Seminar:
Phan Châu Trinh - Nhà Cách Mạng Khai Sáng
Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức
Diễn giả: G.S Chu Hảo (Giám đốc NXB Tri thức)
Thời gian: 14h – 16h30, THỨ SÁU, ngày 20/04/2018
Địa điểm: Hội trường tầng 3 – Toà nhà VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội.
Lịch sử càng lùi xa, Phan Châu Trinh càng hiện rõ lên như một nhà tư tưởng mang tinh thần khai sáng của Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20 ví như Fukuzawa của Nhật Bản hồi giữa thế kỷ 19. Các ông là các Nhà cách mạng khai sáng của dân tộc mình. Nhưng vì sao Fukuzawa thì thành công mà Phan Châu Trinh lại thất bại? Vì sao tuy thất bại nhưng tư tưởng canh tân còn sống mãi và còn nguyên giá trị thời sự cho đến ngày nay? Chúng ta, những hậu duệ của Phan Châu Trinh tiếp tục sự nghiệp của cụ thế nào? Chúng ta hãy cùng suy ngẫm.
Kính mời quý độc giả cùng tham dự và trao đổi với diễn giả tại buổi seminar.
________________________________
Group CHÙA VIỆT
Kính mời quý vị tới dự buổi nói chuyện của diễn giả:
Kính mời quý vị tới dự buổi nói chuyện của diễn giả:
PGS.TS Nguyễn Tri Ân, giảng dạy tại đại hoc Bates, New England, Hoa kỳ
Đề tài: BỒ TÁT QUÁN ÂM TRONG TRUYỀN THỐNG VIỆT
TỪ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO ĐẾN NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
Thời gian: 8h30 sáng THỨ 4 ngày 18 tháng 4 năm 2018
Địa điểm: Hội trường tầng 6 nhà D trường Đại học mỹ thuật Việt Nam,
42 Yết Kiêu, Hà Nội.
Tóm tắt:
BỒ TÁT QUÁN ÂM TRONG TRUYỀN THỐNG VIỆT
TỪ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO ĐẾN NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
Trong truyền thống tôn giáo tín ngưỡng người Việt, Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu hiện cho lòng từ bi và lòng nhẫn nhục. Người Việt xưa nay từ vua chúa, quan chức, thương gia, phật tử đến người thường dân tin rằng Bồ Tát Quán Thế có khả giúp đỡ cứu độ cho người tín tâm được tai qua nạn khỏi, cầu con được con, các lời nguyện được như ý.
Tóm tắt:
BỒ TÁT QUÁN ÂM TRONG TRUYỀN THỐNG VIỆT
TỪ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO ĐẾN NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
Trong truyền thống tôn giáo tín ngưỡng người Việt, Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu hiện cho lòng từ bi và lòng nhẫn nhục. Người Việt xưa nay từ vua chúa, quan chức, thương gia, phật tử đến người thường dân tin rằng Bồ Tát Quán Thế có khả giúp đỡ cứu độ cho người tín tâm được tai qua nạn khỏi, cầu con được con, các lời nguyện được như ý.
Bài nói chuyện về tín ngưỡng Quán Âm người Việt được nhìn vào ba phần. Phần một, chúng ta sẽ điểm qua phẩm Phổ Môn là chương 25 trong Kinh Pháp Hoa để nền tảng cho sự phát triển của tín ngưỡng QTA, và hiểu rõ hơn hạnh nguyện của vị bồ tát nổi tiếng này. Phần hai, chúng ta sẽ sơ lược hai câu chuyện nổi tiếng Quán Âm Diệu Thiện và Quán Âm Thị Kính để thấy được đặc điểm về tín ngưỡng Quán Âm đã quần chúng hóa trong truyền thống Việt. Phần ba là điểm nhấn của bài nói chuyện, chúng ta tìm hiểu các hình tượng tạo hình qua một số tượng Quán Âm tiêu biểu trong nghệ thuật truyền thống Việt từ thế kỷ 15 cuối thời Hậu Lê, qua thời Mạc, thời Trịnh Nguyễn, thời Tây Sơn, đến nhà Nguyễn. Sự phong phú của tượng Quán Âm được biểu hiện qua các loại tượng Quán Âm Tọa Sơn, Nam Hải, Quán Âm Thị Kính, Quán Âm nhiều tay và Quán Âm nghìn mắt nghìn tay. Do ảnh hưởng Phật Giáo Đại Thừa truyền từ phương bắc, chúng ta sẽ dùng một số hình tướng QTA trong truyền thống Phật Giáo Trung Quốc và Nhật Bản để làm sáng tỏ và tạo thêm kiến thức hiểu biết về tên gọi và ý nghĩa về hình tượng Quán Âm trong truyền thống Việt.
Vài nét về diễn giả:
Nguyễn Tri-Ân là PGS-TS dạy ở Bates, một trường đại học nổi tiếng vùng New England, Hoa Kỳ. Ông học Thạc Sĩ ngành tôn giáo ở đại học đường Harvard, và tiến sĩ ngành lịch sử phê bình mỹ thuật ở University of California Berkeley. Năm 1997, ông là người Việt đầu tiên vinh dự được trợ cấp học bỗng Fulbright vể Việt Nam nghiên cứu về các lĩnh vực nghệ thuật Phật Giáo và các tư liệu văn bia dưới sư bảo trợ của GS Hà Văn Tấn, Viện Khảo Cổ, và đã viết luận án về chùa Bút Tháp kết hợp nhiều lĩnh vực quan trọng về văn bia, lịch sử kiến trúc, tượng Phật, Bồ Tát, tượng các bà hoàng, và tòa cửu phẩm liên hoa. Đồng thời ông cũng nghiên cứu sự trùng hưng Phật Giáo ở miền Bắc với đóng góp lớn lao của hai thiền sư Chuyết Chuyết và Minh Hành.
Vào năm 2004, ông được Fulbright trợ cấp về Việt Nam nghiên cứu các hình tượng Quán Thế Âm trong truyền thống Việt. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về chuyên đề này. Trước đó ông đã nghiên cứu về thánh tượng Quán Âm là vị Bồ Tát thờ ở Phật Viện Đồng Dương vào cuối thế kỷ thứ 9. Đặc biệt đây là vị hộ quốc bồ tát hóa thân nữ, một hình tướng hiếm thấy trong truyền thống tạo tượng.
Trong thời gian vể thăm Hà Nội và tham gia giảng dạy tại Đại Học Khoa Học và Nhân Văn, PGS Tri-Ân sẽ có buổi nói chuyện về một vài kiến giải của ông về tín ngưỡng và nghệ thuật tạo hình của Bồ Tát Quán Âm trong truyền thống Việt.
phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét