Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

NHÂN SĨ TRÍ THỨC TIẾP TỤC GỬI KIẾN NGHỊ LÊN CHỦ TỊCH NƯỚC



Kiến nghị gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang

20-7-2018

Ngày 17.7.2018 Văn phòng Chủ tịch Nước đã có công văn số 847/VPCTN-PL thông báo ý kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Chánh an TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo, kiểm tra việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án đối với ông Đặng Văn Hiến và báo cáo Chủ tịch Nước.

Chúng tôi, những nhân sĩ, trí thức cũng như tất cả những người Việt Nam yêu nước, khát khao công lý, thượng tôn pháp luật khác, thiết tha quan tâm đến vận mệnh của người dân đã ký vào Kiến nghị giảm án tử hình cho ông Đặng Văn Hiến do các luật sư đề xuất được đăng trên trang hopecom.org ngày 15.7.2018 trân trọng hoan nghênh quyết định đó của Chủ tịch Nước.

Chúng tôi hy vọng rằng, bằng sự cẩn trọng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của sự việc, do bị dồn ép bức xúc từ nhiều năm, đẩy tới bước đường cùng bởi người của Công ty Long Sơn dựa vào thế lực bảo kê đã quá ngang ngược và hung hãn, dẫn tới hành động bột phát của Đặng Văn Hiến, Chủ tịch Nước sẽ chấp nhận đơn xin ân giảm của ông Hiến.

Trong một quốc gia biết thượng tôn pháp luật thì án tử hình là một hình thức răn đe buộc phải có để loại bỏ ra khỏi xã hội những hành vi và ý định thực hiện hành vi thú tính không còn tính người. Song hiện nay trên thế giới, một số quốc gia đã loại bỏ khung tử hình trong hình phạt do trình độ văn minh và an toàn xã hội mà họ đã đạt được.

Việt Nam chưa thể thực hiện được điều ấy vì nhiều lý do, nhưng với việc thực hiện án tử hình đứng vào hàng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Iran là điều đáng phải suy nghĩ. Chỉ riêng trong tháng Hai 2017, truyền thông Việt Nam công bố số liệu của Bộ Công an, theo đó đã có 429 người bị tử hình trong thời gian từ tháng Tám 2013 cho tới tháng Sáu 2016, tức là trung bình 147 trường hợp mỗi năm [theo Amnesty International – Tổ chức Ân xá Quốc tế].

Dù được giải thích theo kiểu nào thì trước mắt của thế giới văn minh, đây là một điều đáng buồn cho hình ảnh một quốc gia đã có bề dày văn hiến. Trường hợp Đặng Văn Hiến, dân tộc Nùng, một người phạm tội đã tự nguyện ra đầu thú, lại càng phải được nhìn nhận một cách thỏa đáng.  Cảnh ông Hiến ra đầu thú hôm 29/10 được báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh miêu tả là “rất đông người dân đã đến không phải vì hiếu kỳ mà để ôm chia tay Đặng Văn Hiến, một trong những bị can gây ra vụ nổ súng. Hiến khóc, những người dân Đắk Nông cũng khóc“. Điều này cho thấy việc loại ông Hiến ra khỏi đời sống xã hội là không đạt được mục đích mà pháp luật Việt Nam từng nêu ra như mục đích răn đe, mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội. Ngược lại, đó là một việc thất nhân tâm làm xói mòn thêm lòng tin của nhân dân vào pháp luật.

Chúng tôi trông đợi vào sự sáng suốt của Chủ tịch Nước.

Cùng với việc cứu xét bản án tử hình của ông Đăng Văn Hiến, chúng tôi cũng thiết tha đề nghị Chủ tịch Nước quan tâm xem xét đến bản án bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh [còn gọi là Mẹ Nấm]. Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm 10 năm tù, bà Quỳnh kháng cáo toàn bộ bản án vì cho rằng bản thân không chống phá Nhà nước. Ngày 30-11, TAND Cấp cao đã xét xử phúc thẩm và bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 88, Bộ Luật Hình sự. Theo các luật sư tham gia bào chữa cho bà Quỳnh thì bản án này “không khách quan”, thậm chí còn “nặng hơn cả án giết người”.

Phải chăng bằng bản án phi lý này, ai đó muốn răn đe những người còn nuôi ý định đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi công lý như “Mẹ Nấm”. Dư luận trong và ngoài nước rất bức xúc về tình trạng của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh người mẹ có hai con nhỏ đang phải nhờ bà chăm sóc khi mẹ bị tống giam trong tù. Theo bà Nguyễn Tuyết Lan, người bà đang nuôi hai cháu, mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết thì “Mẹ Nấm” đã tuyệt thực lần thứ 3 trong trại giam số 5, Thanh Hóa từ ngày 06 tháng 07 năm 2018.

Lý do Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tuyệt thực vì:
  • bị hành hạ cả ngày lẫn đêm bởi những tù thường phạm chung buồng giam luôn gây sự và chửi rủa với những ngôn từ rất tệ hại và kinh khủng,
  • đã bị ngộ độc thức ăn rất nhiều lần,
  • điều kiện trại giam hết sức tồi tệ, đe dọa đến tính mạng của tù nhân. Giám thị trại giam không giải quyết yêu cầu về an toàn cá nhân mà còn cố tình làm cho sự việc trở nên tồi tệ và trầm trọng hơn nhằm thực hiện một mưu toan nào đó.
Đến hôm nay, ngày 20 tháng 07 năm 2018, Quỳnh đã tuyệt thực 14 ngày. Việc tuyệt thực này sẽ tác hại lớn đến sức khỏe của người tù đang là mẹ của hai con nhỏ cần được chăm sóc. Công luận quốc tế đặc biệt quan tâm theo dõi số phận tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người vừa được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) có trụ sở ở New York, cũng vừa được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một hình ảnh tiêu biểu cho nhân quyền và cuộc đấu tranh để bảo vệ giá trị thiêng liêng ấy.

Bỏ tù, hành hạ và làm nhục phẩm giá của người phụ nữ kiên cường đó bởi một bộ máy bạo lực khi đã bắt giam và kết án tù rất phi lý và nghiệt ngã, lại còn dùng những thủ đoạn xấu xa nhằm uy hiếp để mong khuất phục ý chí của người phụ nữ ấy là một việc đáng xấu hổ đối với một quốc gia đang cố gắng hội nhập với thế giới văn minh nhằm phát triển đất nước của chính mình.

Đặc biệt là khi Việt Nam đang khẩn trương và tích cực phấn đấu để được tham gia vào Hiệp định Thương Mại Tự do Viêt Nam-EU (EVFTA) thì cải thiện hình ảnh nhân quyền của Việt Nam là một nhân tố quan trọng không thể thiếu.

Vì lợi ích và danh dự của dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Chủ tịch Nước, với thẩm quyền được trao theo quy định của Hiến pháp, xem xét lại các bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ra lệnh đình chỉ ngay những đối xử vô nhân đạo của nhà tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Kỳ vọng vào lòng nhân đạo của một vị Chủ tịch Nước, chúng tôi cũng kỳ vọng vào sự can thiệp của Chủ tịch để có thể chấm dứt hành động tuyệt thực của tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cải thiện chế độ giam giữ, đối xử với tù nhân, tiến tới xỏa bỏ bản án phi lý và thất nhân tâm đối với một người phụ nữ Việt Nam đang được thế giới chăm chú khâm phục theo dõi.

Kính gửi Chủ tịch Nước lời chào trân trọng.

Ngày 19.7.2018

Những người ký tên vào Kiến Nghị gửi Chủ tịch Nước:
  1. Nguyễn Đình Đầu, nhà Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa
  2. Tương Lai, nguyên Thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
  3. Lê Công Giàu, tù chính trị trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn TNCS TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Savimex.
  4. Huỳnh Tấn Mẫm, đại biểu Quốc hội khóa VI, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh niên, hiện là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh.
  5. Huỳnh Kim Báu, tù chính trị Côn đảo trước 1975, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức miền Nam Việt Nam trước 1975, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Sài Gòn sau 1975.
  6. Bùi Tiến An, tù chính trị Côn đảo trước 1975, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Tp HCM
  7. Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giámmục Giáo phận Vinh
  8. Gbt Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
  9. Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp, tpHCM
  10. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài Gòn
  11. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, nguyên cựu dân biểu chế độ Sài Gòn
  12. Trần Thế Việt, cựu bí thư Thành ủy ĐCSVN thành phố Đà Lạt
  13. Lê Thân, tù chính trị Côn đảo trước 1975, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng
  14. Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng
  15. Tô Lê Sơn, kỹ sư, Sài Gòn
  16. Hoàng Dũng, Pgs, Ts, tp HCM
  17. Hoàng Hưng, nhà thơ, tpHCM
  18. Hoàng Lại Giang, nhà văn
  19. Vũ Trọng Khải, PGS-Ts, chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp
  20. Cao Lập, tù chính trị Côn đảo trước 1975, hưu trí
  21. Nguyễn Thu Giang, cựu Phó Giám đốc Sở Tư pháp
  22. Trần Rạng, nhà giáo, hưu trí
  23. Nguyễn Văn Kết, nguyên Thứ ký của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ
  24. Nguyễn Sỹ Kiệt, TSKH, cán bô dầu khi đã về hưu
  25. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do tpHCM
  26. Lại thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, tpHCM
  27. Phạm Đình Trọng, nhà văn
  28. Vương Đình Chữ, nhà báo
Đang ở nước ngoài
  1. Lê Văn Tâm, Ts hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật.
  2. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris, Pháp
  3. Phan Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris, Pháp
Đang tiếp tục lấy chữ ký của tp HCM và các nơi khác

Đang lấy chữ ký của Hà Nội
  1. Trần Đức Nguyên, cựuTrưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
  2. Nguyễn Khắc Mai, Giám đôc Trung tâm Minh Triết. Hà Nội
  3. Phạm Khiêm Ích, PGS, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin,UBKHXHVN
  4. Nguyễn thị Ngọc Trai, nhà văn, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam
  5. Nguyễn thị Ngọc Toản, Đại tá, GsBs,nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản BV108
  6. Nguyễn Xuân Diện, tiến sĩ, Hà Nội.
Đề nghị những người ký tiếp hãy ghi đầy đủ tên và chức danh vào địa chỉ sau đây: 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: