Nền tảng của tất cả quan niệm là niềm tin. Nền tảng của tất cả niềm tin là phán đoán. Nền tảng của tất cả phán đoán là những nỗi sợ hãi. Nền tảng của tất cả sợ hãi là một lớp cái ta đang xác định mình là ai và cố gắng hết sức để duy trì sự tồn tại của nó.
Phán đoán của chúng ta về kinh nghiệm của mình – những độc đoán (và ngạo mạn), những quả quyết về “đúng – sai”, “tốt hơn hay tệ hơn”, “tốt xấu”, “thiện ác”… là cái gây ra tất cả đau đớn và khổ sở của chúng ta.
Vấn đề là, ngay khi chúng ta phán đoán một trải nghiệm nào đó là “xấu, sai hay tệ hơn” điều chúng ta muốn, chúng ta bắt đầu chống kháng lại kinh nghiệm đó. Và nếu có một luật nào đó đường như hoạt động ở cả hai phần của Trò chơi nhân loại, đó là: “Bạn càng chống kháng bao nhiêu, nó càng dai dẵng bấy nhiêu”.
Nói cách khác, Tâm (Infinite) có thể duy trì tạo ra những kinh nghiệm giống hệt hay tương tự khi ta đánh giá hay chống kháng chúng – đó là cách mới mẻ hấp dẫn để nhìn vào Nghiệp (Karma)!
Cái đó bao gồm chiến tranh và bạo lực cũng như tất cả những điều khác mà nhiều người đang chống lại và cố gắng thoát ra trong đời họ và trên hành tinh này.
Hãy lấy một cái nhìn khách quan tại chỗ đang diễn ra “ngoài kia”. Trong khi tôi đang nói thì ngày càng có thêm “những người xây dựng hòa bình” và cũng có thêm nhiều “chiến tranh và bạo lực” hơn bao giờ hết. Bạn càng chống kháng bao nhiêu, nó càng dai đẵng bấy nhiêu. Khi chúng ta chống kháng chiến tranh và bạo lực chúng sẽ tiếp tục và thậm chí có thể tăng lên.
Buckminster Fuller nói: “Bạn không bao giờ có thể thay đổi sự vật bằng cách chống lại thực tại hiện có. Để thay đổi cái gì đó, hãy xây dựng một mô hình mới. Nó khiến mô hình hiện có bị lỗi thời”.
Thay gì phê phán và chống kháng cái bạn thấy, cố gắng thay đổi nó, hãy thay đổi niềm hứng khởi của bạn và sống một cách căn bản mới. Hay như Mahatma Gandhi nói: “Hãy là sự thay đổi bạn mong muốn nhìn thấy trên thế giới” (Be the change you wish to see in the world).
Và nếu niềm hứng khởi của bạn là bước ra trước mũi xe tăng… Hãy làm điều đó. Nhưng làm là vì nó kích thích bạn trong một giây phút nó mang lại cho bạn niềm vui – chứ không phải vì bạn phê phán rằng chiến tranh và bạo lực là “sai” và cố gắng ngăn cản nó.
Tró chơi Nhân loại có 2 phần. Nhiều người đang phê phán và chống kháng lại thuộc phần thứ nhất và đang cố gắng hết sức để thoát ra vào phần thứ hai.
Bạn càng chống kháng bao nhiêu nó càng dai dẳng bấy nhiêu. Khi chúng ta phê phán và chống kháng phần thứ nhất của Trò chơi Nhân loại, chúng ta thích hợp để ở đó cho tới khi không thể ở được nữa.
Trớ trêu là bạn đường như không thể rời phần thứ nhất của Trò chơi Nhân loại cho tới khi bạn không còn muốn nữa, hoặc cho tới khi bạn không còn chống lại việc ở tại đó… Cho tới khi bạn hoàn toàn bao dung và chấp nhận phần thứ nhất chính xác bởi vì sự hoàn hảo mà nó là.
Chúng ta không có sức mạnh hay khả năng để thay đổi bất cứ điều gì chúng ta thấy trên tòan ảnh của mình và chúng ta có thể ngừng phí thời gian, năng lực để cố làm điều đó. Nhưng chúng ta có năng lực để thay đổi cách thức cảm nhận toàn ảnh của mình và rồi thay đổi phản ứng hay đáp ứng đối với chúng bằng cách loại bỏ bộ lọc của mình về các phán đoán, niềm tin, quan niệm… Cho phép chúng ta nhìn thấy rõ bức tranh thực tại như đúng nó là.
Ý tưởng rằng chúng ta đang sống trong một toàn ảnh khổng lồ nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là sự mở rộng của tự nhiên một cách tốt nhất của chúng ta về hố đen và cái gì đó làm nền tảng lý thuyết rất vững chắc. Cái làm cho mọi sự trở nên khó khăn vì chính chúng ta là một phần của toàn ảnh.
Sợ hãi và chống kháng là nền tảng của phần thứ nhất Trò chơi Nhân loại. Phán đoán và kết quả của chúng là những niềm tin làm keo dán giữ cho các ảo tưởng liên kết với nhau.
Đó là “sự chấp trước” vào kết quả mà chúng ta cần buông bỏ. Có lẽ đó cũng chính là điều mà Đức Phật đã cố gắng thuyết giảng (không một pháp nào khả đắc).
Điều cần ghi nhớ trong đầu và ý thức rõ ràng bất cứ khi nào bạn cố gắng thử các kỹ thuật buông bỏ nềm tin là chúng ta không muốn thay một hệ thống niềm tin này bằng một hệ thống khác. Chúng ta muốn buông bỏ hết toàn bộ niềm tin.
Vấn đề là nhiều kỹ thuật tập trung trên chính các niềm tin… và nó không dẫn bạn đi tới đâu cả. Bởi vì bên dưới mỗi niềm tin bạn có là một phán đoán và nếu bạn không chú tâm buông bỏ phán đoán, bạn sẽ tạo ra những niềm tin khác bên trên nó để thay thế cho niềm tin bạn đang có.
Trong thực tế chúng ta chứng kiến nhiều trường hợp “ghét của nào trời trao của ấy”. Nói cách khác, Tâm đã gởi tới cho bạn một cơ hội để bạn xét lại phán đoán, niềm tin của mình với hy vọng thay đổi chúng giúp cho bạn có một cuộc sống hoàn hảo (khác) hơn.
Tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=Dg-4OCXeCPg
1.
Tâm (infinite) tạo ra bạn như một người chơi đại diện cho nó trong Trò chơi Nhân loại.
2. Tâm (không phải bạn) quyết định dựa trên một số kinh nghiệm mà nó muốn bạn (người chơi) có và viết một kịch bản cho kinh nghiệm đó bằng cách chọn tần số sóng cụ thể từ Trường (Field) nó sẽ tạo ra cuốn phim nhúng toàn bộ trong toàn ảnh 3 chiều.
3. Tâm tải xuống tần số sóng cho kịch bản này đến não của bạn cùng với mọi thứ bạn sẽ cần với vai trò người chơi phải có trong thể nghiệm này. Bao gồm tiền và sự hỗ trợ từ những người chơi thích hợp khác.
4. Nếu có những người chơi khác dính dáng trong thể nghiệm của bạn, Tâm tải xuống kịch bản cá nhân của họ xuống não của họ và phần họ phải diễn trong cuốn phim của bạn, nó đã được viết hay hỗ trợ của Tâm.
5. Mỗi người chơi có kinh nghiệm cá nhân riêng và độc nhất của nó như một người diễn xuất cuốn phim này, đọc kịch bản của họ. Mỗi người chơi có ý chí hoàn toàn tự do để phản ứng và trả lời cho quan niệm độc đáo của nó theo bất cứ cách nào nó muốn. Và không có phản ứng hay trả lời của bất cứ người chơi nào là “sai lầm” hay “tốt hơn” bất cứ phản ứng hay trả lời nào khác.
Bashar đã nói trong Phần Ba rằng công việc của chúng ta như những người chơi, cái mà ông gọi là “xây dựng cá tính”, là cảm nhận những kinh nghiệm của Tâm, “Bản ngã cao hơn”, tạo ra cho chúng ta. Cá thể (tâm trí vật chất) không nghĩ ra khái niệm, nó chỉ cảm nhận khái niệm. Có 3 cấp độ: “Bản ngã cao hơn” nghĩ ra; bộ não vật chất tiếp nhận; tâm trí cá thể cảm nhận. Bạn không nghĩ ra bất cứ ý tưởng nào với vai trò tâm trí vật chất. Đó không phải là cái mà tâm trí vật chất được thiết kế để làm. Nó không thể tạo ra ý tưởng. Nó chỉ có thể cảm nhận kết quả của một ý tưởng từ một “bản ngã cao hơn”.
Vậy có vẻ chắc chắn rằng nhiều phản ứng và trả lời cho thể nghiệm của chúng ta, tùy thuộc vào cách chúng ta cảm nhận chúng.
Chúng ta ảo tưởng mình nhìn hấy thế giới như nó đang là, nhưng sự thật không phải như thế. Cảm nhận của chúng ta không cho mình thấy thế giới chính xác như nó đang là. Nó đang sử dụng một túi xảo thuật. Nó đang sử dụng một bộ biểu tượng thay thế để cho chúng ta thế giới như chúng ta cần nó. Chúng ta cho rằng mọi người đang nhìn thế giới chính xác như nó đang là. Và điều này ảnh hưởng sâu xa tới quan niệm của chúng ta về thế giới. Mặc cho sự khác nhau trong kiến thức, tín ngưỡng và kỳ vọng của chúng ta, chúng ta cảm thấy giống như mình đang nhìn cùng một vật với người khác. Thực ra không đúng như vậy. Tuy nhiên, chúng ta chia sẻ ảo tưởng rằng mình thấy thế giới giống như mọi người khác.
Ảo tưởng thị giác chứng minh cho việc chúng ta thấy thế giới không như nó đang là.
HN
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét