BOT ở VN khác xa thế giới, do đó mới có chuyện chúng "mọc lên như nấm vì nguồn lợi nhuận khổng lồ". Ở nước ngoài, đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn rất lâu, tỷ suất lợi nhuận rất thấp... Do đó chỉ có những đại gia lớn quá nhiều tiền không biết đầu tư vào đâu đành phải đầu tư vào BOT và chịu sự giám sát chặt chẽ của người dân. Ở VN thì ngược lại. Nguồn vốn đầu tư vào các dự án BOT chủ yếu là nguồn vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay để làm BOT. Vay tín dụng lãi suất ngân hàng mà kinh doanh có lãi, thậm chí siêu lợi nhuận, thì quả là vô lý, trái hoàn toàn với lô gíc và lý thuyết kinh tế. Vậy tại sao các doanh nghiệp BOT của VN lãi lớn và đua nhau đầu tư BOT ? Đó là vì: (i) Không tổ chức đấu thầu rộng rãi mà chủ yếu chỉ định thầu nên các nhà đầu tư đặt giá cao vô tội vạ; (ii) Chỉ định thầu cho các chủ đầu tư hoàn toàn không có năng lực tài chính, kinh tế, kỹ thuật; (iii) Cho phép mua đi bán lại các dự án BOT. Hậu quả là đám quan chức tham nhũng đã chỉ định thầu cho ai đó cần được chia chác (ví dụ cho một ông Ủy viên Bộ chính trị nào đó thông qua DN sân sau của ông ta). DN này hoàn toàn không có năng lực tài chính, kinh tế, kỹ thuật; nhận chỉ định thầu xong, DN sẽ bán lại dự án cho một DN khác (công khai hay ngấm ngầm) lấy tiền chênh lệch đút túi. Quá trình mua bán trao tay cứ như vậy; đến tay DN cuối cùng thì tổng chi phí ăn chia sẽ tăng vọt lên, buộc họ phải thi công dự án với chất lượng kém, đồng thời phải tìm mọi cách thu tiền (hút máu dân) để hoàn vốn càng nhanh càng tốt, nhất là vì sợ rủi ro trong quá trình thu hồi vốn kéo dài hàng chục năm. Vì vậy người dân VN bây giờ bức xúc đến mức cứ nhìn thấy BOT là chửi. Dân càng chửi BOT đám công an càng thích vì xưa nay người dân cứ nhìn thấy CÔNG AN là chửi, nay có thêm thằng hứng đạn hộ, rất may. Nhưng lại rất không may là đám quan chức tham nhũng muốn bảo vệ BOT nên bắt CA ra canh BOT, cấm không cho dân được dừng lại chửi BOT như tình hình mấy hôm nay tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Nhìn thẳng, nói thật: Ai đứng sau dự án BOT gây nhiều tranh cãi?
18/03/2019, Trong những năm qua, các dự án giao thông BOT phát triển mạnh mẽ, mọc lên như nấm vì nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, việc gian lận, thiếu minh bạch từ nguồn vốn đầu tư, nguồn lợi khủng từ việc thu phí tại các trạm BOT đang tạo nên những “làn sóng” bức xúc, gây ra nhiều tranh cãi. Bản chất BOT là gì? Ai đứng sau các dự án BOT? Trên cả nước hiện có 17/88 trạm thu phí BOT đường bộ bất cập về vị trí cần xử lý. Trong số này, có 3 trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án, gồm: Trạm thu phí Tào Xuyên (Thanh Hóa – hiện đã dừng thu); trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh); Trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài.
BOT Cai Lậy thu phí trở lại từ 25.3
BOT là gì?Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư nêu rõ: Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng tại khoản 1, 2 điều 10 của Nghị định 63/2018/NĐ-CP, quy định vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tu như sau: Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo hợp đồng dự án đã ký kết.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư; Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.
Cần phải khẳng định, đầu tư các dự án BOT trong bối cảnh, ngân sách Nhà nước hạn hẹp thì việc đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT là hoàn toàn phù hợp, nhưng phải phù hợp với thực tiễn, đúng bản chất của BOT.
Nói là phù hợp bởi đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vừa góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giám áp lực nợ công, kích cầu đối với sản xuất trong nước. Hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Các dự án BOT khi đưa vào khai thác giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành khai thác, chi phí nhiên liệu, khấu hao phương tiện, tiết kiệm thời gian của người sử dụng đường bộ... Các phương tiện được sử dụng công trình có mức độ phục vụ tốt hơn.
Tuy nhiên, việc thiếu minh bạch, công khai ngồn vốn đầu tư, phương án tài chính hoàn vốn của các dự án BOT, cùng với đó là hàng loạt các hành vi gian lận phí xảy ra trong thời gian vừa qua đã tạo ra làn sóng bức xúc phản đối BOT trong thời gian vừa qua.
Ai đứng sau các dự án BOT?
Khi nói về các dự án BOT, lãnh đạo Bộ GTVT đã từng khẳng định, trong bối cảnh nguồn ngân sách hạn hẹp, việc nhà nước hút vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông là cần thiết. Trong đó, đầu tư các dự án BOT là một chủ trương đúng, cần người dân ủng hộ. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn có một số dự án còn để sai sót, điều này cần có thời gian khắc phục, tháo gỡ”.
Cụ thể, trên cả nước hiện có 17/88 trạm thu phí BOT đường bộ bất cập về vị trí cần xử lý. Trong số này, có 3 trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án, gồm: Trạm thu phí Tào Xuyên (Thanh Hóa – hiện đã dừng thu); trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh); Trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài.
Điều đáng phải bàn là, dù nói doanh nghiệp đầu tư dự án BOT nhưng thực chất vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này lại rất thấp so với mức đầu tư ban đầu. Đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư vào các dự án BOT chủ yếu là nguồn vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu vay để làm BOT.
Còn nhớ năm 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng nêu về thực trạng việc cho các doanh nghiệp đầu tư dự án BOT, BT giao thông vay vốn và giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng các dự án này.
Đồng thời khẳng định: Hiện nay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng mức đầu tư dự án BOT chỉ cần 10 -15% và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, các dự án BOT giao thông, tồn tại một số khó khăn và nhiều rủi ro.
Trong đó, số liệu được đưa ra, đến cuối tháng 9.2017, dư nợ đối với các dự án BOT, BT giao thông đã đạt 90.311 tỷ đồng, tăng 3,53% so với cuối năm 2016 và chiếm tỷ trọng 1,46% tổng dư nợ.
Từ đó, có thể xác định vai trò của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng là rất lớn trong việc đầu tư các dự án BOT. Trong đó, cũng phải kể đến hàng loạt ngân hàng 100% vốn Nhà nước như: Viettinbank, Agribank, VDB đã hỗ trợ vốn cho nhiều dự án BOT.
Còn nữa...
Thế Anh
http://m.danviet.vn/kinh-te/nhin-thang-noi-that-ai-dung-sau-du-an-bot-gay-nhieu-tranh-cai-964226.html?fbclid=IwAR2KiRlihjlQ6-Y1SS5DNsHGIPherRuJrOijeceR8PNByvpnjJv3K1iqPUM
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét