Nhà máy đầu tiên của Samsung ở TP HCM
được xây dựng vào năm 1995
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ Kim, giá trị xuất cảng đạt trên 54 tỷ Mỹ Kim, chiếm trên 25% tổng giá trị xuất cảng của Việt Nam, lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ Kim và góp phần giải quyết việc làm cho 160.000 lao động. Nửa đầu của năm 2018 Samsung lại tiếp tục mở rộng sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận một cách khủng khiếp. Nhìn vào những con số đủ thấy Samsung đang đóng góp phần lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.Chiến tranh thương mãi Mỹ Trung là cơ hội để chúng ta suy ngẫm về phương cách phát triển đất nước dựa trên các công ty đa quốc gia như Samsung.
Đầy Bất Công…
Trên lý thuyết khi thị trường lao động bảo hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường.
Đầu năm 2018, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) có cho biết:
"Tôi có hỏi Tổng giám đốc Samsung Bắc Ninh về năng suất lao động bình thường người Việt làm cho công ty này họ chỉ học hết phổ thông và có đào tạo 1-2 tháng, so với Hàn Quốc thế nào. Ông ấy trả lời sau một vài năm đạt được 80% năng suất lao động của Hàn Quốc. Điều đó lý giải vì sao Samsung lại đầu tư nhiều vào Việt Nam. Bởi vì năng suất bằng 80% nhưng tiền lương lại bằng 30%.”
Sáng ngày 28/11/2017, bên lề hội thảo Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng giám đốc Samsung cho biết:
“Năng suất lao động của người Việt Nam không hề thấp. Khi so sánh với người Hàn Quốc cũng đạt tầm 98 – 99%, gần như tương đương. Ở công ty khác thì chúng tôi không biết nhưng ở Samsung thì là như vậy”.
Các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định. Vì thế bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào đều làm việc như nhau. Nói cách khác người chạy theo máy nên năng suất lao động là cố định.
Nhưng thực tế thật phũ phàng cũng ông Bang Hyun Woo trong Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018 tổ chức ngày 30/3/2018, lại kiến nghị:
“chính phủ xem xét về quy định giờ làm thêm, đồng thời không nên tăng chi phí nhân công quá nhanh nếu muốn tạo sự cạnh tranh lao động với các nước trong khu vực.”
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 25/7/2018 vừa qua, Chủ tịch Công đoàn khẳng định mức lương tối thiểu vùng cần được xem xét, điều chỉnh tăng lên vì hiện chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Cho đến nay tại Việt Nam chưa thể gọi đó là tăng lương được mà chỉ nên gọi là điều chỉnh mức lương theo lạm phát để mức sống của người lao động có thể đuổi kịp mức độ lạm phát.
Nhưng khi tăng lương lạm phát lại tăng và cứ thế Việt Nam chưa bao giờ bảo đảm được mức sống tối thiểu cho người lao động.
Làm cùng một công việc, năng suất lao động không khác nhau, sản lượng sản xuất như nhau nhưng lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Nam Hàn và chỉ bằng ½ lương công nhân Trung Cộng.
Nếu tính riêng mức độ lạm phát về nhu yếu phẩm tại Việt Nam rất cao và tăng nhanh hơn Trung Cộng và Nam Hàn thì tiền lương thực sự của giới lao động Việt Nam càng ngày càng thua xa tiền lương hai nước nói trên.
Rõ ràng nhà nước vì mục tiêu kinh tế và chủ nhân vì lợi nhuận đồng lõa kềm hãm tăng lương cho công nhân. Công đoàn quốc doanh ăn lương chủ, làm cho nhà nước vì thế cuộc sống công nhân ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Nếu Việt Nam có tự do, công đoàn sẽ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Người công nhân làm việc tại Samsung có quyền thương lượng với chủ tăng mức lương lên gấp đôi như công nhân Trung Cộng hay gấp ba như công nhân Nam Hàn.
Công nhân Mỹ - Việt đều bị đối xử bất công
Cùng làm một công việc với một năng suất lao động tương tự công nhân Mỹ lại nhận lương gấp 10 lần lương công nhân Việt.
Lương công nhân Việt thấp thì giá thành sản phẩm xuất cảng cũng thấp, nhờ vậy sản phẩm sản xuất tại Việt Nam dễ dàng khuynh đảo thị trường Hoa Kỳ.
Hãng xưởng Hoa Kỳ phải đóng cửa, công nhân Hoa Kỳ bị mất việc nên họ mới bầu cho Tổng Thống Donald Trump để ông ấy đòi công bằng cho công nhân Mỹ.
Nhưng điều cần nói rõ là một cách gián tiếp ông Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc cũng đang đòi công bằng cho công nhân Việt Nam.
Vừa rồi, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu ông Bernd Lange cho biết Việt Nam cần đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc với 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để thuyết phục các Nghị sĩ châu Âu sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Trong 3 công ước cơ bản có việc nhà cầm quyền Việt Nam phải cho thiết lập các Công Đoàn Tự Do và Nghiệp Đoàn Tự Do. Đây cũng là đòi hỏi của Hoa Kỳ.
Thặng Dư Thương Mãi Với Mỹ
Samsung xuất cảng trên 54 tỷ Mỹ Kim năm 2017 bằng ¼ xuất cảng Việt Nam, chừng 3 tỷ Mỹ Kim sang Hoa Kỳ.
Nhưng lên đến 70% nguyên liệu đưa vào sản xuất tại Samsung nhập cảng từ Nam Hàn và Trung Cộng nên thực chất Việt Nam chỉ là nước gia công. Samsung chỉ mượn Việt Nam làm nơi gia công và xuất cảng sang các nước khác.
Thặng dư thương mại là lý do Tổng Thống Trump tuyên bố trừng phạt Trung Cộng.
Nam Hàn và Việt Nam cũng đã được ông Trump chính thức nhắc nhở cần cân bằng thặng dư thương mãi.
Ngày 5/10/2017, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra tuyên bố máy giặt của hai tập đoàn lớn Nam Hàn là Samsung Electronics và LG Electronics được sản xuất ở nước ngoài đang gây phương hại cho ngành sản xuất nội địa Mỹ.
Những điều đó cho thấy Samsung và Việt Nam đã nằm trong tầm nhắm của chiến tranh thương mãi.
Hạ Giá Tiền Việt Nam Bảo Vệ Samsung
Để đáp trả chiến tranh thương mãi, Trung Cộng liên tục giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ, làm hàng xuất cảng Trung Cộng rẻ hơn nên giành lợi thế trên thị trường Mỹ, còn hàng Mỹ xuất cảng sang Trung Cộng mắc hơn nên Mỹ mất thế cạnh tranh.
Đồng Việt Nam vì dựa trên đồng Mỹ Kim, nên để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng phải cho hạ giá theo đồng Nhân Dân Tệ.
Nhưng khi đồng Việt Nam hạ giá thì giá hàng nhập cảng vào Việt Nam lại tăng lên tạo lạm phát cho Việt Nam.
Samsung chiếm ¼ giá trị xuất cảng nên việc Việt Nam hạ giá đồng tiền nhằm bảo vệ xuất cảng thì Samsung được hưởng lợi nhiều nhất và mạnh nhất.
Nói cách khác nhà nước Việt Nam phải thường xuyên can thiệp để bảo vệ sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận cho công ty đa quốc gia Samsung.
Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ hay nông dân phải mua hàng, nguyên vật liệu từ nước ngoài với giá cao hơn và cuối cùng người tiêu thụ phải gánh chịu mọi thiệt hại từ lạm phát.
Đáng tiếc tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ, của nông dân, của người tiêu thụ những người bị thiệt thòi không được đảng và nhà nước nghe thấy. Họ phải âm thầm chịu đựng mọi bất công.
Lợi Nhuận, Tiền Thuê Đất và Thuế
Vào năm 2017, 4 công ty Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ 186 triệu Mỹ Kim. Ước tính cả năm thuế chỉ hơn 6 % trên lợi nhuận ròng.
So với mức thuế doanh nghiệp 20% cho các công ty do người Việt bỏ vốn. Bất công đến thế chả trách người Việt có chút vốn vội vàng tìm cách sang Mỹ, sang Âu, sang Úc đầu tư.
Nhờ được ưu đãi, Samsung đã tiết kiệm được vài tỷ Mỹ kim tiền thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp.
Chưa kể Samsung được nhà cầm quyền địa phương ưu đãi cho thuê đất với giá cực kỳ rẻ.
Việt Nam như một thiên đường nhân công rẻ, thuế rẻ, tiền thuê đất rẻ, và nhà nước luôn quan tâm bảo hộ để Samsung tiếp tục tăng vốn đầu tư và chuyển thêm hoạt động sản xuất vào Việt Nam. Samsung càng đầu tư lại càng được ưu đãi.
Ngược lại doanh nghiệp nhỏ và người dân phải chịu bao nhiêu thứ thuế, thứ phí và thiệt thòi để làm giàu các đại công ty đa quốc gia.
Điều đáng nói là ngân sách nhà nước ngày càng thất thu và nợ công ngày càng tích lũy không biết đến bao giờ mới trả xong.
Tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ và người dân gần như không có, nên nhà nước lại tiếp tục đẻ thêm nhiều thứ thuế thứ phí để tiếp tục bảo hộ các công ty đa quốc gia.
Nền kinh tế mất cân đối
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ Kim, tăng 31% so với năm 2016.
Riêng quý 1 năm 2018, Samsung đạt 20,5 tỷ Mỹ Kim, tăng 57% với lợi nhuận 2,08 tỷ Mỹ Kim, tăng 60% so với cùng kỳ.
Đó là chưa kể doanh thu của 29 công ty cung ứng cho Samsung và chung quanh các khu công nghiệp của Samsung, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ cũng mọc lên như nấm.
Trong khi đó GDP cả nước hay quy mô nền kinh tế chỉ 220 tỷ Mỹ Kim, tăng 6,81% so với năm 2016.
Nếu trừ ra những đóng góp Samsung sẽ thấy rõ thực trạng tăng trưởng và năng suất lao động của Việt Nam quá quá là thấp.
Những con số nói trên còn cho thấy nền kinh tế Việt Nam dựa nặng nề trên một công ty đa quốc gia ngoại quốc. Tăng trưởng GDP và lợi nhuận sẽ lại được Samsung chuyển ngược về Nam Hàn.
Vài năm trước Samsung đã từng rời hầu hết các cơ xưởng từ Trung Cộng sang Việt Nam. Biết đâu chừng vài năm nữa Samsung lại rời sang Bắc Hàn nơi có được nhiều lợi nhuận hơn lại cùng một dân tộc, một ngôn ngữ.
Và khi đó Samsung sẽ để lại Việt Nam một bãi rác công nghiệp khổng lồ.
Việt Nam không được hưởng lợi gì ngoài giải quyết công ăn việc làm cho một số công nhân.
Cái giá Việt Nam phải trả là ưu đãi cho tiền thuê đất, giá nhân công, thuế thu nhập đều thật thấp, nhưng ô nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp ngày càng gia tăng.
Sự Thật về chiến Lược thu hút đầu tư cho xuất cảng
Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập cảng Việt Nam đạt xấp xỉ 425 tỷ Mỹ Kim, gần gấp 2 lần quy mô nền kinh tế là 220 tỷ Mỹ Kim.
Với tỷ trọng xuất nhập cảng phần lớn thuộc về các công ty đa quốc gia, chiếm gần 73%, cho thấy Việt Nam chỉ đang gia công và xuất cảng thay các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc bán rẻ tài nguyên và nhân lực.
Một nền kinh tế dựa vào gia công và xuất nhập cảng như vậy quá sức rủi ro, nhất là khi chiến tranh thương mãi ngày càng gia tăng và chưa rõ kết thúc ra sao.
Nói cách khác tăng trưởng kinh tế do người nước ngoài đóng góp, còn nội lực của Việt Nam thì hầu như không còn.
Người nước ngoài nắm kinh tế nên lợi ích lại về tay người nước ngoài.
Người dân ngày càng kiệt quệ vì thuế, phí, lạm phát, môi trường ô nhiễm, mất an ninh. Thuế phí cao nhưng an sinh xã hội rất thấp vì nguồn tiền phải đổ vào bảo vệ các công ty đa quốc gia như Samsung.
Nhà nước chi nhiều hơn thu càng ngày càng nặng nợ nước ngoài và mất dần khả năng trả nợ.
Khi Tiền và Quyền kết duyên
Sumsung có một thành tích đáng ghi nhận là ông Lee Jae-yong người thừa kế tập đoàn Samsung đã hối lộ cựu tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye khiến bà bị truất phế.
Ông Lee Jae-yong đã đưa 8,8 tỷ won (tương đương 8,1 triệu USD) cho bà Park Geun-hye qua bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil để đổi lấy việc bà Park hậu thuẫn ông cho sáp nhập 2 chi nhánh chủ chốt của Samsung mở đường chuyển giao quyền lãnh đạo Samsung từ cha ông là Chủ tịch Lee Kun-hee sang cho ông.
Ngày 25/8/2017, ông Lee Jae-yong bị tuyên án 5 năm tù, nhưng sau 1 năm ở tù ngày 5/2/2018 ông được Tòa phúc thẩm giảm án 2 năm rưỡi tù cho hưởng án treo.
Có tiền là có quyền. Việc Samsung chọn Việt Nam để mở rộng đế quốc kinh tế phần khác là vì Việt Nam còn là thiên đường của tham nhũng.
Samsung hưởng lợi. Giới chức cầm quyền chia lời. Người dân chịu thiệt thòi. Môi trường hủy hoại. Nhà nước mang nợ. Thế hệ tới trả nợ.
Đó chính là mặt thật của các công ty đa quốc gia như Samsung.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28/7/2018
nhận xét hiển thị trên trang
Trên lý thuyết khi thị trường lao động bảo hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường.
Đầu năm 2018, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) có cho biết:
"Tôi có hỏi Tổng giám đốc Samsung Bắc Ninh về năng suất lao động bình thường người Việt làm cho công ty này họ chỉ học hết phổ thông và có đào tạo 1-2 tháng, so với Hàn Quốc thế nào. Ông ấy trả lời sau một vài năm đạt được 80% năng suất lao động của Hàn Quốc. Điều đó lý giải vì sao Samsung lại đầu tư nhiều vào Việt Nam. Bởi vì năng suất bằng 80% nhưng tiền lương lại bằng 30%.”
Sáng ngày 28/11/2017, bên lề hội thảo Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng giám đốc Samsung cho biết:
“Năng suất lao động của người Việt Nam không hề thấp. Khi so sánh với người Hàn Quốc cũng đạt tầm 98 – 99%, gần như tương đương. Ở công ty khác thì chúng tôi không biết nhưng ở Samsung thì là như vậy”.
Các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định. Vì thế bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào đều làm việc như nhau. Nói cách khác người chạy theo máy nên năng suất lao động là cố định.
Nhưng thực tế thật phũ phàng cũng ông Bang Hyun Woo trong Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018 tổ chức ngày 30/3/2018, lại kiến nghị:
“chính phủ xem xét về quy định giờ làm thêm, đồng thời không nên tăng chi phí nhân công quá nhanh nếu muốn tạo sự cạnh tranh lao động với các nước trong khu vực.”
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 25/7/2018 vừa qua, Chủ tịch Công đoàn khẳng định mức lương tối thiểu vùng cần được xem xét, điều chỉnh tăng lên vì hiện chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Cho đến nay tại Việt Nam chưa thể gọi đó là tăng lương được mà chỉ nên gọi là điều chỉnh mức lương theo lạm phát để mức sống của người lao động có thể đuổi kịp mức độ lạm phát.
Nhưng khi tăng lương lạm phát lại tăng và cứ thế Việt Nam chưa bao giờ bảo đảm được mức sống tối thiểu cho người lao động.
Làm cùng một công việc, năng suất lao động không khác nhau, sản lượng sản xuất như nhau nhưng lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Nam Hàn và chỉ bằng ½ lương công nhân Trung Cộng.
Nếu tính riêng mức độ lạm phát về nhu yếu phẩm tại Việt Nam rất cao và tăng nhanh hơn Trung Cộng và Nam Hàn thì tiền lương thực sự của giới lao động Việt Nam càng ngày càng thua xa tiền lương hai nước nói trên.
Rõ ràng nhà nước vì mục tiêu kinh tế và chủ nhân vì lợi nhuận đồng lõa kềm hãm tăng lương cho công nhân. Công đoàn quốc doanh ăn lương chủ, làm cho nhà nước vì thế cuộc sống công nhân ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Nếu Việt Nam có tự do, công đoàn sẽ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Người công nhân làm việc tại Samsung có quyền thương lượng với chủ tăng mức lương lên gấp đôi như công nhân Trung Cộng hay gấp ba như công nhân Nam Hàn.
Công nhân Mỹ - Việt đều bị đối xử bất công
Cùng làm một công việc với một năng suất lao động tương tự công nhân Mỹ lại nhận lương gấp 10 lần lương công nhân Việt.
Lương công nhân Việt thấp thì giá thành sản phẩm xuất cảng cũng thấp, nhờ vậy sản phẩm sản xuất tại Việt Nam dễ dàng khuynh đảo thị trường Hoa Kỳ.
Hãng xưởng Hoa Kỳ phải đóng cửa, công nhân Hoa Kỳ bị mất việc nên họ mới bầu cho Tổng Thống Donald Trump để ông ấy đòi công bằng cho công nhân Mỹ.
Nhưng điều cần nói rõ là một cách gián tiếp ông Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc cũng đang đòi công bằng cho công nhân Việt Nam.
Vừa rồi, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu ông Bernd Lange cho biết Việt Nam cần đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc với 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để thuyết phục các Nghị sĩ châu Âu sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Trong 3 công ước cơ bản có việc nhà cầm quyền Việt Nam phải cho thiết lập các Công Đoàn Tự Do và Nghiệp Đoàn Tự Do. Đây cũng là đòi hỏi của Hoa Kỳ.
Thặng Dư Thương Mãi Với Mỹ
Samsung xuất cảng trên 54 tỷ Mỹ Kim năm 2017 bằng ¼ xuất cảng Việt Nam, chừng 3 tỷ Mỹ Kim sang Hoa Kỳ.
Nhưng lên đến 70% nguyên liệu đưa vào sản xuất tại Samsung nhập cảng từ Nam Hàn và Trung Cộng nên thực chất Việt Nam chỉ là nước gia công. Samsung chỉ mượn Việt Nam làm nơi gia công và xuất cảng sang các nước khác.
Thặng dư thương mại là lý do Tổng Thống Trump tuyên bố trừng phạt Trung Cộng.
Nam Hàn và Việt Nam cũng đã được ông Trump chính thức nhắc nhở cần cân bằng thặng dư thương mãi.
Ngày 5/10/2017, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra tuyên bố máy giặt của hai tập đoàn lớn Nam Hàn là Samsung Electronics và LG Electronics được sản xuất ở nước ngoài đang gây phương hại cho ngành sản xuất nội địa Mỹ.
Những điều đó cho thấy Samsung và Việt Nam đã nằm trong tầm nhắm của chiến tranh thương mãi.
Hạ Giá Tiền Việt Nam Bảo Vệ Samsung
Để đáp trả chiến tranh thương mãi, Trung Cộng liên tục giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ, làm hàng xuất cảng Trung Cộng rẻ hơn nên giành lợi thế trên thị trường Mỹ, còn hàng Mỹ xuất cảng sang Trung Cộng mắc hơn nên Mỹ mất thế cạnh tranh.
Đồng Việt Nam vì dựa trên đồng Mỹ Kim, nên để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng phải cho hạ giá theo đồng Nhân Dân Tệ.
Nhưng khi đồng Việt Nam hạ giá thì giá hàng nhập cảng vào Việt Nam lại tăng lên tạo lạm phát cho Việt Nam.
Samsung chiếm ¼ giá trị xuất cảng nên việc Việt Nam hạ giá đồng tiền nhằm bảo vệ xuất cảng thì Samsung được hưởng lợi nhiều nhất và mạnh nhất.
Nói cách khác nhà nước Việt Nam phải thường xuyên can thiệp để bảo vệ sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận cho công ty đa quốc gia Samsung.
Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ hay nông dân phải mua hàng, nguyên vật liệu từ nước ngoài với giá cao hơn và cuối cùng người tiêu thụ phải gánh chịu mọi thiệt hại từ lạm phát.
Đáng tiếc tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ, của nông dân, của người tiêu thụ những người bị thiệt thòi không được đảng và nhà nước nghe thấy. Họ phải âm thầm chịu đựng mọi bất công.
Lợi Nhuận, Tiền Thuê Đất và Thuế
Vào năm 2017, 4 công ty Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ 186 triệu Mỹ Kim. Ước tính cả năm thuế chỉ hơn 6 % trên lợi nhuận ròng.
So với mức thuế doanh nghiệp 20% cho các công ty do người Việt bỏ vốn. Bất công đến thế chả trách người Việt có chút vốn vội vàng tìm cách sang Mỹ, sang Âu, sang Úc đầu tư.
Nhờ được ưu đãi, Samsung đã tiết kiệm được vài tỷ Mỹ kim tiền thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp.
Chưa kể Samsung được nhà cầm quyền địa phương ưu đãi cho thuê đất với giá cực kỳ rẻ.
Việt Nam như một thiên đường nhân công rẻ, thuế rẻ, tiền thuê đất rẻ, và nhà nước luôn quan tâm bảo hộ để Samsung tiếp tục tăng vốn đầu tư và chuyển thêm hoạt động sản xuất vào Việt Nam. Samsung càng đầu tư lại càng được ưu đãi.
Ngược lại doanh nghiệp nhỏ và người dân phải chịu bao nhiêu thứ thuế, thứ phí và thiệt thòi để làm giàu các đại công ty đa quốc gia.
Điều đáng nói là ngân sách nhà nước ngày càng thất thu và nợ công ngày càng tích lũy không biết đến bao giờ mới trả xong.
Tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ và người dân gần như không có, nên nhà nước lại tiếp tục đẻ thêm nhiều thứ thuế thứ phí để tiếp tục bảo hộ các công ty đa quốc gia.
Nền kinh tế mất cân đối
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ Kim, tăng 31% so với năm 2016.
Riêng quý 1 năm 2018, Samsung đạt 20,5 tỷ Mỹ Kim, tăng 57% với lợi nhuận 2,08 tỷ Mỹ Kim, tăng 60% so với cùng kỳ.
Đó là chưa kể doanh thu của 29 công ty cung ứng cho Samsung và chung quanh các khu công nghiệp của Samsung, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ cũng mọc lên như nấm.
Trong khi đó GDP cả nước hay quy mô nền kinh tế chỉ 220 tỷ Mỹ Kim, tăng 6,81% so với năm 2016.
Nếu trừ ra những đóng góp Samsung sẽ thấy rõ thực trạng tăng trưởng và năng suất lao động của Việt Nam quá quá là thấp.
Những con số nói trên còn cho thấy nền kinh tế Việt Nam dựa nặng nề trên một công ty đa quốc gia ngoại quốc. Tăng trưởng GDP và lợi nhuận sẽ lại được Samsung chuyển ngược về Nam Hàn.
Vài năm trước Samsung đã từng rời hầu hết các cơ xưởng từ Trung Cộng sang Việt Nam. Biết đâu chừng vài năm nữa Samsung lại rời sang Bắc Hàn nơi có được nhiều lợi nhuận hơn lại cùng một dân tộc, một ngôn ngữ.
Và khi đó Samsung sẽ để lại Việt Nam một bãi rác công nghiệp khổng lồ.
Việt Nam không được hưởng lợi gì ngoài giải quyết công ăn việc làm cho một số công nhân.
Cái giá Việt Nam phải trả là ưu đãi cho tiền thuê đất, giá nhân công, thuế thu nhập đều thật thấp, nhưng ô nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp ngày càng gia tăng.
Sự Thật về chiến Lược thu hút đầu tư cho xuất cảng
Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập cảng Việt Nam đạt xấp xỉ 425 tỷ Mỹ Kim, gần gấp 2 lần quy mô nền kinh tế là 220 tỷ Mỹ Kim.
Với tỷ trọng xuất nhập cảng phần lớn thuộc về các công ty đa quốc gia, chiếm gần 73%, cho thấy Việt Nam chỉ đang gia công và xuất cảng thay các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc bán rẻ tài nguyên và nhân lực.
Một nền kinh tế dựa vào gia công và xuất nhập cảng như vậy quá sức rủi ro, nhất là khi chiến tranh thương mãi ngày càng gia tăng và chưa rõ kết thúc ra sao.
Nói cách khác tăng trưởng kinh tế do người nước ngoài đóng góp, còn nội lực của Việt Nam thì hầu như không còn.
Người nước ngoài nắm kinh tế nên lợi ích lại về tay người nước ngoài.
Người dân ngày càng kiệt quệ vì thuế, phí, lạm phát, môi trường ô nhiễm, mất an ninh. Thuế phí cao nhưng an sinh xã hội rất thấp vì nguồn tiền phải đổ vào bảo vệ các công ty đa quốc gia như Samsung.
Nhà nước chi nhiều hơn thu càng ngày càng nặng nợ nước ngoài và mất dần khả năng trả nợ.
Khi Tiền và Quyền kết duyên
Sumsung có một thành tích đáng ghi nhận là ông Lee Jae-yong người thừa kế tập đoàn Samsung đã hối lộ cựu tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye khiến bà bị truất phế.
Ông Lee Jae-yong đã đưa 8,8 tỷ won (tương đương 8,1 triệu USD) cho bà Park Geun-hye qua bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil để đổi lấy việc bà Park hậu thuẫn ông cho sáp nhập 2 chi nhánh chủ chốt của Samsung mở đường chuyển giao quyền lãnh đạo Samsung từ cha ông là Chủ tịch Lee Kun-hee sang cho ông.
Ngày 25/8/2017, ông Lee Jae-yong bị tuyên án 5 năm tù, nhưng sau 1 năm ở tù ngày 5/2/2018 ông được Tòa phúc thẩm giảm án 2 năm rưỡi tù cho hưởng án treo.
Có tiền là có quyền. Việc Samsung chọn Việt Nam để mở rộng đế quốc kinh tế phần khác là vì Việt Nam còn là thiên đường của tham nhũng.
Samsung hưởng lợi. Giới chức cầm quyền chia lời. Người dân chịu thiệt thòi. Môi trường hủy hoại. Nhà nước mang nợ. Thế hệ tới trả nợ.
Đó chính là mặt thật của các công ty đa quốc gia như Samsung.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28/7/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét