Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Bóng ma của Hà Minh Thành :


 trang Phạm Viết Đào loan tin Hà Minh Thành đã mất 2 năm trước

Trong bài viết vừa đưa lên trang của mình, ông Phạm Viết Đào có viết:
"Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010.
Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994.
Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984…".

Như vậy, theo tin ông Đào vừa đưa ra, thì:

1). Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê Phú Yên, sang Nhật trước 1975.

2). Hà Minh Thành đã lấy vợ Nhật. Vợ của HMT là con gái của ông ISHII Hajime - người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật đến năm 1994.

3). Hà Minh Thành đã cộng tác với BBC năm 1984. Cũng đã hợp tác với Phạm Viết Đào trong việc cung cấp thông tin về cuộc chiến Lão Sơn.

4). Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm. Tức là khoảng năm 2016.

Đại khái là như vậy. 

Vẫn luẩn quẩn là bóng ma của Hà Minh Thành. Có thể đọc thêm ở đây (tháng 6 năm 2017), ở đây(tháng 10 năm 2017),  ở đây và ở đây (tháng 3 năm 2014) với nguồn thực sự ở đây (đã lên mạng từ tháng 12 năm 2009).

Dưới là lưu bài của Phạm Viết Đào vừa lên vào ngày 27/7/2018.









---


TƯ LIỆU


.


1. Chép nguyên xi bài của Phạm Viết Đào

"
THỨ SÁU, 27 THÁNG 7, 2018

2 MÁY BAY VN RƠI 26/7/2018, TRÙNG NGÀY ÂM CỦA CHIẾN DỊCH MANG MẬT DANH MB 84 TÁI CHIẾM LÃO SƠN THẤT BẠI ( 12/7/1984) …

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho máy bay Su 22 rơi ở Nghĩa Đàn

-Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là “MB84, thu hồi lãnh thổ” đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả Tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp quân báo VN phản bội?
-Hệ lụy quân sự của việc Trung Quốc chiếm Lão Sơn:
“…Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này.”
Giấy báo tử gửi về quê nhà một người lính Việt Nam
Đồng đội cũ của LS Phạm Hữu Tạo, E 876 và gia đình thắp hương nhân ngày giỗ 14/6 ( âm lịch) 2017...
Trưởng Ban Đối ngoại TW Đảng Trần Đức Lợi, đứng sau tấm biển 200.000 USD tặng cho huyện Ma Lật Pha ngày 23/7/2018 ( tức 11/6 âm lich), trước ngày giỗ trận Vị Xuyên 3 ngày. Ma Lật Pha là nơi có nghĩa trang chôn 9000 tên lích Trung Quốc xâm lược Vị Xuyên, Hà Giang?
Phải chăng đây là món quà Việt Nam mang sang để cúng -tạ những tên lính TQ xâm lược?

Gần một ngàn binh lính TQ bị chết trên mặt trận 1509 năm 1984 chôn cất trong nghĩa địa Ma Li Pho
Nghĩa trang Ma Lật Pha nơi chôn 9000 lính Trung Quốc xâm lược VN?

Hôm qua, 2 máy bay của không quân Việt Nam đã bị rơi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An trong khi bay luyện tập. Đây là 2 máy bay thuộc diện hiện đại, ít bị tại nạn của 1 đơn vị không quân được đánh giá là tinh nhuệ nhất…Hai phi công: 1 đeo lon trung tá, một đeo lon thượng tá vào diện kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm bay của không quân Việt Nam…
Hàng năm gia đình tôi vẫn tổ chức làm giỗ cho chú em ls Phạm Hữu Tạo, đại đội 2, tiểu đoàn 1, sư 356, hy sinh trong buổi sáng 12/7/1984 khi tham gia đánh cao điểm 772 theo ngày âm, tức ngày 14/6 hàng năm; Hôm qua tôi thắp hương giỗ, khấn mời chú em Phạm Hữu Tạo về đúng thời khắc 2 máy bay của không quân Việt Nam rơi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An…
Địa điểm 2 máy bay rơi cách quê tôi huyện Tân Kỳ khoảng 40 km; Tân Kỳ là nơi khai sinh ra Sư đoàn 356, tiền thân là sư đoàn 316 B năm 1975.
Sư đoàn 316 này nổi tiếng trong chiến tranh chống Pháp, tham gia đánh Điện Biên Phủ với chính ủy là Chu Huy Mân, Đại đoàn trưởng, (thời điểm đó gọi là đại đoàn) là Vũ Lập, thời điểm 1984 là Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 2, địa bàn xảy ra cuộc chiến Lão Sơn…
Lập ra Sư đoàn 316 B để tập hợp con em Nghệ Tĩnh chuẩn bị cho chiến dịch Mùa xuân 1975 tiến đánh Buôn Ma Thuột…Sau đó 316 B được đổi thành 356…

Một  vài sự trùng lặp:
-Chiến dịch mang mật danh MB 84, Bộ tổng tham mưu Việt Nam vạch kế nhằm tái chiếm lại một số cao điểm tại khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang bị Trung Quốc xâm chiếm trong 4/1984,trong đó có Cao điểm 1509 tại khu vực Thanh Thủy…
Những trận đánh nổ ra dằng dai trong gần 10 năm tại các cao điểm của khu vực Thanh Thủy của bộ đội Việt Nam tìm cách đẩy lùi 50 vạn quân Trung Quốc lấn chiếm; phía Trung Quốc đặt tên chung các trận đánh tại đây là “ Cuộc chiến Lão Sơn”…
Trong chiến dịch này, phía Việt Nam huy động 6 trung đoàn của 5 sư đoàn có danh tiếng trong chiến tranh chống pháp và chống Mỹ tham chiến: Sư đoàn 316, 1 trung đoàn; Sư 356, 2 trung đoàn; Sư 313, 1 trung đoàn pháo binh; Sư 312, Sư 314…
Theo thông tin, trận mở màn 12/7/1984, tức 14/6 âm, phía Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu chiến dịch: đẩy lùi quân Trung Quốc sang phía bên kia biên giới từng được hoạch định từ thời Pháp-Thanh…
Thiệt hại nặng nề nhất là sư đoàn 356, trên 600 bộ đội chiến sĩ đã hy sinh, riêng tiểu đoàn 1 của trung đoàn 876, sư 356 của chú em tôi thì hy sinh gần hết…2 chiếc máy bay rơi hôm qua 26/7/2018 gần nơi thành lập sư đoàn 356, tiền thân 316 B chỉ cách quãng 40 km?
Nhân sự trùng lặp không rõ vô tình hay ngẫu nhiên này, xin trích một  vài đoạn trong bài “Giao tranh đẫm máu tại cao điểm 1509 (Lão Sơn), Thanh Thủy, Hà Giang năm 1984”- Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản – Đại học Phòng vệ của Nghiên cứu viên Nakamura Masanori, Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội…
Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010.
Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994.
Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984…
Vòng hoa của trời dịp giỗ trận 12/7/2017 ( 14/6/âm) Phạm Viết Đào chụp được trước cửa nhà tại Tân Kỹ Nghệ An năm 2017...
Trận chiến Lão Sơn
Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản
Nghiên cứu viên Nakamura Masanori

Trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Chiến dịch này quân đội Việt Nam đã tấn công vào 5 cao điểm: 772, 685, 1030, 133, 143 tại khu vực Thanh Thủy, Yên Minh-Chú thích: Phạm Viết Đào)
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành 3 giai đoạn.
  Giai đoạn 1: Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984
  Giai đoạn 2: Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984
  Giai đoạn 3: Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
 Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân đội Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào điểm cao 1509 của Việt Nnam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984.
Ngày 28 tháng 4, qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này. Vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn cứ 1509, Tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho Sư đoàn 40 và Sư đoàn 49 thuộc Quân đoàn 14 Quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là hai Sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.
Ngày 12 tháng 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 1984 được xem là giai đoạn giao tranh thứ 2, quân đội VN đã cố gắng tổ chức tái chiếm lại Lão Sơn, trong giai đoạn giao tranh này, thương vong phía Việt Nam không xác định được, nhưng phía Trung Quốc thì 2 đại đội có nhiệm vụ tử thủ căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Phía Việt Nam tạm thời chiếm lại Lão Sơn.
Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh này, Tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được cao điểm 1509.
Giai đoạn 3 của cuộc giao tranh
Bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo.
Phía Việt Nam lần này với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô và trực tiếp Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, lực lượng tấn công đã tổ chức nghi binh nhằm đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách: chọn ra 6 Trung đoàn từ các Sư đoàn 313, Sư đoàn 316, Sư đoàn 356.
Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là “MB84, thu hồi lãnh thổ” đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả Tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội?
Ngày 12 tháng 7 năm 1984, sáu Trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được Tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1509.
5 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 12 tháng 7, quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận pháo kích bao vây tận diệt của Tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu.
Sau 17 tiếng đồng hồ pháo kích tập trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch hành quân mang tên MB84 của Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn đại thắng. Quân đội VN buộc phải rút lui với số liệu thương vong do phía Trung Quốc công bố: khoảng 3700 thi thể binh sĩ Việt Nam đã bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn…”
Ảnh hưởng về mặt quân sự
Trận chiến Lão Sơn là một trận chiến kinh điển trong các trận chiến hạn định phi quy ước. Chiến thắng của phía Trung Quốc có thể kể công đầu là chiến thắng của mạng lưới tình báo Hoa Nam; lực lượng tình báo Hoa Nam đã cài cắm được điệp viên vào hàng ngũ sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Nếu không có thông tin tình báo từ Việt Nam, cục diện trận chiến Lão Sơn có khả năng sẽ đi theo một hướng khác. Chắc chắn số thương vong khủng khiếp sẽ đến với các Sư đoàn 40 và 49 của quân đội Trung Quốc bởi lối đánh cảm tử và thiện chiến của binh sĩ Việt Nam.
Trận chiến Lão Sơn đã làm thay đổi toàn bộ chiến thuật tấn công của quân đội Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa. Trong giai đoạn 3 của cuộc giao tranh có thể nói đây là một sự tái diễn lại cách đánh giữa quân đội Bắc Việt Nam với chiến thuật biển người, cận chiến với quân đội Mỹ; kết hợp với chiến thuật tập trung pháo binh nhằm giảm thương vong cho binh sĩ xung kích trong thời gian chiến tranh Việt Nam.   
Từ chỗ tấn công theo chiến thuật biển người là chiến thuật quân sự cổ điển của Trung Quốc với Việt Nam; Tướng Dương Đắc Chí đã thành công trong việc mạo hiểm ứng dụng chiến thuật tấn công và phòng vệ tập trung bằng pháo binh, kết hợp với thông tin tình báo theo phong cách tác chiến hiện đại của Mỹ.
Từ trận đánh này cũng lộ rõ một điểm yếu của quân đội Trung Quốc, đó là công tác hậu cần, vận tải của quân đội, không có khả năng không vận để phục vụ cho việc tác chiến. Ví dụ để phục vụ cho cuộc chiến họ phải huy động cả xe của dân sự để tải đạn dược và thương binh.
Về phía quân đội Việt Nam, mặc dầu địa hình bất lợi nhưng với quyết tâm thu hồi lãnh thổ đã chọn chiến thuật tấn công bằng biển người. Với sĩ khí của quân đội Việt Nam lúc đó, khả năng thu hồi lại lãnh thổ trong trận chiến này rất cao nhưng đồng nghĩa với việc chấp nhận hàng ngàn binh sĩ phải hy sinh.
Có thể coi đây là một chiến thuật hạ sách khi mà Tướng Văn Tiến Dũng không còn con đường để chọn lựa. Tuy nhiên thất bại về phản gián của Việt Nam trong cuộc chiến này đã khiến Việt Nam phải chấp nhận thất bại với gần 4000 binh sĩ thương vong (theo số liệu phía Trung Quốc đưa ra). Đây là một bài học quan trọng trong công tác bảo mật mà các sĩ quan trẻ trong tương lai phải luôn tâm niệm trong quá trình cầm binh tác chiến. Một sơ sót của người chỉ huy sẽ phải đổi bằng máu xương của hàng ngàn binh sĩ trên mặt trận và mất đi lãnh thổ.
Về mặt ảnh hưởng quân sự thì, chiến thắng Lão Sơn đã nâng cao sĩ khí cho quân đội Trung Quốc, tạo cơ hội cho quân đội Trung Quốc chuyển mình từ một quân đội lạc hậu sang một đội quân hiện đại với kỹ thuật tác chiến hiện đại thay cho chiến thuật biển người cố hữu. Đây là đà tiến để giới quân sự Trung quốc tạo ảnh hưởng lên giới chính trị để hiện đại hóa quân đội. Với việc chiếm lĩnh Lão Sơn và Giả Âm Sơn, việc đặt 2 căn cứ tại đó, Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát và khống chế về mặt quân sự trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiễn tầm xa, với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền Bắc Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này.  
Về phía Việt Nam, trận chiến này đã khiến cho uy tín một số tướng lãnh quân đội với nhiều công trạng trong cuộc chiến Việt Nam bị suy sụp, thất sủng. Nhiều tướng lãnh kinh nghiệm dày dạn chiến trường bị thay thế bởi thế hệ tướng lĩnh trẻ chưa có kinh nghiệm tác chiến trên những mặt trận lớn.
Một mất mát lớn khác đối với quân đội VN trong thời kỳ này đó là: sự thất sủng của Tướng Võ Nguyên Giáp trước Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khi ông đưa ra yêu cầu giải quyết “Bài toán nước lớn”.
Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương mở một nền ngoại giao đa phương với phương Tây kể cả cựu thù là Mỹ và các nước xung quanh, cùng với việc dùng lực lượng quân chính quy Việt Nam tại Lào đánh quy hồi từ Lào sang Campuchia, giải phóng Campuchia xong thì rút hết quân về nước, giao lại Campuchia cho Liên hợp quốc để giảm bớt sự hy sinh của binh sĩ và ngân sách quốc gia. Tìm cách phá mở thế bao vây từ kinh tế cho đến quân sự bởi các nước xung quanh.
Chủ trương này của Tướng Võ Nguyên Giáp đã không được Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đương thời đồng ý. Sự thất sủng của một nhà chiến lược quân sự vĩ đại đã khiến giới quân đội của Việt Nam dần dần bị xem nhẹ, đồng thời thế lực thân Trung Quốc trong giới chính trị gia Việt Nam có cơ hội quật khởi trở lại.
Sau cái chết của Phạm Hùng – người được cho là kiên trì đường lối chống Trung Quốc, bị chết một cách mờ ám tại thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến nghi vấn có bàn tay của lực lượng tình báo Hoa Nam, chính sách của lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu thay đổi…
Các chính sách về công tác tuyên truyền chống Trung Quốc cũng dần dần bị loại bỏ từ dân chúng cho đến quân đội. Cùng với chính sách đổi mới, quân đội Việt Nam đã thiên về làm kinh tế hơn đặt nặng trọng tâm quốc phòng. Sau thất bại ở cuộc hải chiến Nam Sa (Trường Sa) vào tháng 3 năm 1989 thì có thể nói là quân đội Việt Nam đã đánh mất vị thế của mình ở Á Châu, Việt Nam đã bị các chuyên gia quân sự đánh giá không còn là một đội quân mạnh và thiện chiến nhất trong vùng Đông Nam Á nữa.
 Ảnh hưởng về mặt chính trị
Đối với Trung Quốc: Chiến thắng của trận chiến Lão Sơn trùng khớp với thời kỳ sĩ khí đang hồi phục lại ở Trung Quốc nhờ vào hiệu quả của chính sách cải cách, khai phóng. Kết quả trận chiến đã chấp cánh, tăng thêm uy tín cho Đặng Tiểu Bình trong việc chỉ đạo thể chế cầm quyền của Trung Quốc.
Hệ thống thông tin của Trung Quốc có thể nói đã tuyên truyền hết công suất về tin thắng lợi của quân đội Trung Quốc trong trận chiến Lưỡng Sơn này. Báo chí Trung Quốc đã lợi dụng trận thắng này để phát dương quốc uy và ca ngợi công đức chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Việc tuyên truyền này khiến cho dân chúng Trung Quốc phần nhiều đều chỉ biết đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung qua chiến thắng Lão Sơn năm 1984 chứ không phải trận đại bại năm 1979.
Đối với Việt Nam: trận chiến Lưỡng Sơn đã khiến phía Việt Nam tái nhận thức về kẻ thù truyền kiếp của họ chính là Trung Quốc, tâm lý phục thù của người Việt đã trỗi dậy.
Cùng với sự sa lầy của quân đội Việt Nam tại chiến trường Campuchia đã gây tổn thất lớn về nhân mạng binh sĩ, sự gia tăng của thương phế binh, sự bao vây cấm vận kinh tế của thế giới, sự kiệt quệ về kinh tế đã khiến sĩ khí của quân đội Việt Nam suy giảm…
P.V.Đ.
- Nguồn:    http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv ( đã mất)
"

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2018/07/2-may-bay-vn-roi-2772018-trung-ngay-am.html






0.2. Bài "dịch" của Hà Minh Thành đã đăng trên blog Phạm Viết Đào năm 2010, sau được trang BVN chép nguyên về (có thêm một giới thiệu ở đầu).

"


"
https://boxitvn.wordpress.com/2010/07/30/giao-tranh-d%E1%BA%ABm-mu-t%E1%BA%A1i-cao-di%E1%BB%83m-1509-lo-s%C6%A1n-thanh-th%E1%BB%A7y-h-giang-nam-1984/
.


0.1. Bài đã lên mạng từ tháng 12 năm 2009 của Người Tình Trắng (bản chép lại về Giao Blogngày 27/7/2018). Hà Minh Thành đã ăn trộm ảnh của Người Tình Trắng và bịa ra tư liệu để gửi cho Phạm Viết Đào vào năm 2010 (ông Đào đưa lên blog, rồi sau đó trang BVN chép về).


2009-12-30

ekobiiki2009-12-30

中国・ベトナム国境 地雷原に白い恋人をAdd Star

雲南省文山県麻栗坡 国境の高地老山・者陰山 山脈一帯
ここは紛争終結まではベトナム領土と考えられていた。
f:id:ekobiiki:20091230023418j:image
昆明から400km 更に文山から85km 更に麻栗坡から 
1000m~2000mの山脈を幾つも 越えなくてはならない
f:id:ekobiiki:20091230014149j:image
国境といっても 陸路で渡れる簡単な場所ではない
山脈を隔て 死戦がつづいた最前線へ
f:id:ekobiiki:20091230022257j:image
向かう山道 何度も崖崩れに遭い
復旧されるまで 車の中で一夜を明かし
f:id:ekobiiki:20091230121042j:image
中越戦争 1979年 中国が支援していた毛沢東理論
ポル・ポト政権 クメール・ルージュを崩壊させた
ベトナム軍に 報復攻撃を仕掛けた
f:id:ekobiiki:20091230105608j:image
そして・・黙殺された歴史
中越国境紛争 1984年~ 麻栗坡(Malipo)老山 者陰山・東山
交戦は1988年まで 継続して戦闘がつづいた。
じつは・・国境線が確定したのは2000年代に入ってから。
f:id:ekobiiki:20091230111041j:image
高山にへばりつき生きている少数民族村々が幾つもあり
f:id:ekobiiki:20091230111519j:image
国境に翻弄された村々 人々の墓場がつづく・・
f:id:ekobiiki:20091230112038j:image
一平方kmあたり五千個以上埋められた地雷は
人々を苦しめつづけ 夫も・・ 息子も・・ 
f:id:ekobiiki:20091230115019j:image
中国・べトナム・米国・旧ソ連の四ヵ国製 十八種類
八十数万個以上の地雷と十数万発の砲弾・手榴弾が埋まっている
f:id:ekobiiki:20091230132601j:image
道ゆく道 すべてが地雷原なのです・・・
f:id:ekobiiki:20091230115606j:image
f:id:ekobiiki:20091230120539j:image
悲しみの山を見つめ 家族、友人を想う 
f:id:ekobiiki:20091230114141j:image
こんな地の果てに来るなんて・・涙を流して喜んでくれた
f:id:ekobiiki:20091230122138j:image
この一帯に外国人が 中国共産党の許可なく入れるのか
わたしにはわからない・・ (ベトナム語の表示も)
f:id:ekobiiki:20091230123408j:image
国家級の貧しい地域と認定されるほど 
f:id:ekobiiki:20091230124317j:image
人々は困難な生活をしています。地雷原の地
f:id:ekobiiki:20091230124839j:image
高山で採れる作物は限られ 危険を冒してでも
食べてゆくために禁止されている地雷原に入り 耕す
f:id:ekobiiki:20091230125300j:image
彼らにとって 高山を降りるだけでも困難
万が一 山から降りられても言葉 民族の壁が
f:id:ekobiiki:20091230133428j:image
少数民族に対し、優越感をひけらかす漢族も少なくなかった
・・最前線・・向こうに見えるのはベトナム大青山
f:id:ekobiiki:20091230130708j:image
両山戦役と中国ではいわれている 老山・東山 八里河へ
f:id:ekobiiki:20091230135412j:image
50戸が住む八里河・苗族村 じつに30戸の家に地雷の被害者が
ここ数年 10数人が地雷で亡くなっている
f:id:ekobiiki:20091230150350j:image
貧しい村は 元気なものは 山菜採りに
f:id:ekobiiki:20091230151025j:image
不毛の枯れた土地で採れる山芋が 唯一の収入源


・・そして 八里河で旅の目的を達成することが・・
f:id:ekobiiki:20091230151713j:image
地雷を踏んで片足を吹き飛ばされ 義足で生きる彼に
f:id:ekobiiki:20091230153105j:image
ただ、白い恋人を渡したくて・・・ 
f:id:ekobiiki:20091230153602j:image
彼が笑った!  ・・それだけでいい・・


今日の西安 晴 5℃~-6℃ 雲南省麻栗坡 曇 20℃~0℃
最後のチョコレートがなくなりました。
f:id:ekobiiki:20091230154818j:image
中国の旅はこれで終わります。
みなさま 本当にありがとうございました。
 必ず、また再開します。その日まで!
http://d.hatena.ne.jp/ekobiiki/20091230/1262170090#c1304007974

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: