Theo báo cáo dự đoán của Công ty nghiên cứu thị trường IDC công bố hôm 30/1, dự tính đến năm 2022, số camera giám sát của Trung Quốc được lắp đặt sẽ đạt con số 2,76 tỷ chiếc. Theo con số dự tính này, với dân số gần 1,4 tỷ người thì trung bình mỗi người Trung Quốc sẽ bị giám sát bởi 2 camera. Báo cáo này còn chỉ ra, trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục chi khoảng 30 tỷ Đô la Mỹ để nâng cấp công nghệ theo dõi các hoạt động của người dân.
Theo Đài Á châu Tự do (RFA), Trung Quốc đã trở thành thị trường công nghệ giám sát lớn nhất thế giới. Công ty nghiên cứu IHS Markit dự đoán, sẽ có khoảng 3/4 máy chủ trên toàn cầu dùng để tìm kiếm khuôn mặt trong video sẽ được Trung Quốc mua.
Bản tin của RFA dẫn nguồn tin hôm 30/1 của trang tin Jieamian tại Thượng Hải cho biết, IDC dự đoán, đến năm 2022, số lượng camera giám sát được lắp đặt tại Trung Quốc sẽ đạt con số 2,76 tỷ chiếc.
Về vấn đề này, nhà hoạt động đòi quyền lợi Khương Quốc Thần (Jiang Guochen) tại Long Khẩu tỉnh Sơn Đông cho biết, “Tiêu tốn số tiền lớn để giám sát và kiểm soát internet rốt cuộc là vì lợi ích của dân chúng hay là vì để duy hộ lợi ích của các nhóm lợi ích ?”
Ông nói, “Năm 2017 tôi lên Bắc Kinh kêu oan, bị nhân viên tiếp nhận kêu oan đánh hai người chúng tôi đến nỗi bị thương, phải nằm tại Bệnh viện Thiên Đàn Bắc Kinh. Trong đó có một người bị đánh gẫy xương, chúng tôi nhiều lần báo cảnh sát, nhưng không có người nào thụ lý. Cảnh sát nói với chúng tôi rằng camera giám sát bị hỏng.”
Sau khi hệ thống camera giám sát Sky Net của Trung Quốc được xây dựng xong, lại có một dự án khác lấy nông thôn làm mục tiêu có tên “Công trình Tuyết sáng” được triển khai vào năm ngoái, đồng thời lần đầu tiên được đưa vài “văn kiện số một” của Trung ương. Một doanh nghiệp ở Quảng Đông đã giới thiệu hệ thống giám sát cho “Công trình Tuyết sáng”, đó là lợi dụng máy truyền hình trong nhà và điện thoại thông minh làm thiết bị giám sát trong từng hộ gia đình.
Một nữ tín đồ Cơ Đốc giáo ở Quảng Đông cho biết, ở địa phương bà chỗ nào cũng có camera: “Hiện nay đều là như thế, ở đâu cũng bị giám sát. Và cảnh sát chỉ dùng nó để xử lý những người có ảnh hưởng. Còn đối với những kẻ lừa đảo thông thường, người dân bị lừa gạt, thì họ sẽ không quan tâm. Loại giám sát này chắc chắn không phải để bảo vệ người dân, mà để bảo vệ chính quyền của họ.”
Nhiều người cho rằng, Trung Quốc giống như một nhà giam khổng lồ, bên cạnh việc đi đâu cũng có camera theo dõi, ngay cả nội dung trên Wechat cũng bị theo dõi, điện thoại bị nghe lén dù là trong trạng thái tắt máy; trên đường phố, cảnh sát đều có thể chặn bất cứ người nào để kiểm tra điện thoại. Nói một cách cường điệu hơn, chính quyền Trung Quốc đã biến đất nước Trung Quốc thành một quốc gia đáng sợ giống như tiểu thuyết “1984” của George Orwell!
Có cư dân mạng nói: “Camera được lắp đặt dày đặc như thế, vậy mà mỗi năm vẫn có nhiều trẻ em mất tích không tìm được, có nhiều phụ nữ bị lừa bán. Có lẽ hệ thống giám sát chính là công cụ để duy trì ổn định chính trị chứ không phải là công cụ để tấn công tội phạm và bảo vệ trị an!”
Cũng có cư dân mạng nói: “Trung Quốc đầu tư lớn vào Sky Net, mục đích đầu tiên không phải là phá các vụ án liên quan đến các vụ án mua bán ma túy, trộm cắp, mua bán phụ nữ, mà là để giám sát người dân! Trước giờ họ không nói về việc Sky Net làm thế nào để phát hiện nhóm người kêu oan và bắt giữ người bất đồng chính kiến, kiểm soát khu vực nhạy cảm, nhưng đó mới chính là mục đích của Sky Net.”
Trí Đạt / Trithucvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét