Tại Trung Quốc, Wechat phổ biến đến mức đâu đâu cũng có người dùng, nó đã trở thành xương sống của truyền thông của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì thế mà cảm thấy đe dọa và muốn kiểm soát chặt hơn, đồng thời cũng muốn dùng lượng dữ liệu khổng lồ từ Wechat để kiểm soát người dân.
Ảnh minh họa từ Getty Images
Theo The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Wechat hiện có khoảng 1 tỉ người dùng, mấy năm gần đây Wechat đã trở thành kênh thông tin chủ yếu của cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan tại Trung Quốc. Điều này khiến Tencent (công ty sở hữu Wechat) trở thành công ty truyền thông hàng đầu, và ĐCSTQ đã quá quen với việc kiểm soát chặt chẽ kênh thông tin liên lạc này.
Wechat là một phần mềm miễn phí cung cấp các dịch vụ thông tin đối với người dùng điện thoại thông minh của Công ty Tencent. Người dùng sẽ sử dụng Wechat để nhắn tin, thanh toán hóa đơn, giải trí và chơi trò chơi, hoặc là chia sẻ thông tin và quan điểm. Tuy nhiên ĐCSTQ lo lắng Wechat bị dùng để truyền bá những luận điệu chống lại chính quyền và dùng tên giả để lên mạng làm những hoạt động bất đồng chính kiến.
ĐCSTQ kiểm soát chặt Wechat
Theo Luật an ninh mạng của Trung Quốc, Tencent sẽ phụ trách xóa bỏ những nội dung “phi pháp” trên trang web của mình và trên các nền tảng khác do mình quản lý, bao gồm bất cứ nội dung nào làm nguy hại đến “lợi ích quốc gia”, tổn hại đến “thống nhất quốc gia”. Tencent đã từng bị phạt ít nhất 2 lần vì bất lực trong vấn đề kiểm soát nội dung.
Wechat cũng đã đưa ra biện pháp bằng cách ngăn chặn người dùng lợi dụng nền tảng này để tạo nhóm lớn. Đây cũng có thể là nguyên nhân mà ĐCSTQ chặn các mạng xã hội như Facebook, Twitter.
Trên Wechat, nhóm chat bị giới hạn dưới 500 thành viên, khi một nhóm nào đó có trên 100 người, thì mỗi thành viên mới đều phải được xác nhận số điện thoại.
Rất nhiều người Trung Quốc tin rằng, Wechat bị chính quyền giám sát. Nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền tại Trung Quốc nói, họ từng đăng một số ngôn luận riêng tư trên Wechat, thì bị chính quyền hỏi thăm.
Nhà hoạt động Hồ Giai chia sẻ với WSJ, ông dùng chức năng thanh toán di động trên Wechat để mua một cái súng cao su, kết quả bị an ninh đến hỏi thăm xem có phải ông muốn bắn camera giám sát ở bên ngoài chung cư nơi ông ở hay không.
Hồ Giai nói, “kinh nghiệm chứng minh, Wechat hoàn toàn để lộ thông tin cho chính quyền”, đặc biệt là với những người nằm trong danh sách bị chính quyền giám sát, “mỗi người đều có một gián điệp đang theo dõi họ. Gián điệp này chính là điện thoại thông minh.”
Tencent nói họ không lưu giữ thông tin người dùng Wechat trên máy chủ, chính quyền không thể có được những thông tin này. Tuy nhiên, thông tin trên Wechat không được mã hóa. Theo người nắm rõ tình hình cho biết, khi bị cảnh sát yêu cầu, Tencent có thể lưu lại những thông tin này, đồng thời giao cho chính quyền.
Người thạo tin còn nói, thông tin về Wechat bị chính quyền Trung Quốc theo dõi đã ngăn cản Wechat mở rộng phát triển ra ngoài Trung Quốc.
Tất cả các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, bao gồm cả Tencent và Alibaba, đều bị chính quyền kiểm duyệt. Tuy nhiên sự kiểm duyệt đối với Tencent thì mạnh hơn, bởi vì nó đóng vai trò là mạng xã hội trên internet.
“Alibaba chỉ là một trang web phục vụ người dùng để họ mua hàng trên đó”, “Tencent thì khác, bởi vì nó có chức năng tuyên truyền bà truyền bá thông tin”, Giáo sư Xã hội học tại Đại học Công nghệ Hồng Kông Đinh Học Lương nói.
Bên cạnh việc chính quyền làm nghiêm trong vấn đề sàng lọc thông tin, CEO của Tencent là Mã Hoa Đằng cũng là người có liên hệ giữa các cơ quan giám sát của chính quyền Trung Quốc. Mặc dù ông không phải là đảng viên ĐCSTQ, nhưng lại là Đại biểu Nhân đại toàn quốc.
Người nắm rõ tình hình cho biết, Mã Hoa Đằng và lãnh đạo cấp cao khác trong công ty đang bỏ ra nhiều thời gian hơn nữa để thỏa mãn yêu cầu của chính quyền. Ban giám đốc thường xuyên thảo luận về các thay đổi trong vấn đề giám sát của chính quyền xem thay đổi nào có thể ảnh hưởng đến sản phẩm của Tencent.
Một lãnh đạo cấp cao của Tencent chia sẻ với WSJ có nhắc đến vai trò của Mã Hoa Đằng khi tiếp xúc với quan chức chính phủ đã nói: “Ông ấy là người hướng nội, ông ấy chấp nhận những việc mà ông ấy cần làm”. Vị này còn nói, thực tế, Mã Hoa Đằng càng muốn chìm trong công việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc bị ràng buộc với chính quyền ĐCSTQ
Theo WSJ, để giám sát công dân trong nước, chính quyền Trung Quốc đang xây dựng hệ thống công nghệ cao tiên tiến trên thế giới, trong đó có hệ thống camera, công nghệ nhận dạng khuôn mặt và hệ thống máy tính khổng lồ. Trọng tâm của kế hoạch này chính là các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, họ sẽ công khai làm tai mắt cho chính quyền Trung Quốc trên không gian mạng.
Bao gồm cả các công ty như Alibaba, Tencent, Baidu cũng bị chính quyền yêu cầu phối hợp trợ giúp tìm kiếm tội phạm hình sự, bịt miệng những nhà bất đồng chính kiến. Công nghệ của họ cũng bị dùng trong việc xây dựng mạng lưới giám sát đô thị.
Alibaba có một nhóm nhỏ phụ trách giám sát lưu lượng truy cập của người dùng, gọi là “Cục thần thuẫn Ali”. Cục này cho biết đã hợp tác và trợ giúp cảnh sát xử lý hàng ngàn vụ án.
Trong một quốc gia mà ĐCSTQ kiểm soát hệ thống pháp luật và quyền kinh doanh của các doanh nghiệp, những công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc không có lựa chọn nào khác, bị ép buộc phải phối hợp cùng với ĐCSTQ.
Giáo sư Chính trị học Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin) công tác tại Học viện Claremont Mckenna tại Mỹ nói, “công ty lớn có thể trở thành những nạn nhân bị cưỡng hôn”.
==================
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét