Tú Mỹ, 10/07/2018 • Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định chính thức cho phép thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways tại Cảng hàng không Phù Cát, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Truyền thông Mỹ khá “sốc” trước quyết định táo bạo của ông chủ hãng hàng không Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết. Tờ Washington Post trích lời các chuyên gia cho biết FLC Group “đang gánh chịu rủi ro đáng kể bằng cách tham gia vào lĩnh vực hàng không” và “việc đặt một đơn đặt hàng trị giá lớn như vậy mà không kiểm tra thị trường trước được xem là rất bất thường.”
Hãng hàng không của ông chủ Tập đoàn FLC –
Trịnh Văn Quyết đã được phê duyệt đầu tư.
Nhà đầu tư thực hiện dự án là Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) với dự án Vận tải hàng không Tre Việt, mà đứng sau là ông chủ Tập đoàn FLC – Trịnh Văn Quyết.
Bamboo Airways có tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, quy mô đầu tư đến năm 2023 là 10 tàu bay loại A320/A321 hoặc B737. Tiến độ góp vốn và huy động vốn là 100% vốn chủ sở hữu với thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án có hiệu lực.
Trước đó, Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đã hoàn thành việc đặt cọc mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của Tập đoàn Boeing (Mỹ), dự kiến sẽ bàn giao trong giai đoạn tháng 4/2020 đến hết 2021. Thương vụ có giá trị niêm yết lên đến 5,6 tỷ USD.
Truyền thông Mỹ khá “sốc” trước quyết định táo bạo của ông chủ hãng hàng không Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết.
Tờ Washington Post trích lời các chuyên gia cho biết FLC Group “đang gánh chịu rủi ro đáng kể bằng cách tham gia vào lĩnh vực hàng không” và “việc đặt một đơn đặt hàng trị giá lớn như vậy mà không kiểm tra thị trường trước được xem là rất bất thường.”
Thông thường, một hãng hàng không sẽ mua vài chiếc máy bay trước và chờ đợi tín hiệu phản hồi từ thị trường để quyết định có nên đầu tư tiếp hay không. Nhưng động thái của Bamboo Airways được mô tả là “bỏ qua kế hoạch tài chính cơ bản cho một hãng hàng không”, tờ Washington Post viết.
Trong khi đó, các chuyên gia Việt Nam cũng cảnh báo về kế hoạch kinh doanh “bay nhanh và thắng nhanh” của FLC.
Tờ Intellasia dẫn lời một nhà phân tích nhận xét rằng ông Trịnh Văn Quyết đã “quá tự tin” về khả năng của FLC, trong khi thị trường hàng không là “đầy rẫy những cạm bẫy.”
Một nhà phân tích khác cho biết ông không chắc liệu thị trường Việt Nam có đủ lớn cho một hãng vận chuyển hàng không khác ngoài 3 hãng hiện tại là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet. Ông nói rằng trong quá khứ, Air Mekong và Indochina Airlines chỉ tồn tại được vài năm trước khi buộc phải ngừng hoạt động. Trong khi đó, Vietjet cần đến 4 năm để chuẩn bị cho chuyến bay thương mại đầu tiên của mình.
Hai hãng hàng không lớn nhất Vietnam Airlines và Vietjet đang bao phủ gần như toàn bộ thị trường bay nội địa và mỗi hãng đại diện cho một mô hình kinh doanh. Nếu như Vietnam Airlines tập trung vào phân khúc cao với dịch vụ đầy đủ (FSC), thì Vietjet làm chủ thị phần hàng không giá rẻ (LCC).
Tú Mỹ
https://trithucvn.net/kinh-te/bamboo-airways-chinh-thuc-duoc-chinh-phu-phe-duyet-dau-tu.html
Bamboo Airways có tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, quy mô đầu tư đến năm 2023 là 10 tàu bay loại A320/A321 hoặc B737. Tiến độ góp vốn và huy động vốn là 100% vốn chủ sở hữu với thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án có hiệu lực.
Trước đó, Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đã hoàn thành việc đặt cọc mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của Tập đoàn Boeing (Mỹ), dự kiến sẽ bàn giao trong giai đoạn tháng 4/2020 đến hết 2021. Thương vụ có giá trị niêm yết lên đến 5,6 tỷ USD.
Truyền thông Mỹ khá “sốc” trước quyết định táo bạo của ông chủ hãng hàng không Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết.
Tờ Washington Post trích lời các chuyên gia cho biết FLC Group “đang gánh chịu rủi ro đáng kể bằng cách tham gia vào lĩnh vực hàng không” và “việc đặt một đơn đặt hàng trị giá lớn như vậy mà không kiểm tra thị trường trước được xem là rất bất thường.”
Thông thường, một hãng hàng không sẽ mua vài chiếc máy bay trước và chờ đợi tín hiệu phản hồi từ thị trường để quyết định có nên đầu tư tiếp hay không. Nhưng động thái của Bamboo Airways được mô tả là “bỏ qua kế hoạch tài chính cơ bản cho một hãng hàng không”, tờ Washington Post viết.
Trong khi đó, các chuyên gia Việt Nam cũng cảnh báo về kế hoạch kinh doanh “bay nhanh và thắng nhanh” của FLC.
Tờ Intellasia dẫn lời một nhà phân tích nhận xét rằng ông Trịnh Văn Quyết đã “quá tự tin” về khả năng của FLC, trong khi thị trường hàng không là “đầy rẫy những cạm bẫy.”
Một nhà phân tích khác cho biết ông không chắc liệu thị trường Việt Nam có đủ lớn cho một hãng vận chuyển hàng không khác ngoài 3 hãng hiện tại là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet. Ông nói rằng trong quá khứ, Air Mekong và Indochina Airlines chỉ tồn tại được vài năm trước khi buộc phải ngừng hoạt động. Trong khi đó, Vietjet cần đến 4 năm để chuẩn bị cho chuyến bay thương mại đầu tiên của mình.
Hai hãng hàng không lớn nhất Vietnam Airlines và Vietjet đang bao phủ gần như toàn bộ thị trường bay nội địa và mỗi hãng đại diện cho một mô hình kinh doanh. Nếu như Vietnam Airlines tập trung vào phân khúc cao với dịch vụ đầy đủ (FSC), thì Vietjet làm chủ thị phần hàng không giá rẻ (LCC).
Tú Mỹ
https://trithucvn.net/kinh-te/bamboo-airways-chinh-thuc-duoc-chinh-phu-phe-duyet-dau-tu.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét