước ngoài từ nay đến Tết” (Vietnamnet 20/12/2018). Nó không khác gì “phân bón Hà Lan” bày giữa bữa ăn thịnh soạn.
Việc tuyên truyền về dịch tả lợn châu Phi mặt trước - mặt sau cũng chưa hẳn là kín kẽ.
Có những lỗi chưa hẳn tại truyền thông, nhưng lỗi của báo chí cũng không phải là ít.
Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ TT&TT, và cao hơn là Luật Báo chí, Luật Xuất bản đều có quy định “nhắc nhớ” về những vấn đề này. Báo chí mà tiếng Việt còn sai, nói gì đến sứ mệnh lớn lao của người cầm bút. “Ăn vóc, học hay” mà như thế sao?
Những hạt sạn kia dù nhỏ nhưng đó là biểu hiện một phần của căn bệnh lười biếng, tùy tiện phải dẹp bỏ, chứ không nên ngụy biện, và càng không thể đổ lỗi cho kỹ thuật hoặc dùng ngôn từ thông dụng lâu nay là “lỗi đánh máy”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét