"Khi bạn trở thành nhân chứng cho một thảm họa trong lĩnh vực quyền con người thì nó kinh khủng lắm. Nó làm cuộc sống của tôi thay đổi" Ethan Gutmann, nhà báo điều tra nổi tiếng thế giới cho biết. Trong một bài phỏng vấn lớn với iRozhlas.cz, người đã lật ra cho thế giới thấy sự thật về việc người Trung quốc giết người để mổ cướp nội tạng, đã thú nhận nỗi kinh hoàng rằng ông và đồng nghiệp của mình đã thất bại. Bởi vì các tin dữ đến từ Tân cương, nơi chính quyền Trung quốc hiện giam giữ hàng trăm ngàn người. Chỉ còn những điều tự thắc mắc: liệu họ có bị trừng phạt gì không một khi giết sạch những người Duy Ngô Nhĩ?
Giang Trạch Dân, được coi là tội phạm trong việc cướp nội tạng
Khoảng đầu thiên niên kỷ Ethan Gutmann sống tại Bắc kinh – chính giữa trung tâm của mọi sự kiện, mọi mối quan hệ của mình, như chính ông nói, cái gì sột soạt xó nào ông cũng biết tức thì. Đó là một khoái cảm dễ nghiện. Dẫu vậy ông đã gạt sang một bên mạng lưới quan hệ mà công phu lắm ông mới xây dựng được, để đổi lại là những người tị nạn Trung quốc, những kẻ đã bỏ chạy khỏi đất nước vì lo sợ cho mạng sống của mình. Bởi Gutmann chính là một trong những nhà điều tra, những người đã thu thập cho thế giới các bằng chứng về việc Trung quốc đã giết hại hàng loạt các tù nhân lương tâm và dùng bạo lực để cướp đi các nội tạng của họ.
Đó là kết luận đã được biết đến của cuộc điều tra Vụ thu hoạch đẫm máu (Bloody Haverst, 2006) của luật sư David Matas và cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Canada là David Kilgour; cuốn sách dày hàng trăm trang của Gutmann Lò mổ: các vụ giết người hàng loạt, mổ cướp nội tạng và cách thức của Trung quốc để giải quyết vấn đề tù nhân lương tâm (The Slaughter: Mass killings, Organs haversting, and China's Secret Solution to its Dissident Problem, 2015), hay là xuất bản mới nhất của Vụ thu hoạch đẫm máu (Matas, Gutmann, Kilgour) năm 2016, theo đó Trung quốc có khoảng 100 ngàn vụ cấy nội tạng hàng năm.
Bạn sẽ ngạc nhiên với việc ông Gutmann không còn được đón tiếp tại Trung quốc? Có lẽ cũng chỉ bởi vì một đề tài kém dễ chịu là quá ít ỏi đối với Bắc Kinh. Đã từ 2004 ông đã có một cuốn sách đầu tay mang tên Đánh mất nước Trung Hoa mới: câu chuyện kinh doanh, khát vọng và sự phản bội của Mỹ (Losing the New China: Story of American Commerce, Desire and Betrayal), trong cuốn sách này, ông lần mò theo sự cộng tác giữa giới doanh nghiệp phương Tây với đảng cộng sản Trung quốc và sự cộng tác này trong lĩnh vực công nghệ, ví dụ như Cisco, đã mang lại cho Trung quốc một phương tiện như thế nào để kiểm soát người dân một cách toàn diện.
Ông tới Trung quốc lần cuối cùng đã lâu chưa?
Cũng vài năm rồi. Tôi đi khỏi đó vào năm 2002, khi tôi nghiên cứu cho cuốn sách đầu tiên của mình. Khi đó cuốn sách bị coi là nhiều tranh cãi, nhưng ngày nay thì cuốn sách viết về những điều đã biết từ lâu: việc theo dõi người dân tại Trung quốc và cả về việc các công ty phương Tây đã hỗ trợ cho Trung quốc đến mức nào, trước hết là Cisco, Yahoo, ở một mức độ nào đó cả Microsoft và các công ty khác. Đối với tôi, cuốn sách này trên thực tế đã đóng lại cánh cửa vào Trung quốc, tôi đã trở thành người khách không mời. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.
Để tôi kể cho chị nghe một câu chuyện. Khi chúng tôi bắt đầu điều tra việc mổ cướp nội tạng, trước cả bản Vụ thu hoạch đẫm máu của Kilgour và Matas được đăng trên Đại kỷ nguyên, rằng Tô gia đồn (bệnh viện ở thành phố Thẩm dương thuộc tỉnh Liêu Ninh) trên thực tế là một trại tập trung và nơi tín đồ Pháp luân công bị giết hại để lấy đi nội tạng. Bà Wang Wen I, một phụ nữ rất nổi tiếng mà có lẽ chị còn nhớ trong bức hình chụp trên khuôn viên Nhà Trắng (nữ bác sĩ, nhà báo Trung quốc sống tại Hoa kỳ đã lâu. Sự phản đối của bà trong tháng 4/2006 đã phá vỡ cuộc họp báo của George W. Bush và Hồ Cẩm Đào trong chuyến đi thăm Washington của ông này).
Bà Wang gọi điện cho tôi: tôi có nhân chứng tại Trung quốc, và đêm nay tôi sẽ nói chuyện với người này. Ông có muốn có mặt cùng tôi? Tôi trả lời: Bà muốn nói chuyện một cách thân tín với ai đó ở Trung quốc như thế nào đây? (Tức là không bị nghe lén) Không thể có chuyện đó! Nhưng bà ấy trả lời: Không phải thế, được mà, chúng tôi những người luyện Pháp Luân Công có cách đặc biệt
Ông tin bà ấy?
Tôi tin rằng các kênh liên lạc ấy được đảm bảo rất tốt. Nhưng liệu có đủ? Nhân chứng ở đầu bên kia điện thoại là một người đàn ông từ một bệnh viện ở Quảng châu, người đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin mang tính nguyên tắc không chỉ về việc mổ cướp lấy nội tạng, mà cả về việc bệnh viện cụ thể này đóng một vai trò lớn đến như thế nào trong chủ đề này. Chúng tôi chia tay, chúc nhau một buổi tối tốt lành - và sau đó, người đàn ông này biến đi không để lại dấu vết. Ông ta có vợ và con nhỏ. Và bỗng nhiên biến khỏi mặt đất. Vĩnh viễn.
Và tôi bỗng nhận thức được: các phóng viên thì yêu thích các bi kịch, các camera được dấu kín, các băng ghi âm ngầm. Nhưng thực tế là khi mà họ làm những việc này ở Trung quốc thì chính vì họ mà người dân bị giết hại. Và bất kể họ thực hiện dưới danh nghĩa một vấn đề nghiêm trọng đến nhường nào - và việc mổ cướp nội tạng là một vấn đề rất lớn, lớn hơn so với mạng sống của một con người - chị hãy nói đi, rằng lương tâm của chị có thể gánh nhận được điều này. Bởi vì tôi thì không.
Đã hàng năm trời nay người ta chạy đi khỏi Trunng quốc, và không chỉ những người luyện Pháp Luân Công. Trong số họ có cả cựu đảng viên đảng cộng sản. Người của an ninh. Bác sĩ. Và phần lớn đều muốn kể câu chuyện của mình. Anh kiên nhẫn được với họ, họ sẽ đáp lại cho anh bằng sự thật. Khi tôi còn sống tại Trung quốc, ở xó xỉnh nào có gì sột soạt là tôi cũng biết, tin tức cứ cuồn cuộn các ngả phố phường, tôi cảm nhận thấy điều đó ở khắp xung quanh - và đó là điều làm người ta mê mẩn. Nhưng đó không phải là cách thức duy nhất để tiến hành điều tra. Ngược lại điều đó có lẽ sẽ làm phân tán.
Một con số khổng lồ
Lò mổ - cuốn sách ngày nay đã trở nên nổi tiếng, viết về điều tra của ông, hay nói đúng hơn đã viết về phần đầu của cuộc điều tra. Cuốn sách mở đầu bằng chương Quy trình Tân cương. Đó là vào năm 1997, khi chính quyền Trung quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân cương làm thí điểm với việc mổ cướp nội tạng của các tù nhân Duy Ngô Nhĩ. Ngày nay, sau 20 năm, Tân cương là khu vực gần như không thể tiếp cận, lực lượng an ninh và camera đan xen - và cũng từ đây, các nhân chứng về việc lấy mẫu DNA đang xuất hiện. Điều này có làm ông lo ngại?
Việc lấy mẫu DNA bắt đầu diễn ra cách đây một năm, cụ thể là vào lúc nào thì chúng tôi không biết. Có vẻ như nó tự nhiên xuất hiện ở đâu đó, nhưng sự thật không phải như vậy, bởi vì sự việc cũng xảy ra hệt như vậy với những người luyện Pháp Luân Công cách đây 7-8 năm. Cảnh sát đến đập cửa nhà họ - hay là phá luôn cửa - và không những lấy mẫu DNA, họ còn lấy luôn cả mẫu máu. Và đây là điều mấu chốt. Từ DNA người ta có thể xác định mức độ thích hợp của mô, tuy nhiên cần thêm một bộ các phép thử đặc thù và chúng tôi hiện không biết, người ta dùng bộ thử cụ thể nào. Nhưng với các mẫu máu thì nó rõ ràng.
Tôi có nói chuyện với các chuyên viên điều tra của Human Rights Warch khi bản tin về việc lấy mẫu máu tại Tân cương được công bố, và họ tin rằng đây là một biện pháp để theo dõi. Tôi không cho rằng các chuyên viên này nhầm, đằng nào thì việc lấy mẫu máu này có thể là một công cụ dọa dẫm khéo léo để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Có điều chính quyền Trung quốc lại khẳng định rằng họ lo lắng cho sức khỏe của người Duy Ngô Nhĩ. Chẳng lẽ lại có thể tin được điều đó sao? Khi mà tất cả mấy triệu người Duy Ngô Nhĩ, cả đàn ông, đàn bà và con nít đều bị lấy mẫu DNA và máu? Tôi thì cho rằng họ làm phép thử độ thích hợp của mô. Bước chuẩn bị tối thiểu để cướp lấy nội tạng, và trong phạm vi đại trà.
Trong thời gian cuối đây các tin tức khác viết về hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong "trại cải tạo" mọc lên đầy khắp vùng Tân cương. Ông có thấy gì liên quan?
Vâng, đó là sự việc xảy ra trong mấy tháng cuối đây - và là khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi - và liên qua tới khoảng nửa triệu người Duy Ngô Nhĩ, có thể đến một triệu người, chủ yếu là đàn ông trong các trại tập trung. Đó là con số ước đoán, cũng giống như chúng ta ước đoán số người luyện Pháp Luân Công, nhưng lần này ước đoán còn dựa trên các số liệu nghiêm túc. Bởi vì cơ quan an ninh của Trung quốc đơn giản là không kiềm chế được và đã công khai số dân Duy Ngô Nhĩ bị tập trung, trong từng thành phố, trong từng quận huyện. Tại Chotan là 40%, tại Kasgar 10%, và vv.. . và nếu tính tổng cộng tất cả bạn sẽ rất nhanh chóng đạt đến con số hơn nửa triệu. Dĩ nhiên bạn phải tính đến việc các nhân viên thường phóng đại các con số như vẫn hay xảy ra tại Trung quốc. Nhưng dẫu sao thì đó là một con số rất lớn.
Chúng tôi cũng biết là các gia đình người Duy Ngô Nhĩ phải sống chung cùng những người Hán (người Hoa gọi theo tên dân tộc), trong một số trường hợp người Hán còn thay thế người đàn ông trong gia đình. Chúng tôi cũng có thông tin về việc phụ nữ Duy Ngô Nhĩ buộc phải lấy chồng người Hán. Tuy nhiên, mới đây còn xuất hiện một điều nữa, mà quả thật làm chúng tôi lo ngại. Đây là thông tin hoàn toàn mới. Một đồng nghiệp của tôi từ Đài Châu Á tự do vừa gọi điện cho tôi. Cô ấy một nhà báo tuyệt vời, một tín đồ Hồi giáo và hầu như toàn bộ gia đình cô ấy đã bị bỏ tù chỉ vì công việc của cô trên tư cách là người phóng viên. Cô ấy thông báo, ở Tân cương người ta đang xây 9 lò đốt xác lớn.
Cái gì cơ?!
Chúng ta đang ngồi giữa Praha, nhưng tôi dám cá rằng, chẳng cần phải đi thật xa mới gặp được một lò đốt xác. Đây không phải là holocaust, ở đây người ta không ném xác người vào lò hàng loạt. Ở đây không có mùi gì, lò thiêu ngày nay hiện đại, và đó gần như là chốn của đức tin: anh đến đây để chia tay với người mình yêu quí. Và nếu như có ai đó canh gác, thì chỉ là một người lính ban sáng, một người buổi chiều và một người ban đêm.
Vậy chị hãy giải thích cho tôi, tại sao người ta tìm 50 người lính gác cho một trong những lò thiêu mà vừa được xây xong gần Urumchi? Thêm nữa, người ta trả 8000 nhân dân tệ mỗi tháng. Đó không phải là mức lương cao, nhưng chắc chắn không phải là vô ích.
Trong chương đầu của cuốn Lò mổ mà chị đã nhắc tới, tôi đã mô tả rằng khi họ bắt đầu mổ cướp nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ tại Guldgi, họ đã cho lính gác bao vây các nghĩa trang. Những người lính này có nhiệm vụ canh gác để gia đình của những người quá cố không thể xem được xác chết vốn được bọc kín và gửi đến tang lễ - và chôn ngay lập tức.
Tôi là kẻ giết người! Tôi là kẻ sát nhân!
Ông có lo ngại rằng lịch sử sẽ lặp lại?
Chuyện này còn tồi tệ hơn là chuyện lặp lại một quãng lịch sử. Bởi vì lần trước sự việc xảy ra trong một khuôn khổ nhỏ: chỉ khoảng chưa đến 50 người Duy Ngô Nhĩ bị lấy nội tạng, chứ không như những người theo Pháp Luân Công mà chúng ta nói đến hàng trăm ngàn nạn nhân, và vẫn còn tiếp tục xuất hiện các nạn nhân khác, mặc dù chúng ta không biết con số chính xác. Thế nhưng ngày nay đó cũng là con số hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ, hàng trăm ngàn người trong tù. Tại Tân cương, điểm xuất phát trong sáng kiến Một vành đai, Một con đường. Tại Tân cương, mà chính quyền Trung quốc coi là kho bạc của tất cả các nguồn năng lượng của Trung quốc trong thế kỷ mới.
Chị biết không, là nhân chứng cho một thảm họa trong lĩnh vực nhân quyền như trong trường hợp Pháp Luân Công, nó kinh khủng vô cùng. Nó thay đổi cả cuộc sống của tôi - khi tôi nhận ra rằng đó không phải là tưởng tượng, hay chỉ là tin cảnh báo, mà là sự thật đang diễn ra, là sự thật. Và nó lại xảy ra lần thứ hai... (ông im lặng)... Chúng tôi đã thất bại.
Mặc dù chúng tôi đã thắng trong cuộc tranh luận (ông cười cay đắng). Nghị viện Hoa kỳ đánh giá cao bản tin "xác tín và đầy nỗ lực" của chúng tôi về các tù nhân lương tâm bị cắt đi nội tạng ở Trung quốc. Tất cả những người như David Matas, David Kilgour, Matt Robertson, và rất nhiều các nhà nghiên cứu khác cũng chính từ Trung quốc, tất cả chúng tôi đã thực hiện được một lượng công việc rất lớn, đã phát hiện ra chuyện gì đã diễn ra, và đưa ra các chứng cứ. Đó là một đòn chí mạng cho sự quảng bá cho chính mình của Trung quốc, họ hứa hẹn sẽ sửa đổi. Tất cả các dạ tiệc cho bác sĩ và các khuôn mặt từ nước ngoài... Bất chấp tất cả các hứa hẹn đó, không có một thay đổi nào, mà ngược lại, họ lại thở phào, lần thứ hai, và tôi cho rằng đây là điều đáng phải đặc biệt lưu ý và nó minh chứng về... Mà đây nhiều phần có lẽ là một câu hỏi cho chị, bởi vì chị đã sống tại Trung Quốc muộn hơn tôi một chút: một cách chính xác, ở đấy suy nghĩ của con người ta được định dạng như thế nào?
Đó là kết luận đã được biết đến của cuộc điều tra Vụ thu hoạch đẫm máu (Bloody Haverst, 2006) của luật sư David Matas và cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Canada là David Kilgour; cuốn sách dày hàng trăm trang của Gutmann Lò mổ: các vụ giết người hàng loạt, mổ cướp nội tạng và cách thức của Trung quốc để giải quyết vấn đề tù nhân lương tâm (The Slaughter: Mass killings, Organs haversting, and China's Secret Solution to its Dissident Problem, 2015), hay là xuất bản mới nhất của Vụ thu hoạch đẫm máu (Matas, Gutmann, Kilgour) năm 2016, theo đó Trung quốc có khoảng 100 ngàn vụ cấy nội tạng hàng năm.
Bạn sẽ ngạc nhiên với việc ông Gutmann không còn được đón tiếp tại Trung quốc? Có lẽ cũng chỉ bởi vì một đề tài kém dễ chịu là quá ít ỏi đối với Bắc Kinh. Đã từ 2004 ông đã có một cuốn sách đầu tay mang tên Đánh mất nước Trung Hoa mới: câu chuyện kinh doanh, khát vọng và sự phản bội của Mỹ (Losing the New China: Story of American Commerce, Desire and Betrayal), trong cuốn sách này, ông lần mò theo sự cộng tác giữa giới doanh nghiệp phương Tây với đảng cộng sản Trung quốc và sự cộng tác này trong lĩnh vực công nghệ, ví dụ như Cisco, đã mang lại cho Trung quốc một phương tiện như thế nào để kiểm soát người dân một cách toàn diện.
Ông tới Trung quốc lần cuối cùng đã lâu chưa?
Cũng vài năm rồi. Tôi đi khỏi đó vào năm 2002, khi tôi nghiên cứu cho cuốn sách đầu tiên của mình. Khi đó cuốn sách bị coi là nhiều tranh cãi, nhưng ngày nay thì cuốn sách viết về những điều đã biết từ lâu: việc theo dõi người dân tại Trung quốc và cả về việc các công ty phương Tây đã hỗ trợ cho Trung quốc đến mức nào, trước hết là Cisco, Yahoo, ở một mức độ nào đó cả Microsoft và các công ty khác. Đối với tôi, cuốn sách này trên thực tế đã đóng lại cánh cửa vào Trung quốc, tôi đã trở thành người khách không mời. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.
Để tôi kể cho chị nghe một câu chuyện. Khi chúng tôi bắt đầu điều tra việc mổ cướp nội tạng, trước cả bản Vụ thu hoạch đẫm máu của Kilgour và Matas được đăng trên Đại kỷ nguyên, rằng Tô gia đồn (bệnh viện ở thành phố Thẩm dương thuộc tỉnh Liêu Ninh) trên thực tế là một trại tập trung và nơi tín đồ Pháp luân công bị giết hại để lấy đi nội tạng. Bà Wang Wen I, một phụ nữ rất nổi tiếng mà có lẽ chị còn nhớ trong bức hình chụp trên khuôn viên Nhà Trắng (nữ bác sĩ, nhà báo Trung quốc sống tại Hoa kỳ đã lâu. Sự phản đối của bà trong tháng 4/2006 đã phá vỡ cuộc họp báo của George W. Bush và Hồ Cẩm Đào trong chuyến đi thăm Washington của ông này).
Bà Wang gọi điện cho tôi: tôi có nhân chứng tại Trung quốc, và đêm nay tôi sẽ nói chuyện với người này. Ông có muốn có mặt cùng tôi? Tôi trả lời: Bà muốn nói chuyện một cách thân tín với ai đó ở Trung quốc như thế nào đây? (Tức là không bị nghe lén) Không thể có chuyện đó! Nhưng bà ấy trả lời: Không phải thế, được mà, chúng tôi những người luyện Pháp Luân Công có cách đặc biệt
Ông tin bà ấy?
Tôi tin rằng các kênh liên lạc ấy được đảm bảo rất tốt. Nhưng liệu có đủ? Nhân chứng ở đầu bên kia điện thoại là một người đàn ông từ một bệnh viện ở Quảng châu, người đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin mang tính nguyên tắc không chỉ về việc mổ cướp lấy nội tạng, mà cả về việc bệnh viện cụ thể này đóng một vai trò lớn đến như thế nào trong chủ đề này. Chúng tôi chia tay, chúc nhau một buổi tối tốt lành - và sau đó, người đàn ông này biến đi không để lại dấu vết. Ông ta có vợ và con nhỏ. Và bỗng nhiên biến khỏi mặt đất. Vĩnh viễn.
Và tôi bỗng nhận thức được: các phóng viên thì yêu thích các bi kịch, các camera được dấu kín, các băng ghi âm ngầm. Nhưng thực tế là khi mà họ làm những việc này ở Trung quốc thì chính vì họ mà người dân bị giết hại. Và bất kể họ thực hiện dưới danh nghĩa một vấn đề nghiêm trọng đến nhường nào - và việc mổ cướp nội tạng là một vấn đề rất lớn, lớn hơn so với mạng sống của một con người - chị hãy nói đi, rằng lương tâm của chị có thể gánh nhận được điều này. Bởi vì tôi thì không.
Đã hàng năm trời nay người ta chạy đi khỏi Trunng quốc, và không chỉ những người luyện Pháp Luân Công. Trong số họ có cả cựu đảng viên đảng cộng sản. Người của an ninh. Bác sĩ. Và phần lớn đều muốn kể câu chuyện của mình. Anh kiên nhẫn được với họ, họ sẽ đáp lại cho anh bằng sự thật. Khi tôi còn sống tại Trung quốc, ở xó xỉnh nào có gì sột soạt là tôi cũng biết, tin tức cứ cuồn cuộn các ngả phố phường, tôi cảm nhận thấy điều đó ở khắp xung quanh - và đó là điều làm người ta mê mẩn. Nhưng đó không phải là cách thức duy nhất để tiến hành điều tra. Ngược lại điều đó có lẽ sẽ làm phân tán.
Một con số khổng lồ
Lò mổ - cuốn sách ngày nay đã trở nên nổi tiếng, viết về điều tra của ông, hay nói đúng hơn đã viết về phần đầu của cuộc điều tra. Cuốn sách mở đầu bằng chương Quy trình Tân cương. Đó là vào năm 1997, khi chính quyền Trung quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân cương làm thí điểm với việc mổ cướp nội tạng của các tù nhân Duy Ngô Nhĩ. Ngày nay, sau 20 năm, Tân cương là khu vực gần như không thể tiếp cận, lực lượng an ninh và camera đan xen - và cũng từ đây, các nhân chứng về việc lấy mẫu DNA đang xuất hiện. Điều này có làm ông lo ngại?
Việc lấy mẫu DNA bắt đầu diễn ra cách đây một năm, cụ thể là vào lúc nào thì chúng tôi không biết. Có vẻ như nó tự nhiên xuất hiện ở đâu đó, nhưng sự thật không phải như vậy, bởi vì sự việc cũng xảy ra hệt như vậy với những người luyện Pháp Luân Công cách đây 7-8 năm. Cảnh sát đến đập cửa nhà họ - hay là phá luôn cửa - và không những lấy mẫu DNA, họ còn lấy luôn cả mẫu máu. Và đây là điều mấu chốt. Từ DNA người ta có thể xác định mức độ thích hợp của mô, tuy nhiên cần thêm một bộ các phép thử đặc thù và chúng tôi hiện không biết, người ta dùng bộ thử cụ thể nào. Nhưng với các mẫu máu thì nó rõ ràng.
Biểu tình phản đối cướp nội tạn
Trong thời gian cuối đây các tin tức khác viết về hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong "trại cải tạo" mọc lên đầy khắp vùng Tân cương. Ông có thấy gì liên quan?
Vâng, đó là sự việc xảy ra trong mấy tháng cuối đây - và là khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi - và liên qua tới khoảng nửa triệu người Duy Ngô Nhĩ, có thể đến một triệu người, chủ yếu là đàn ông trong các trại tập trung. Đó là con số ước đoán, cũng giống như chúng ta ước đoán số người luyện Pháp Luân Công, nhưng lần này ước đoán còn dựa trên các số liệu nghiêm túc. Bởi vì cơ quan an ninh của Trung quốc đơn giản là không kiềm chế được và đã công khai số dân Duy Ngô Nhĩ bị tập trung, trong từng thành phố, trong từng quận huyện. Tại Chotan là 40%, tại Kasgar 10%, và vv.. . và nếu tính tổng cộng tất cả bạn sẽ rất nhanh chóng đạt đến con số hơn nửa triệu. Dĩ nhiên bạn phải tính đến việc các nhân viên thường phóng đại các con số như vẫn hay xảy ra tại Trung quốc. Nhưng dẫu sao thì đó là một con số rất lớn.
Chúng tôi cũng biết là các gia đình người Duy Ngô Nhĩ phải sống chung cùng những người Hán (người Hoa gọi theo tên dân tộc), trong một số trường hợp người Hán còn thay thế người đàn ông trong gia đình. Chúng tôi cũng có thông tin về việc phụ nữ Duy Ngô Nhĩ buộc phải lấy chồng người Hán. Tuy nhiên, mới đây còn xuất hiện một điều nữa, mà quả thật làm chúng tôi lo ngại. Đây là thông tin hoàn toàn mới. Một đồng nghiệp của tôi từ Đài Châu Á tự do vừa gọi điện cho tôi. Cô ấy một nhà báo tuyệt vời, một tín đồ Hồi giáo và hầu như toàn bộ gia đình cô ấy đã bị bỏ tù chỉ vì công việc của cô trên tư cách là người phóng viên. Cô ấy thông báo, ở Tân cương người ta đang xây 9 lò đốt xác lớn.
Cái gì cơ?!
Chúng ta đang ngồi giữa Praha, nhưng tôi dám cá rằng, chẳng cần phải đi thật xa mới gặp được một lò đốt xác. Đây không phải là holocaust, ở đây người ta không ném xác người vào lò hàng loạt. Ở đây không có mùi gì, lò thiêu ngày nay hiện đại, và đó gần như là chốn của đức tin: anh đến đây để chia tay với người mình yêu quí. Và nếu như có ai đó canh gác, thì chỉ là một người lính ban sáng, một người buổi chiều và một người ban đêm.
Vậy chị hãy giải thích cho tôi, tại sao người ta tìm 50 người lính gác cho một trong những lò thiêu mà vừa được xây xong gần Urumchi? Thêm nữa, người ta trả 8000 nhân dân tệ mỗi tháng. Đó không phải là mức lương cao, nhưng chắc chắn không phải là vô ích.
Trong chương đầu của cuốn Lò mổ mà chị đã nhắc tới, tôi đã mô tả rằng khi họ bắt đầu mổ cướp nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ tại Guldgi, họ đã cho lính gác bao vây các nghĩa trang. Những người lính này có nhiệm vụ canh gác để gia đình của những người quá cố không thể xem được xác chết vốn được bọc kín và gửi đến tang lễ - và chôn ngay lập tức.
Tôi là kẻ giết người! Tôi là kẻ sát nhân!
Ông có lo ngại rằng lịch sử sẽ lặp lại?
Chuyện này còn tồi tệ hơn là chuyện lặp lại một quãng lịch sử. Bởi vì lần trước sự việc xảy ra trong một khuôn khổ nhỏ: chỉ khoảng chưa đến 50 người Duy Ngô Nhĩ bị lấy nội tạng, chứ không như những người theo Pháp Luân Công mà chúng ta nói đến hàng trăm ngàn nạn nhân, và vẫn còn tiếp tục xuất hiện các nạn nhân khác, mặc dù chúng ta không biết con số chính xác. Thế nhưng ngày nay đó cũng là con số hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ, hàng trăm ngàn người trong tù. Tại Tân cương, điểm xuất phát trong sáng kiến Một vành đai, Một con đường. Tại Tân cương, mà chính quyền Trung quốc coi là kho bạc của tất cả các nguồn năng lượng của Trung quốc trong thế kỷ mới.
Chị biết không, là nhân chứng cho một thảm họa trong lĩnh vực nhân quyền như trong trường hợp Pháp Luân Công, nó kinh khủng vô cùng. Nó thay đổi cả cuộc sống của tôi - khi tôi nhận ra rằng đó không phải là tưởng tượng, hay chỉ là tin cảnh báo, mà là sự thật đang diễn ra, là sự thật. Và nó lại xảy ra lần thứ hai... (ông im lặng)... Chúng tôi đã thất bại.
Mặc dù chúng tôi đã thắng trong cuộc tranh luận (ông cười cay đắng). Nghị viện Hoa kỳ đánh giá cao bản tin "xác tín và đầy nỗ lực" của chúng tôi về các tù nhân lương tâm bị cắt đi nội tạng ở Trung quốc. Tất cả những người như David Matas, David Kilgour, Matt Robertson, và rất nhiều các nhà nghiên cứu khác cũng chính từ Trung quốc, tất cả chúng tôi đã thực hiện được một lượng công việc rất lớn, đã phát hiện ra chuyện gì đã diễn ra, và đưa ra các chứng cứ. Đó là một đòn chí mạng cho sự quảng bá cho chính mình của Trung quốc, họ hứa hẹn sẽ sửa đổi. Tất cả các dạ tiệc cho bác sĩ và các khuôn mặt từ nước ngoài... Bất chấp tất cả các hứa hẹn đó, không có một thay đổi nào, mà ngược lại, họ lại thở phào, lần thứ hai, và tôi cho rằng đây là điều đáng phải đặc biệt lưu ý và nó minh chứng về... Mà đây nhiều phần có lẽ là một câu hỏi cho chị, bởi vì chị đã sống tại Trung Quốc muộn hơn tôi một chút: một cách chính xác, ở đấy suy nghĩ của con người ta được định dạng như thế nào?
Đã đăng ở Séc và Balan (đàn chim Việt), Còn 1 kỳ
Nguồn: https://www.irozhlas.cz/zpravy-svet/rozhovor-ethan-gutmann-jatka-cina-odebirani-organu-falun-gong-ujgurove-zprava_1806221100_hm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét