Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Vài nhời với Nhị Lê, phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản


FB Lưu Trọng Văn

 - Gã rất chia sẻ những đau đáu lo toan của ông Nhị Lê về vận đảng của mình trước “đảng nạn” tham nhũng. Gã dùng từ “đảng nạn” chứ không phải “quốc nạn”, vì đảng và quốc gia là hai chủ thế khác nhau. Một chủ thể là một thành viên của quốc dân mang tính nhất thời, một chủ thể là toàn thể quốc dân mang tính vĩnh viễn. Chính vì tư duy rạch ròi không đồng nhất đảng với dân tộc, quốc gia như bất cứ nước dân chủ, văn minh nào trên thế giới, gã cho rằng câu hỏi “đất nước sẽ ra sao?”, “dân tộc sẽ ra sao?” nếu đảng nào đó không còn vai trò lãnh đạo nữa không có gì là nghiêm trọng, nguy hiểm cả. Bởi câu trả lời cực kì đơn giản: Hãy để cho nhân dân lựa chọn! Nhân dân sẽ chọn ra tổ chức và người lãnh đạo thích hợp của mình ngay lập tức để thay thế tổ chức và người lãnh đạo nào không còn thích hợp nữa. Đó là quy luật muôn đời.
Gã cho rằng trong lịch sử của tạp chí Học tập trước đây, tạp chí Cộng sản hiện nay hiếm có một nhà báo, một nhà lý luận mang tính thực tiễn và thẳng thắn, xuất sắc như Nhị Lê. Nhiệt huyết cùng vận nước mà ông là một công dân có nghĩa. có khí và nhiệt huyết cùng vận đảng mà ông là một đảng viên trung thành với lí tưởng của đảng. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News xung quanh vấn đề chống tham nhũng, ông đưa ra một loạt nhận định:

“Không dừng ở nguy cơ, mà hiện thời tham nhũng đã thành sự thật đau lòng và nguy cấp: Quốc nạn hiện thực. Nó len lỏi trên khắp các lĩnh vực, lan rộng các phương diện, chui vào khắp các cấp và ở hiện diện hoặc tàng hình ở đủ hạng người. Ai cũng thấy.
… Trong đó, biểu hiện tinh vi nhất của tham nhũng là nguy cơ cát cứ hóa đường lối cách mạng của Đảng, hay nói cách khác, đó chính là vấn đề tham nhũng quyền lực chính trị.

Khi nói đến vấn đề lợi ích nhóm hay là các nhóm lợi ích trong Đảng chính là đang nói đến nguy cơ về sự phân liệt về chính trị trong Đảng… 


Tôi không thể hình dung ra được, trong Đảng lại xuất hiện bao nhiêu bè nhóm, đẳng cấp. Nói rộng ra, tôi không thể hình dung ra được một đất nước mà có tới cả hàng chục, thậm chí trăm “sứ quân” – “nhóm lợi ích”.

Gã xin dừng khúc này để chen vào lời bình:

Chọn lựa thế nào đây một bên là một đảng không cơ chế kiểm soát dẫn đến đất nước bị cát cứ bởi hàng trăm sứ quân- tập đoàn lợi ích ( gã không dùng chữ “nhóm lợi ích” vì nó không đủ để mô tả về tầm mức, quy mô của bọn cùng chung lợi ích bẩn thỉu ăn cướp mồ hôi và xương máu của nhân dân) và một bên là rạch ròi công khai, minh bạch nhiều đảng cạnh tranh trên nền tảng hiến pháp và pháp luật, giám sát nhau chặt chẽ để không thể có cơ hội sinh sôi nảy nở các sứ quân hỗn loạn và các tập đoàn lợi ích phản dân?

Ông Nhị Lê nói tiếp:

“Về mặt đạo lý, nếu Đảng ta là “đứa con nòi” của nhân dân lao động, sống và trưởng thành trong lòng nhân dân, mà bị chia rẽ năm bè bảy mảng, không còn là một khối thống nhất nữa, thì dân tộc Việt Nam ra sao; và những đảng viên của Đảng liệu có còn xứng đáng là những “đứa con” của dòng giống Lạc Hồng nữa không?

“Quốc nhục” là Việt Nam bị tổn thương, “quốc sỉ” là Việt Nam bị xâm hại, liêm sỉ mỗi người Việt Nam có còn không? Lúc ấy, liệu có còn xứng đáng là nòi giống Việt Nam ta nữa hay không? Dân tộc bị nô lệ, mỗi người sẽ là vong quốc nô, sớm muộn là chuyện nhãn tiền.

Nếu sự tan vỡ về mặt chính trị cộng với tan vỡ về tổ chức thì Đảng Cộng sản không còn là đảng nữa, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc không còn vai trò lãnh đạo đất nước được nữa. Đất nước sẽ ra sao? Dân tộc sẽ ra sao? Chẳng cần nói thêm, cũng quá rõ. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Sự quyết liệt hiện nay là ở đó!”

Gã xin được cắt lời tiếp ở đây.

Gã rất chia sẻ những đau đáu lo toan của ông Nhị Lê về vận đảng của mình trước “đảng nạn” tham nhũng. Gã dùng từ “đảng nạn” chứ không phải “quốc nạn”, vì đảng và quốc gia là hai chủ thế khác nhau. Một chủ thể là một thành viên của quốc dân mang tính nhất thời, một chủ thể là toàn thể quốc dân mang tính vĩnh viễn. Chính vì tư duy rạch ròi không đồng nhất đảng với dân tộc, quốc gia như bất cứ nước dân chủ, văn minh nào trên thế giới, gã cho rằng câu hỏi “đất nước sẽ ra sao?”, “dân tộc sẽ ra sao?” nếu đảng nào đó không còn vai trò lãnh đạo nữa không có gì là nghiêm trọng, nguy hiểm cả.

Bởi câu trả lời cực kì đơn giản: Hãy để cho nhân dân lựa chọn! Nhân dân sẽ chọn ra tổ chức và người lãnh đạo thích hợp của mình ngay lập tức để thay thế tổ chức và người lãnh đạo nào không còn thích hợp nữa.

Đó là quy luật muôn đời.

*** 

Chiều nay, một chú em của gã là một sĩ quan an ninh vừa về hưu ghé gã. Chú bảo vừa dự cuộc họp của đảng viên trong quận về. Gã hỏi, có gì mới không? Chú bảo toàn một giọng tuyên truyền thắng lợi cũ rích như xưa nay. Nhiều người…ngáp.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: