Lực lượng phòng không Syria đang có trong biên chế các tổ hợp tên lửa đất đối không lỗi thời được sản xuất từ thời Liên Xô như: S-75, S-125, Kvadrat, Buk, cùng với số ít hệ thống S-200VE hay Pantsir-S1.
Tuy nhiên khả năng hệ thống phòng không Syria đánh chặn được các mục tiêu bay tầm thấp (như tên lửa hành trình Tomahawk) bị nhận xét là rất hạn chế.
Do vậy Syria rất cần có thêm sự hỗ trợ từ phía người Nga để đủ sức đối đầu với trận oanh kích quy mô lớn mà Mỹ cùng với liên quân Anh, Pháp tiến hành đã tới rất gần.
Nhưng nếu như căn cứ quân sự Nga trên đất Syria chưa bị tấn công trực tiếp thì gần như chắc chắn họ vẫn sẽ án binh bất động, dẫn tới kết cục theo dự báo là rất thảm khốc dành cho Quân đội Syria.
Quân đội Syria được cho là sẽ phải tìm mọi cách để lôi kéo các tổ hợp S-400 của Nga vào trận đánh, ngoài tính năng ưu việt của chúng thì còn có tác dụng làm liên quân chùn chân.
Trong khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang loay hoay tìm giải phải cho vấn đề trên thì chuyên gia quân sự người Nga - Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng ông Igor Korotchenko đã đưa ra một phương án rất đáng quan tâm.
Theo vị chuyên gia này thì "Phương pháp Việt Nam" có thể phù hợp. Ai cũng biết rằng trong giai đoạn chiến tranh, áp lực chủ yếu lên Không quân Mỹ được đặt trên vai lực lượng phòng không địa phương, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên cũng như chuyên gia quân sự Liên Xô.
Ông Korotchenko nhận định, không gì ngăn cản chúng ta huấn luyện quân đội Syria sử dụng các hệ thống phòng không hiện đại, sau đó chuyển giao những khí tài này để nước chủ nhà biên chế tạm thời.
Ông Korotchenko nhận định, không gì ngăn cản chúng ta huấn luyện quân đội Syria sử dụng các hệ thống phòng không hiện đại, sau đó chuyển giao những khí tài này để nước chủ nhà biên chế tạm thời.
Như vậy, người Syria có thể tự bảo vệ các công trình chiến lược quan trọng của mình mà không cần sự tham gia của các sĩ quan Nga", ông Korotchenko nói.
Nếu đề nghị trên trở thành hiện thực thì rõ ràng S-400 đã có thể khai hỏa mà không dẫn tới một cuộc đối đầu trực tiếp giữa các lực lượng vũ trang của Mỹ và Nga.
Tên lửa S-400 nếu được phóng lên trong tình huống đó thì danh nghĩa vẫn sẽ là do Quân đội Syria sử dụng nhằm mục đích tự vệ để chống cuộc tập kích đường không từ phía đối phương.
Mỹ cũng như các đồng minh dĩ nhiên sẽ hiểu ra vấn đề, tuy nhiên họ chẳng thế trả đũa vào người Nga được vì không phải binh lính Nga trực tiếp điều khiển tên lửa bắn vào máy bay đang hoạt động.
Vấn đề hiện nay đó là Nga có sẵn sàng làm theo đề nghị trên hay không, vì khi tạm thời bàn giao cho Quân đội chính phủ Syria một số tổ hợp phòng không hiện đại thì lại tạo ra khoảng trống trong việc bảo vệ căn cứ quân sự.
Ngoài ra chưa có gì bảo đảm rằng chỉ trong một thời gian ngắn huấn luyện sử dụng vũ khí thì lính Syria đã vận hành thành thạo. Nếu để xảy ra sự cố hay bị tiêu diệt thì đây sẽ trở thành vết đen khó tẩy xóa trong lịch sử S-400.
http://anninhthudo.vn/quan-su/nga-cap-toc-huan-luyen-phong-khong-syria-theo-phuong-phap-viet-nam/764088.antd#p-1
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét