Hình minh họa, có tính trang trí. Ảnh: Internet.
Đào Tiến Thi
Hôm nay một công ty bảo dưỡng máy lọc nước cho nhân viên của họ đến bảo dưỡng máy lọc nước nhà tôi theo định kỳ. Một thanh niên cao gầy, mảnh khảnh, dáng vẻ học trò, không có dáng thợ thuyền. Cháu vừa làm vừa giải thích công dụng của mỗi lõi lọc và thời hạn phải thay.
Hôm nay một công ty bảo dưỡng máy lọc nước cho nhân viên của họ đến bảo dưỡng máy lọc nước nhà tôi theo định kỳ. Một thanh niên cao gầy, mảnh khảnh, dáng vẻ học trò, không có dáng thợ thuyền. Cháu vừa làm vừa giải thích công dụng của mỗi lõi lọc và thời hạn phải thay.
Nhân đó tôi hỏi cháu về cuộc sống và công việc. Thì ra cháu tốt nghiệp đại học sư phạm môn hóa học. Cháu kể: “Ngành hóa khóa cháu có 33 sinh viên, chỉ có một đứa có bác làm ở tỉnh xin được đi dạy (cũng phải mất bốn trăm triệu nữa), còn tất cả đều phải kiếm nghề khác. Cháu bắt đầu đi dạy hợp đồng, lương tháng 1 triệu hai, nếu tháng nào dạy tăng giờ thì được độ 2 triệu. Cháu đi dạy được hơn năm thì bỏ dạy đi học sơ cấp điện nước bốn tháng rồi xin làm nghề này.
Tôi hỏi:
- Khi xin việc này thì người ta lấy bằng đại học sư phạm hay bằng sơ cấp điện nước để xét tuyển?”.
- Dạ, làm nghề này thực ra chả cần bằng nào cả. Cứ mới vào thì mất hai tháng đi theo phụ việc, sau đó biết làm thì đi một mình”.
- Cháu có tiếc công và tiền của 4 năm học đại học sư phạm không?
- Cũng chả biết thế nào mà tiếc bác ạ. Học một cái nghề nó không nuôi nổi mình thì có nên theo nữa không? Hồi đi dạy hợp đồng bố cháu vẫn động viên cố bám lấy nghề (thiếu đâu bố cháu cho) để chờ cơ hội vào biên chế, nhưng cháu quyết tâm bỏ. Bây giờ làm nghề này nếu đi đủ thì được lương tháng 6 triệu”.
- Thế có lẽ chỉ vừa đủ sống cho bản thân một cách tiết kiệm?
- Vâng. Vừa đủ ăn uống và thuê nhà. Nhưng cháu cố dành mỗi tháng 500.000đ gửi về để động viên mẹ cháu. Bố mẹ cháu đều là nông dân.
Tôi nghe mà nghẹn ngào muốn khóc, không dám hỏi thêm gì nữa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét